Với những đường nét uyển chuyển, cây bonsai có dáng hình của một cây cổ thụ và trông giống như một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Những giống cây trồng trong chậu đang được ưa thích hiện nay có thể kể đến như mai, sanh, si, linh sam, bông trang… Đây là những giống cây trồng rất dễ trồng và dễ tạo dáng, có thể thích nghi tốt trong được nhiều điều kiện thời tiết ko thuận lợi. Tuy rằng với mỗi loại cây sẽ cần có một điều kiện chăm sóc không giống nhau. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn đều dựa vào những nguyên tắc cơ bản sau:

Đất trồng cây cảnh

Loại đất thường được chọn để ủ trồng cây cảnh thường là đất phù sa đóng lại sau mỗi đợt lũ lụt hoặc đất ruộng sau khi gặt hái xong. Đây là những loại đất có chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sự phát triển của cây. Trong đó, đất phù sa là loại đất được sử dụng nhiều hơn hết.

Sau một thời gian trồng, chúng ta cần thay đất trồng và chọn chậu phù hợp với kích thước của cây. Thay chậu được thực hiện khá đơn giản. Đầu tiên, bạn chọn loại đất tơi xốp, tiếp đó bón lót một lớp phân hữu cơ. Sau khi đưa cây vào chậu, cần tỉa bớt phần rễ xum xuê để cây phát triển tốt hơn.

Người ta thường dùng đất khi trồng hoa, cây cảnh thường là xơ dừa, trấu trộn với cát và đất phù sa. Tuy rằng đây là những công thức giúp cây thoát nước rất tốt ít bị ngập úng nhưng cần bổ sung thêm lượng phân bón với số lượng lớn bởi chất dinh dưỡng rất ít. .

Cách trộn đất trồng cây cảnh

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu để trộn đất trồng cho cây cảnh
Trước khi trộn đất, người ta chuẩn bị các nguyên liệu như chậu cây, đất màu, xơ dừa, trấu, tro hay rơm, cỏ khô, phân bón.
Bước 2: Cách thực hiện trộn đất trồng cho cây cảnh
Đối với những loại cây khác nhau như cây ưa nước hay cây ưa cạn thì sẽ có tỉ lệ trộn đất trồng khác nhau.
Đất trồng cây: Tỷ lệ 1 : 1 với đất vừa đủ với chậu cây
Xơ dừa: Tỷ lệ 1/6 – Công dụng của xơ dừa là giữ ẩm, giảm khả năng thoát nước và nhiều vitamin giúp rễ nhanh bén rễ non.
Trấu: Tỷ lệ 1/6
Tro: Tỷ lệ 1/6
Sau khi đã phân chia tỷ lệ hỗn hợp đất trồng, tiếp theo dùng xẻo trộn các nguyên liệu lại với nhau. Khi hỗn hợp đã đều thì có thể mang đi để trồng cây.

Cách trộn đất trồng cây hoa cảnh

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu để trộn đất trồng cho cây hoa
Nguyên liệu trộn đất trồng cho cây hoa cần được chú ý nhiều hơn cây cảnh. Bạn cần phải chuẩn bị đất trồng có độ pH ở mức trung tính, đất tơi xốp giàu chất hữu cơ và có độ ẩm vừa phải. Đồng thời đất phải thoát nước tốt, đất phải sạch, không chứa mầm sâu bệnh.
Bạn nên sử dụng đất canh tác để trồng cây hoa, đất lấy tại những thửa ruộng cao và đang canh tác. Phải chuẩn bị đất đã qua xử lý nhiệt bằng sức nóng của mặt trời (cày xới và phơi đất).
Phân bón cho đất trồng là những loại phân hữu cơ, phần chuồng ủ
Bước 2: Cách thực hiện trộn đất trồng cho cây hoa
Trộn đất trồng cho cây hoa không khó bằng cách chuẩn bị nguyên liệu để trồng cây hoa. Thế nên, sau khi đã có nguyên liệu ở phía trên, bạn chỉ cần trồng cây xuống đất và dải phân xung quanh rìa đất rồi lấp đất lại.

Tưới nước cho cây cảnh

Lượng đất khi trồng cây cảnh trong chậu thường sẽ ít hơn và cũng khó giữ nước hơn so với những cây trồng ngoài đất. Cần phải thường xuyên tưới nước hơn. Nói chung, cây cảnh cũng có loại ưa nước và ít chịu nước. Do đó, tùy vào điều kiện sinh trưởng và khí hậu mà điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp.

Nhiều người mới chơi cây cảnh thường tưới nhiều nước khiến cây bị thối rễ và chết. Tùy vào sự phát triển của cây và độ ẩm của đất đẻ quyết định sẽ tưới bao nhiêu nước. Tốt nhất trước khi tưới nước cần xem đất dưới rễ cây khô hẳn hay chưa và loại đất đó có thoát nước tốt hay không.

Nên chọn nước tưới cây cảnh là những loại nước sông, suối, ao hồ,… Tưới nước vào buổi sáng hoặc chiều mát. Không nên tưới nhiều lần trong ngày sẽ dễ khiến cây bị thối rễ. Nên tưới đẵm cho cây no nước.

Đặc biệt, sử dụng nước vo gạo để vài ngày cho chua để tưới cho cây cảnh cũng là một cách chăm sóc cây cảnh bonsai hay.

Cây cảnh trồng trong chậu lượng đất ít hơn và việc giữ nước cũng kém hơn cây trồng ngoài đất cho nên phải tưới nước thường xuyên hơn. Cây cảnh nói chung có loại cây ưa nước nhưng cũng có loại cây ít chịu nước. Vì vậy liều lượng tưới cần căn cứ vào điều kiện sinh trưởng của từng loại và điều kiện khí hậu.

Tuỳ vào sự phát triển của cây và độ ẩm của đất để quyết định liều lượng nước tưới. Nhiều người mới chơi cây thường tưới nước quá nhiều khiến rễ cây bị thối và chết. Tốt nhất nên chọn loại đất thoát nước tốt và quan sát khi thấy đất dưới rễ cây khô hẳn thì mới nên tưới nước.

Nước tưới cây cảnh nên chọn nước sông, suối, ao hồ… giàu dinh dưỡng nên tưới nước vào buổi sáng hoặc chiều mát. Tưới đẵm cho cây no nước, tránh tưới nhiều lần trong ngày dễ khiến cây bị thối rễ. Có nhiều nghệ nhân sử dụng nước vo gạo để vài ngày cho chua rồi tưới cho cây cảnh rất tốt cho cây.

Ánh sáng cho cây cảnh

Nhìn chung, các loại cây cảnh bonsai thường là cây ưa nắng. Nhiều người đem cây vào trong nhà thường thấy cây vàng lá và bị rụng lá. Để cây phát triển tốt nhất, mỗi ngày cần phơi nắng cho cây ít nhất 3 tiếng. Với những loại cây như linh sam, bông trang thường rất thích ánh sáng trực tiếp. Do đó, để cây ở nơi càng nhiều nắng cây sẽ càng ra nhiều hoa.

Từng vùng miền sẽ có điều kiện ánh sáng, nhiệt độ khác nhau. Theo đó, thú chơi cây cảnh cũng không giống nhau. Ở miền bắc, thời tiết mùa động lạnh, ánh sáng yếu sẽ thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây như: cây sanh, si, đa, lộc vừng, tùng la hán…

Phân bón

Để giúp cây phát triển tốt nhất, nên sử dụng phân hữu cơ, các loại phân chuồng, phân xanh được ủ qua 2 lần một lần ủ hoai và một lần phơi nắng. Trong những loại phân này có chứa các loại vi khuẩn đã được làm sạch lại chứa nhiều vi sinh vật có ích cho cây trồng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng phân vô cơ NPK. Mặc dù vậy, cần sử dụng với lượng vừa đủ và bón loãng gấp đôi với liều lượng ghi trên bao bì.

Nếu bón phân vô cơ sai cách sẽ có thể dẫn đến sự thoái hóa đất trồng hoặc khiến cây bị chết do sót phân, Do đó, đối với người mới chơi cây, tốt nhất là nên sử dụng phân hữu cơ. Vào mùa đông, nên tránh bón phân vô cơ. Cũng không nên bón phân khi cây bị rụng lá hoặc đang ra lá non. Nên bón phân khi trời ấm và sau khi mưa là tốt nhất.

Uốn cây cảnh

Uốn và tỉa cây cảnh thường xuyên là việc cần thiết để giúp tạo dáng cho cây đẹp hơn. Nên uốn cành khi nhỏ cỡ ngón tay út, khi cành đã già việc tạo dáng rất khó khăn và có thể làm gãy cành.

Loại bỏ các cành không cần thiết và tuân thủ việc cắt tỉa tuân theo một dạng nhất định. Dùng kèm nhỏ để uốn cành nhỏ và sử dụng nhiều sợi kẽm hơn đối với cành lớn hơn.

Để tạo sự cổ kính cho cây, chúng ta có thể sử dụng biện pháp cắt giật cành. Đây là cách giúp tạo ra thế gốc to cành nhỏ nhìn giống một cây cổ thụ thu nhỏ trong tự nhiên. Tùy vào cách tạo dáng của nghệ nhân mà cây được tạo nên có đẹp hay không. Có thể cắt giật nhiều lần đến khi vừa ý thì thôi.

Thay chậu

Nên thay chậu 2 năm/lần và thay vào mùa xuân là thời điểm thích hợp nhất. Cần cắt bỏ phần rễ dài trước khi muốn cho cây vào chậu. Tốt nhất là chừa lại khoảng 1/3 đến 2/3 tính từ đầu rễ.

So với chậu cũ, chậu mới cần có kích thước lớn hơn. Đảm bảo có hệ thống thoát nước tốt và tránh được tình trạng ứ đọng nước làm úng cây.

Chọn chậu và đất

Chậu hoa mới này lớn hơn chậu hoa hiện đang trồng khoảng 10 – 12cm, có lỗ thoát nước dưới đáy chậu. Đất lý tưởng cho cây cảnh phải là đất thịt nhẹ, xốp, dễ thoát nước, ít vôi. Như:
– Đất thịt: hạt đất thô, cứng, khả năng giữ nước và giữ ẩm tốt.
– Đất sét pha cát: Tương tự như đất thịt, nhưng có chứa, hạt đất cứng thường được trộn với đất thịt để trồng các cây không thay lá.
– Đất thịt đen: Màu nâu đen, hạt đất cứng, pha trộn với đất thịt đỏ để trồng.
– Đất sét nhẹ pha cát: Màu vàng nhạt, biến thành màu vàng khi ẩm ướt. Có thể giữ ẩm và giữ chất dinh dưỡng tốt.
– Đất dành cho cây cảnh là loại đất được các nhà máy sản xuất để chuyên phục vụ cho việc trồng cây cảnh, Bonsai. Loại đất thích hợp nhất cho cây cảnh là đất mà cây cảnh sống trên đó. Sau khi chọn được đất, phải xử lý đất và tạo ra đất trồng cây cảnh. Xử lý đất: Phơi đất 5 – 7 ngày hoặc dùng thuốc Viben C phun đều lên đất và ủ lại để diệt nấm bệnh. Sau bước này có 2 cách tạo đất trồng cây cảnh.
Sàng lọc đất: Dùng sàng hay rây sàng đất để phân thành các dạng hạt đất có kích thước khác nhau. Đặt cây vào chậu, xếp đất thành các lớp theo nguyên tắc dạng hạt to xuống dưới đáy chậu và kích thước hạt nhỏ dần lên trên.
Để nguyên đất không sàng và tiến hành phối trộn tạo nên đất trồng phù hợp cho cây cảnh để đất tơi xốp thoáng khí, thoát nước và giữ ẩm tốt.

Nhổ cây ra khỏi chậu

Tuyệt đối không được đào bới hay nhổ gốc cây lên vì có thể sẽ làm đứt rễ và dẫn đến chết cây. Chúng ta nên tiến hành như sau:
– Nếu đất xốp: chỉ cần đặt chậu xuống chỗ đất mềm, cầm miệng chậu và nâng nghiêng về phía trước và đẩy đi đẩy lại thật nhanh nhiều lần, lần lượt xoay về nhiều phía. Những động tác này sẽ làm cho đất bung ra khỏi chậu, lúc này bạn chỉ cần đổ cây ra và vẫn thấy bầu cây còn nguyên vẹn. – Nếu cây to: cần có 2 người kết hợp để lấy cây ra. Một người bê chậu và đổ, người còn lại đỡ lấy cây. – Nếu đất chặt: dùng một que sắt có đầu dẹt chọc vùng đất xung quanh thành chậu xuống tận đáy và bẩy cây lên. Tưới một ít nước làm ẩm cho chậu cây trồng giúp bạn có thể nhổ cây ra khỏi chậu một cách dễ dàng hơn. Có một số trường hợp rễ cây bám chắc vào trong chậu cũ, khiến bạn khó có thể đưa cả bầu cây ra được hoặc miệng của chậu cũ nhỏ hơn phần đáy chậu, trường hợp này, bạn nên loại bỏ chậu bằng cách phá bỏ để bào vệ được bầu cây và cây an toàn. Lưu ý: trước khi bứng cây, chúng ta nên tưới ướt đất hoặc nếu đất quá chặt thì có thể ngâm cả chậu vào trong nước cho tới khi đất trong chậu nhũn ra thì có thể lấy cây ra một cách dễ dàng mà không làm đứt rễ cây. Còn với những chậu có phần miệng nhỏ hơn so với phần dưới thì không thể áp dụng các cách trên mà chỉ có thể đập chậu đi mà thôi.

Xử lý bầu rễ

Khi đã bứng được cây ra khỏi chậu, chúng ta sẽ tiến hành xử lý cho bầu rễ. Để cho cây khi sang chậu mới sẽ tái sinh nhanh thì chúng ta sẽ dùng dao sắc để cắt xung quanh bầu rễ, như vậy thì cây sẽ cho ra nhiều rễ mới và phát triển tốt hơn. Lưu ý là trong khi cắt xén không nên quá mạnh tay để làm rễ bị dập nát, ảnh hưởng đến khả năng sống sót của cây.

Sang chậu và thay đất cho cây

Di chuyển cây đã nhổ ra (nguyên cả bầu) một cách cẩn thận và đặt vào chậu cây mới. Không kéo trên thân cây làm gãy cành nhánh hoặc hư tổn đến rễ cây. Kiểm tra rễ cây và đất còn trong chậu cũ. Nếu đất là trong hình dạng tốt, hãy thử dùng lại một ít và trộn với phân đất mời. Nếu nó bị mốc hoặc bị thối thì nên loại bỏ. Đối với bầu cây và rễ: nếu cuộn chặt, sử dụng ngón tay của bạn hoặc một con dao nhọn để nới lỏng hoặc nhẹ nhàng cắt đi một ít giúp cho cây nhanh bén rễ mới và dễ dàng phát triển hơn. Cắt bỏ các rễ thối hoặc chết. Khi đã chọn được chậu phù hợp (chậu càng có nhiều lỗ thoát nước càng tốt), và chọn được loại đất phù hợp (nên là đất đã được phơi nỏ và phải khô), chúng ta sẽ tiến hành trồng cây vào chậu mới.

Thêm đất và nén đất xung quanh cây

Đất trồng từ chậu cũ có thể được dùng để trộn thêm với phần phân hữu cơ mới. Cho hỗn hợp này vào xung quanh bầu cây và dùng tay nén nhẹ nhàng để định vị cây thẳng đứng. Lưu ý không nén quá chặt đất làm hoặc nén quá chặt ở bền mặt chậu. Sau này đất không thoát nước, cây khó phát triển hoặc chết. Sau khi cho đất mới vào chậu, đặt cây ngay ngắn vào vị trí trồng, tưới đủ nước để đất trong chậu được ẩm đều. Giữ cho cây tránh sương gió cho đến khi nó có thể tự tái sinh và bắt đầu tăng trưởng trở lại. Không bón phân cho chúng khoảng 3 tuần. Kiểm tra thường xuyên không để đất khô cũng không tưới quá nhiều nước trong giai đoạn chủ yếu này.

Tưới nước ẩm chậu cây

Tưới nước ẩm cho chậu cây cảnh mới được thay chậu ngay và nếu có điều kiền nên để chậu cây ở nơi có bóng râm vài ngày. Sau đó, di chuyển chậu cây cảnh ra sân vườn hoặc mang lai vào nhà. Trong nhiều năm khi thay đổi chậu cho cây trồng không được thự hiện, bạn bón phân trên mặt đất bằng cách loại bỏ 5cm lớp phân trộn cũ phía trên mặt chậu trồng và thay thế bằng lớp phân trộn mới.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây bonsai thường gặp sự tấn công của các loại côn trùng như : rệp vừng, sâu bướm, kiến, nhện đỏ,… Cần dành nhiều thời gian để quan sát theo dõi để kịp thời phun thuốc loại trừ sâu bệnh khi gặp các dấu hiệu lạ. Khi cây bị dư kali sẽ có các biểu hiện như lá xuất hiện một đám gỉ màu cam hay màu nâu xuất hiện trên lá.

Cây thiếu sắt sẽ có biểu hiện lá chuyển sang vàng, gân lá vẫn xanh. Đây là loại bệnh thường xuất hiện ở đất có chứa đá phấn hoặc đá vôi. Cần kịp thời thay chậu cho cây và thay phân compost (phân trộn).

Mặc dầu đúng là các yếu tố cần thiết cho tăng trưởng của cây là lấy từ nước, không khí và đất, nhưng cũng đúng các cây Bonsai không phải luôn luôn có được những điều kiện tối ưu cho sự sống còn của chúng ở trong những chậu nhỏ Phân bón có thể giúp cho chúng thích nghi được với những điều kiện dưới mức lý tưởng.

Vì lượng đất trồng rất ít nên thỉnh thoảng phải bón phân cho cây. Thường một năm bón phân 2 lần: một lần vào mùa khô (ít) và một lần vào mùa mưa (nhiều).

Lượng phân bón: tùy tình trạng, tùy loài cây và tùy theo mùa, cây đang phát triển thì cần nhiều, cây đã thành thục thì cần ít hơn Những loài cây cho ra một đợt chồi mỗi năm thì chỉ bón phân vào lúc cây trưởng thành. Những loài cây ra chồi quanh năm thì bón phân đều đặt hơn, mỗi lần một ít. Những loài thay lá thì nên bón phân sau khi lá rụng. Bón phân vào mùa khô hay mùa lá rụng sẽ làm cho thân cây Bonsai dày lên và cứng cáp hơn.

Không nên bón phân khi cây đang tạo nụ hoặc đang trổ hoa ra trái vì chúng sẽ rụng hoặc bị “cháy”. Không bón phân cho những cây vừa mới thay đất, thay chậu, nên đợi 3 tháng sau cho cây tái tạo đủ rễ rồi hãy bón phân. Phân bón thuộc loại vô cơ (gọi là phân hóa học) hay hữu cơ cũng đều có chứa những nguyên tố mà ta có thể phân ra thành nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng. Đạm, lân và kali được gọi là nguyên tố đa lượng là vì cây sử dụng chúng với mỗi lượng lớn, còn nguyên tố vi lượng – như magê, bor, kẽm, Mangan, canxi, sắtt, đồng, cabalt, molybden: thì cây chỉ cần thiết Ít à thôi. Mặc dầu các nguyên tố trên đây là cần thiết cho sự tăng trưởng và hoạt động của cây, nhưng nếu bón với những liều lượng không đúng thì có thể ức chế cây. Do đó, tốt hơn nên dùng những loại phân bón đã được pha trộn đầy đủ. Lúc bón phân cần phải chú ý đến mùa màng và loài cây. Vào mùa mưa, phân bón có chứa nhiều đạm sẽ giúp cho lá tăng trưởng mùa khô thì bón phân có kali nhiều hơn để trợ lực cho sự phát triển thân và cành. Cây có hoa và trái thì cần được bón nhiều lần vào đầu mùa mưa hoặc trước khi trổ hoa.

Phân bón cho cây Bonsai cần có 3 chất căn bản

N-P-K theo tỷ lệ tương ứng là 50-30-20
N : nói chung là giúp cây tăng trưởng
P : giúp điều hòa các chức năng sinh sản ra hoa kết trái
K : giúp tạo và vận chuyển nhựa trổ hoa sinh trái

Bánh dầu thường được dùng cho kiểng Bonsai vì nó làm cho màu lá đẹp hơn. Nên bón thêm kali với bánh đầu thì càng tốt có thể dùng bột xương, bột cá, tro gỗ, tro rơm.

Hòa với nước để tưới: một muỗng cà phê phân trong 15 lít nước tưới 15 ngày 1 lần. Tuy nhiên người ta ưa dùng phân viên để trên mặt đất. Lấy phân bội tẩm nước nhồi thành viên, nhỏ khoảng đầu ngón tay cái. Trung bình nếu bề kính của chậu là 10 – 15 cm thì dùng 1 muỗng cà phê phân bột để vo thành viên.

Tuy nhiên số lượng chính xác thì còn tùy thuộc mùa, tuổi và chủng loại cây. Các cụm phân phải đặt ở vùng giữa bờ chậu và gốc cây Nếu đặt gần gốc thì có thể cháy rễ, nếu đặt gần bờ chậu thì có thề bi nước tưới cuốn trôi đi. Cũng giống như trường hợp của đất, việc sử dụng phân để trồng Bonsai cũng có nhiều quan điểm khác nhau.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận