Những loại hoa cực tốt cho sức khỏe cách “hồi sinh” cây cảnh héo úa

Những loại hoa cực tốt cho sức khỏe cách "hồi sinh" cây cảnh héo úa

Theo các chuyên gia, hoa hồng giàu vitamin C, thúc đẩy máu lưu thông trong cơ thể con người làm trẻ hóa làn da và dưỡng ẩm da. Hoa hồng thường được sử dụng như thuốc nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa. Hương thơm của hoa có thể làm giảm trầm cảm, mang lại cảm giác hạnh phúc và dễ chịu. Bạn có thể uống trà pha từ cánh hoa hồng để tăng sức đề kháng, giảm đau bụng kinh… Tinh dầu và nước hoa hồng được bán như mỹ phẩm.

Hoa sen

Hoa oải hương

Hoa oải hương (lavender) hương thơm nhẹ nhàng là một trong số những loài hoa đẹp dễ trồng, có nhiều lợi ích trong điều trị các vấn đề về thần kinh như lo âu, trầm cảm, mệt mỏi, căng thẳng, đau bụng kinh và tăng huyết áp. Hiệu ứng “phục hồi trong tâm trí” nhờ hương hoa oải hương giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm. Bên cạnh đó, hoa còn có tính chất sát trùng và kháng khuẩn, giúp chữa trị các bệnh về da. Bạn phơi khô hoa oải hương khô sau đó pha như trà uống giảm căng thẳng.

Trà hoa đậu biếc
Trà được làm từ hoa đậu biếc (hay còn gọi lam hồ điệp – có tên khoa học là Ternatea clitoria), với những cánh hoa màu xanh tươi sáng đã được sử dụng như một loại trà thảo dược ở khắp các nước Đông Nam Á và chế biến thực phẩm. Không chỉ có hương vị thơm mát, dịu nhẹ, trà hoa đậu biếc khi biết cách pha chế sẽ mang đến cho bạn nhiều tác dụng bất ngờ ngày chớm thu.

Cách pha trà hoa đậu biếc vô cùng đơn giản. Hoa được xao khô có màu xanh, đun trong nước sôi tạo thành màu nước tuyệt đẹp. Loại trà này còn được mệnh danh là “trà mỹ nhân” vì khiến chị em mê đắm ngay từ cái nhìn đầu tiên. Hoa đậu biếc còn được sử dụng để thêm màu sắc cho các món ăn và đồ uống.

Với cách pha chế trà đơn giản, mỗi lần, bạn có thể nấu từ 30-40 bông cho 100ml nước sôi, để khoảng 10 phút. Sau đó, lấy nước hoa đậu biếc pha với 1 lít nước lọc để dùng hàng ngày. Bạn có thể vắt thêm chút chanh để tăng hương vị hoặc thêm chút mật ong hay đường phèn khi nấu để nước có vị thanh ngọt hơn.

Trà đậu biếc có hương vị thơm mát, dịu ngọt. Mùi hương nhẹ nhàng của cỏ cây thoang thoảng giúp bạn có những cảm giác vô cùng thư thái khi thưởng thức. Bạn có thể uống trà đậu biếc nóng trong mùa thu đông, hoặc thêm đá để giải nhiệt trong mùa hè.

Trà hoa đậu biếc có công dụng giúp cơ thể giải độc, chống oxy hóa, giảm nguy cơ nhiễm trùng mà bệnh nhân tiểu đường dễ bị, đồng thời rất tốt cho sức khỏe tim mạch, giàu vitamin và khoáng chất mang lại cho bạn một làn da sáng khỏe, mái tóc mềm mượt. Ngoài ra, trà còn có tác dụng tăng cường chức năng của não, giảm căng thẳng và giảm các triệu chứng rối loạn lo âu.

Ngoài các công dụng giảm căng thẳng mệt mỏi, trà hoa đậu biếc còn cung cấp nhiều khoáng chất giúp da sáng, tóc mềm.

Hoa dâm bụt

Hoa dâm bụt

Hoa hibicus hay còn gọi là dâm bụt (râm bụt), atiso đỏ, bụt (bụp) giấm, hoa vô thường là dược liệu quý có tính sinh dược học cao với nhiều vitamin A, B1, C, D, E, F và các axít hữu cơ khác. Những chất này có tác dụng chống viêm, nhiễm, kháng nấm, kháng khuẩn, tăng cường chức năng tiêu hóa, hạn chế quá trình hình thành sỏi ở đường tiết niệu, giúp nâng đỡ chức năng gan, mật. Trà từ loại hoa này còn giúp giảm cholesterol và triglyceride trong máu, hạn chế sự béo phì do tích mỡ trong máu, bảo vệ thành mạch.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nhờ có chứa chất bioflavonoids (một chất chống oxy hóa), vitamin C và các khoáng chất khác mà hoa dâm bụt có thể chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương tế bào từ quá trình oxy hóa. Trà từ nó có đặc tính kiểm soát cholesterol, quan trọng nhất là có thể giúp làm hạ huyết áp.

Trong khi người dân bản địa Ấn Độ thường dùng lá phơi khô như một loại rau thì ở các khu vực khác trên thế giới, người ta lại sử dụng dâm bụt như một loại trà. Trên thực tế, hầu hết các loại trà đều có chứa thành phần tương tự như các chất tìm thấy trong dâm bụt.

Hoa dâm bụt giàu chất chống oxy hóa và axit amin giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngăn chặn lão hóa, chế độ ăn uống không hợp lý và môi trường ô nhiễm. Các hoạt chất trong hoa dâm bụt kích thích lưu thông máu, giúp điều trị gàu và các tình trạng khác liên quan đến da đầu. Hoa dâm bụt còn có công dụng giảm rụng tóc do sử dụng hóa chất hoặc quá trình lão hóa tự nhiên. Bạn nấu nước cùng với hoa dâm bụt sau đó vò hoa thành bột nhão bôi lên tóc, để trong 30 phút rồi rửa sạch với nước.

Cách sử dụng trà dâm bụt
Trà hoa dâm bụt có thể pha theo hai cách và uống nóng hoặc lạnh:
Cách 1: cho 2-4 muỗng đài quả dâm bụt khô nước nóng vừa phải, ngâm kín trong 10-15 phút rồi lọc lấy nước uống. Nếu bạn không muốn uống chua thì có thể thêm chút mật ong vào trà cho ngọt. Bạn cũng có thể vắt chanh, bỏ thêm vỏ cam quýt hay vài mẩu quế để tăng thêm hương vị thơm ngon của trà. Nhớ thêm đá nếu muốn uống lạnh bạn nhé.

Cách 2: bạn có thể ngâm dâm bụt khô trong nước 2 ngày (không yêu cầu đun sôi), sau đó lọc lấy nước uống. Trà dâm bụt còn có thể ngâm trong nước đường hoặc mật ong để làm siro hoặc ngâm với rượu nhẹ để làm rượu vang rất tốt cho sức khỏe.

Hoa sen
Hoa sen được coi là biểu tượng thiêng liêng thường được sử dụng khi cần cải thiện tinh thần, làm nhẹ nhàng không gian khi thiền định. Hoa có đặc tính chữa trị các rối loạn chảy máu, sốt, tiêu chảy và viêm phế quản. Các chất chống oxy hóa trong hoa sen có công dụng giảm nếp nhăn, se khít lỗ chân lông và dịu da khô nứt nẻ. Bạn có thể làm xi rô từ hoa sen để trị ho và cảm cúm.

Hoa cam cúc
Hoa cúc màu cam tươi sáng có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Hoa thường được sử dụng để giảm viêm, chữa lành vết thương, bỏng, phát ban và chấn thương. Bạn dùng hoa khô pha trà uống để kích thích lưu thông máu và phục hồi sau cảm lạnh, sốt. Cũng có thể dùng hoa cúc trong chống viêm như rửa mặt để trị mụn trứng cá, rửa mắt chữa viêm kết mạc, súc miệng khi bị nhiệt miệng và rửa âm đạo điều trị nhiễm trùng nấm men. Hoa cam cúc là món quà tuyệt vời của thiên nhiên, bạn nên trồng ở sân nhà để tránh tâm trạng phiền não và làm cho cuộc sống hàng ngày thú vị hơn.

Hoa cúc la mã
Hoa cúc La Mã có đặc tính chống nấm, chống vi khuẩn và giảm đau, thường được sử dụng để chữa trị rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, co thắt dạ dày, đau bụng kinh. Hương thơm ngọt ngào từ hoa cúc La Mã có tác dụng nâng cao tinh thần của con người, giảm stress và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bạn pha trà thảo dược từ hoa cúc khô để uống.

Hoa bồ công anh

Hoa bồ công anh

Hoa bồ công anh giàu khoáng chất như sắt, kẽm, kali và các vitamin A, B, C, D. Với nhiều thành phần dinh dưỡng, bồ công anh là loại thuốc bổ toàn diện cho sức khỏe con người. Hoa có thể ăn được và sử dụng như thuốc nhuận tràng điều trị các vấn đề tiêu hóa, gan và túi mật. Bồ công anh cũng có tác dụng giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu và mức cholesterol. Bạn đun sôi hoa bồ công anh khô trong 2 phút, sau đó thưởng thức như trà để đầu óc bớt căng thẳng, mệt mỏi.

Loại cây ví như máy lọc không khí

Hoa hồng bạch

Cây họ cam quýt
Cây họ cam quýt là loài cây lí tưởng để trồng trong nhà. Khi chúng ra hoa, mùi hương tỏa ra vô cùng dễ chịu. Ngoài ra cây cũng có khả năng hút ẩm, lá cây chứa một lượng lớn các chất chữa bệnh, diệt khuẩn cho môi trường xung quanh cây. Bạn nên trồng cây ở nơi nhiều ánh sáng, tưới nước thường xuyên và giữ cho đất luôn khô thoáng.

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ

Loại cây này được mệnh danh là loại cây dành cho phòng ngủ, nó giúp sản sinh ra khí O2 thanh sạch cho gia đình vào ban đêm, khả năng này hầu như các loài cây khác không có được (ban đêm, thực vật cây cối thực hiện quá trình hô hấp, hấp thu O2 và thải ra CO2).

Cây không cần quá nhiều ánh sáng và nước nên phù hợp đặt ở nhiều góc trong nhà. Thêm vào đó kiểu lá đơn, cứng của loại cây này còn tượng trưng cho sự mạnh mẽ, sẽ rất ấn tượng khi dùng trong trang trí.

Theo phong thủy, giống như cái tên của nó, cây lưỡi hổ mang trong mình sức mạnh của chúa sơn lâm, giúp xua đuổi tà ma, âm binh quấy phá. Không chỉ vậy, lá của cây mọc thẳng đứng, tượng trưng cho sức mạnh cá nhân, sức sống trong sự nghiệp, mang lại nhiều may mắn cho gia chủ về tiền bạc và công danh.

Cây thường xuân
Loại cây dây leo này phát triển mạnh trong không gian nhỏ. Nó cũng phát triển tốt ở trong phòng có cửa sổ hay nắng nhạt.

Tán lá rậm rạp của thường xuân hấp thụ rất tốt formaldehyde (còn gọi là phoóc môn), một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất, vốn được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, xốp cách điện và nhựa gỗ. Các vật liệu này sẽ thải ra formaldehyde rất chậm theo thời gian. Hít thở phải formaldehyde ở nồng độ cao có thể gây ra các kích thích mắt, làm chảy nước mắt và đau đầu, nóng trong cổ họng, khó thở và ung thư.

Cây Lan Ý
Cây Lan Ý tại Việt Nam còn được gọi là cây bạch môn, huệ hòa bình hoặc vĩ hoa trắng. Loài cây này còn có ý nghĩa tượng trưng cho “niềm hạnh phúc của phụ nữ”, tức là nếu bạn trồng loại cây này thì hạnh phúc và tình yêu sẽ tràn ngập khắp căn nhà đấy. Hơn thế nữa cây Lan Ý không chỉ có khả năng hút ẩm, mà còn cân bằng không khí và tiêu diệt các tế bào nấm mốc trong nhà nữa.

Cây trầu bà

Cây trầu bà

Là loại cây leo rất dễ trồng, lá hình tim, xanh thẫm có gân màu vàng hay màu kem. Có thể để bình cây leo ở góc phòng hoặc treo những chậu cây nhỏ gần cửa sổ, chúng sẽ làm cho căn phòng sinh động và tự nhiên hơn rất nhiều.

Giống như nhiều cây dây leo khác, trầu bà khắc phục tình trạng có khí formaldehyde, carbon monoxide và benzene trong nhà.

Loại cây khí chất Thần Tài, không chỉ chiêu tài dẫn lộc mà còn lọc sạch khói bụi, vi khuẩn

Cây xương rồng
Cây xương rồng là một loại cây mang trong mình sức sống mạnh mẽ. Thân cây phát triển hướng lên trên giống như xương của một loài rồng mạnh mẽ thế nên được gọi là xương rồng. Đồng thời, theo phong thủy, những chiếc gai tủa ra bên ngoài của cây giúp hóa sát hình sát, phù trợ may mắn cho gia chủ trong sự nghiệp.

Cây ngọc kỳ lân
Ngọc kỳ lân là loài cây gắn liền với Phật Giáo, mang lại bình an, may mắn, sức khỏe dồi dào cho bản mệnh và gia đình. Đặc biệt, nếu trồng ngọc kỳ lân ở ban công sẽ giúp hóa giải sát khí, tăng thêm vượng khí cho căn nhà.

Cây hồng môn
Cây hồng môn đại diện cho uy quyền và vận khí trong gia đình. Lá cây dày, rộng, xanh tươi, sắc hoa tươi tắn diễm lệ là biểu tượng của phú quý cát tường, tại lộc hưng vượng, công danh tấn tơi. Theo phong thủy, trồng cây hồng môn trong nhà không chỉ giúp khích lệ tinh thần, mà còn cảm hóa đường lòng người, xua đuổi tiểu nhân.

Cây kim tiền
Trên phương diện phong thủy, cây kim tiền giúp gia chủ khai mở công danh, thăng quan tiến chức. Đồng thời, cây còn giúp nâng cấp vận trình, chiêu tụ quý nhân, hưng vượng tài khí, giúp chiêu tài dẫn lộc. Trên phương diện sức khỏe, cây giúp điều tiết các bệnh phong thấp, ngăn ngừa hàn khí, đặc biệt với dân văn phòng dùng máy lạnh.

Mẹo “hồi sinh” cây cảnh héo úa

Mẹo "hồi sinh" cây cảnh héo úa

Không phải người chơi cây cảnh nào cũng biết chăm sóc cây, chính vì thế khiến cây mau tàn úa, phải bỏ đi rất lãng phí.

Thay chậu để “hồi sinh” cây cảnh
Hãy thử chuyển cái cây đang “hấp hối” của bạn sang chậu đất mới. Đất tươi giàu dinh dưỡng có thể giúp cây của bạn sống lại thần kỳ. Tuy nhiên, hãy nhớ chậu mới phải có kích thước lớn hơn chậu cũ để đề phòng rễ đã phát triển dài và rộng hơn so với lúc mới trồng.

Thay đất, bón phân cho cây cảnh
Cây cũng cần được “cho ăn”, vì vậy hãy thay đất cũ bằng đất mới giàu dinh dưỡng hơn. Bạn cũng có thể dùng loại phân bón phù hợp với loại cây đang trồng. Tuy nhiên, bạn lưu ý chỉ nên bón phân vừa phải và chia đều theo từng đợt nếu không sẽ làm hỏng rễ, dẫn đến chết cây.

Chú ý đến nhiệt độ
Nhiệt độ cũng là một yếu tố. Hãy nhớ rằng hầu hết các cây trong nhà là thực vật nhiệt đới thích nghi với môi trường gia đình. Nhiệt độ phòng có thể quá thấp do dùng máy lạnh thường xuyên, nhất là cây cảnh trồng trong nội thất văn phòng hoặc không khí có thể là quá khô. Nâng cao độ ẩm trong nhà có thể giúp làm giảm bớt các vấn đề của cây dẫn đến khô héo và bị bệnh.

Việc trồng cây xanh trên sân thượng là một trong những sở thích của các chủ nhà. Vậy nhưng, trong thiết kế và thi công, nếu sân thượng của gia đình bạn bị thấm nước thì phải làm như thế nào.

Một số nguyên nhân sân thượng thấm nước

Một số nguyên nhân sân thượng thấm nước

Thông thường, khi sân thượng hay để không thì vẫn thường bị đọng nước lâu ngày dẫn đến hiện tượng thấm ẩm. Do sự co ngót không đồng đều giữa lớp bê tông sàn mái với tường bao quanh sàn mái dẫn đến hiện tượng tách lớp gây thấm. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gây chống thấm:

+ Chất chống thấm không có khả năng co ngót theo sự thay đổi thời tiết
+ Lượng keo mỏng không tạo được chiều dày phù hợp với sự co ngót
+ Chất chống thấm bị lão hoá nhanh với ánh nắng mặt trời
+ Tại những vị trí tiếp giáp giữa hai tấm chống thấm chất lượng không tốt, thi công không đạt yêu cầu.
+ Không thử nước trước khi lát gạch tàu (kiểm tra lớp chống thấm )
+ Sàn sân thượng có hệ thống thoát nước kém
+ Sàn sân thượng bị đọng nước

Hướng dẫn cách thi công sân thượng bị ngấm nước
Công đoạn 1: Chuẩn bị bề mặt thi công, vệ sinh bề mặt (rất quan trọng)
Đây là bước đầu tiên để chuẩn bị bề mặt tốt là rất quan trọng để đạt được chất lượng tối ưu.
Tiếp đến, các bạn loại bỏ sạch bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên bề mặt, băm chặt các vữa thừa bằng búa rìu sắt. Dùng máy mài lắp chổi sắt vào đánh sạch bề mặt, tạo sát bề mặt.
Sử dụng máy thổi bụi thổi sạch bụi và các tạp chất. Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa sửa chữa có phụ gia.
Lưu ý: Cần phải bảo hào ẩm bề mặt bằng nước sạch trước khi ứng dụng các lớp chống thấm.
Công đoạn 2: Cần có 7 bước chống thấm như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn trát bo dốc chân tường bao và sàn bê tông hoặc trát phẳng bằng vữa xi măng + cát vàng.
Lưu ý: Nếu sàn nào cần lấy cốt gạch thì không cần trát dốc quá mà chỉ cần hơi dốc để lưới gia cố chân không bị gập.

Cây xương rồng

Bước 2: Sau đó, bạn tiến hành quét lót toàn bộ chân tường giữa sàn và tường gạch xây bằng vữa hồ dầu Latex + xi măng + nước.
Bước 3: Tiến hành đo đạc và cắt lưới Fiber Glass (lưới sợi thủy tinh) dán lên các vị trí chân tường, góc cạnh của sàn. Đợi lớp lưới Fiber Glass đã được cố định trên lớp lót (khoảng 1giờ)
Bước 4: Trộn hỗn hợp vữa chống thấm.
Bước 5: Để tiến hành thi công 02 lớp vữa chống thấm hai thành phần bằng chổi quét lên trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông, chân tường, hộp kỹ thuật đã được dải lưới.
Lưu ý: Bạn quét sao cho lớp sau vuông góc với lớp trước để tránh lỗ mọt bọt khí, thời gian quét lớp thứ 2 cách lớp thứ nhất từ 2-3 giờ đồng hồ. Thi công với định mức 2 Kg/ m2/ 2 lớp cho độ dày màng là 1mm.
Bước 6: Sự khô chậm của vữa chống thấm đảm bảo sự bảo dưỡng đồng nhất và tính năng chống thấm cao. Sau khi thi công lớp thứ 2 xong, ta lấy bạt che chắn để lớp chống thấm thoát hơi nước chậm, nếu trời râm mát thì không cần thiết. Chỉ cần 2-3 tiếng sau khi thi công lớp thứ 2 ta tiến hành phun sương nước bảo dưỡng bằng bình phun.
Bước 7: Sau 24 giờ thi công lớp chống thấm cuối cùng hòan thành, các lớp chống thấm khô ta tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24h rồi tiến hành nghiệm thu.

blank
Author: SÀI GÒN LIST
Sài Gòn List cùng cộng đồng chia sẻ những nội dung tích cực trong cuộc sống, làm việc trên nền tảng online marketing, làm dịch vụ sáng tạo nội dung, bài viết, hình ảnh, video clip, xây dựng phát triển thương hiệu cá nhân doanh nghiệp... Hợp tác phát triển Seeding, Review post, Guest post...
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận