Muốn trồng hoa Hồng là phải mua cây giống, mà cây giống đâu phải rẻ tiền. Trồng một đôi cây thì giá có cao còn đủ sức gắng được, gặp thất bại không mấy tiếc. Nhưng nếu cần trồng số nhiều, lại là giống Hồng ngoại nhập quí hiếm mà thờ ơ trong việc chọn lựa thì có nguy cơ gặp cảnh .. “Tiền mất tật mang”.
Lựa chọn giống cây hoa hồng
Có rất nhiều cách để trồng hoa hồng trong đó phổ biến nhất là từ hạt, giâm cành, tách bụi hay từ những cây giống được ươm. Tuy nhiên nên chọn cây con được chủ vườn ươm sẵn, đặc biệt là những cây mập mạp, tươi tốt, có cành nhiều, lá nhiều vì tỉ lệ sống sẽ cao hơn và không tốn nhiều thời gian.
Hồng giống tốt là Hồng trổ hoa nhiều và có hoa suốt năm. Hoa không những đòi hỏi phải to, có hương thơm, màu sắc đẹp lại lâu tàn mới tốt. Nếu mua cây Hồng tưởng là vừa ý nhưng đem vể trồng chưa được mấy ngày đã héo rũ mà chết, hoặc cây sống nhưng ra hoa không đạt, không vừa ý mong muốn của mình thì có hao tiền tốn của môt cách vô ích, lại còn chuốc vào mình sự bực tức thật không còn gì chán hơn. Nhiều khi khởi đầu chỉ gặp một vài sự “trục trặc” như vậy nhiều người cả đời không còn tha thiết với thú chơi này nữa!
Kinh nghiệm chọn giống hoa hồng
Kinh nghiệm cho chúng tôi biết, nên chọn những cây Hồng trong chậu (hay trong giỏ ươn) mập mạnh, tươi tốt, có cành nhiều, lá nhiều là cây đem về trồng có khả năng sống tót. Xin lỗi, nếu quí vị không rành lắm thì tốt hơn nên lựa cây nào đang có hoa mới mua. Cần quan sát hoa có lớn không, màu sắc có tươi tắn hợp với ý muốn mình không…
Một cách khác là ta nên mua Hồng ở nhừng vứờn có uy tín lâũ .năm, theo sự chỉ dẫn hoặc lựa chọn của chủ vườn. Hi vọng vì uy tín cá nhân và cơ sở làm ăn lâu dài, họ khóng vì chút lợi nhỏ mà lừa dổì khách hàng …
Hơn nữa, người mua cũng có sự nhận định riêng của mình. Sự cẩn thận trong lựa chọn bao giờ cũng tốt hơn. Nếu chưa rành về Hồng và mới bước vào nghề, xin có lời khuyên không nên vội vã chạy theo giống mới, mà nên chọn những giống có hoa đẹp lại hợp với điều kiện sinh thái.
Làm đất trước khi trồng hoa hồng
Tuy hoa hồng là cây dễ sống, có thể phát triển trong nhiều loại đất khác nhau, nhưng muốn chăm sóc hoa hồng ra nhiều hoa thì ta nên chọn trồng trong đất tơi xốp, có độ thoát nước tốt không để nước tưới bị ứ đọng làm hỏng rễ. Người trồng có thể mua đất sẵn hoặc cũng có thể trộn đất với phân hữu cơ đã hoai mục như trùn quế, xơ dừa…
Cải tạo đất trồng cho hoa hồng trước khi trồng
Hoa hồng nổi tiếng là loại cây cầu kỳ, mong manh, khó chiều. Tuy nhiên bất kỳ loài cây nào cũng có sở thích riếng của nó, khi hiểu ý chúng bạn sẽ tạo được cho chúng điều kiện tốt nhất để sinh trưởng và phát triển.
PH đất với hoa hồng
Độ pH của đất sẽ ảnh hưởng đến việc hoa hồng của bạn có thể tiếp cận các chất dinh dưỡng trong đất tốt như thế nào, do đó PH đất là rất đáng chú ý.
Hoa hồng thích pH đất trung tính, một mức độ pH trong khoảng 6.0-8.0 sẽ là lý tưởng cho hoa hồng của bạn. Với mức pH này, nó dễ thay đổi cải tạo trước khi trồng và cũng dễ điều chỉnh sau đó. Nếu đất của bạn cực kỳ kiềm hoặc có tính axit, bạn có thể cân nhắc thay thế nó hoặc trồng hoa hồng trong các thùng chứa, vì việc điều chỉnh độ pH của đất không phải chỉ qua một lần cải tạo ban đầu.
Cấu tạo của đất
Hoa hồng cần một loại đất thoát nước tốt nhưng giữ được độ ẩm đủ lâu để rễ hấp thụ nước. Đồng nghĩa với đất nhiều mùn, đất sét trộn (loam), nhưng bạn hãy nhớ nếu quá nhiều sét có thể sẽ làm rễ bị ngập trong nước và nếu đất cát nhiều sẽ ráo sạch nước trước khi rễ có thể hấp thụ được.
Nếu bạn không bắt đầu trồng hoa hồng bằng đất mùn hay đất sét trộn thích hợp cho trồng hoa hồng thì bạn cần phải cải tạo đất của mình trước khi trồng. Bạn hãy loại bỏ tất cả đá lớn nếu có trong đất, không được thêm quá nhiều cát vào đất sét hoặc ngược lại và hãy thử cân bằng mọi thứ.
Thành phần quan trọng trong việc làm cho đất xấu trở nên tốt hơn là các chất hữu cơ được tích hợp dưới dạng phân hữu cơ, phân ủ hoặc. Chất hữu cơ sẽ hỗ trợ trong việc giữ nước và thoát nước và nó làm mất kết cấu xấu trong đất, vì nó phân hủy.
Làm giàu dưỡng chất trong đất
Hoa hồng là loại hoa tiêu tốn rất nhiều dưỡng chất, và hoa hồng nở trong suốt mùa cần ít nhất ba lần bón phân. Một lượng phân bón cân bằng với tỉ lệ 10-10-10 cung cấp nitơ cho lá cây khỏe mạnh, phốt pho cho rễ mạnh mẽ, và kali. Bạn nên bón phân lần đầu tiên khi cây bắt đầu thoát ra khỏi mùa đông. Hai lần nữa vào giữa tháng 6 và giữa tháng 7 để chúng vẫn tiếp tục nở hoa. Ngừng bón vào tháng 8 để cho phép các cây hoa hồng của bạn ngủ đông.
Đó chỉ là một trong những chia sẻ về kinh nghiệm, không thể đưa ra các hướng dẫn cụ thể về cách làm giàu dinh dưỡng cho đất trồng cho hoa hồng – hoặc bất kỳ cây nào – bởi vì đất thay đổi rất nhiều. Bạn có thể làm theo kinh nghiệm của bạn hay những người hàng xóm của bạn hoặc dựa theo sự phát triển của các cây trồng quanh khu vực đó. Nếu các . Nếu các cây khác trong khu vực này có màu xanh tươi, xanh và tự do, đất của bạn có thể có dinh dưỡng tốt. Nếu chúng liên tục bị héo, vàng bạn cần thêm một số chất dinh dưỡng vào đất. Bạn hãy nhớ dùng các loại phân bón hữu cơ, sinh học thân thiện với môi trường cho đất trồng của mình nhé!
Lớp đất phủ trên
Một khi bạn đã có đất trồng hoàn hảo cho những bụi hoa hồng định , bạn sẽ tiếp tục muốn thêm 1 đến 2 lớp phủ hữu cơ lên bề mặt đất trồng. Lớp phủ sẽ ngăn chặn cỏ dại, giữ cho rễ mát và giúp giữ ẩm cho đất. Một lớp phủ hữu cơ sẽ từ từ phân hủy và tiếp tục cho đất dinh dưỡng, cải thiện kết cấu của đất. Các lựa chọn tốt bao gồm: vỏ cây vụn, lá cây và phân ủ tốt.
Lựa chọn chậu cho cây hoa hồng
Sau khi chọn xong vị trí trồng, tiếp đến bạn cần lưu ý đến cách lựa chọn chậu. Nên chọn chậu trồng phù hợp với độ tuổi và kích thước của cây hồng. Nếu đó là một cây hồng trưởng thành, thân cây lớn, nhu cầu nước nhiều thì trồng trong một chậu lớn sẽ giúp giữ ẩm lâu. Còn nếu chỉ để trồng những cành giâm mới mọc rễ và còn yếu thì nên chọn chậu nhỏ, để không bị ngậm nhiều nước sẽ khiến rễ cây bị thối. Lý tưởng nhất là những chậu có chiều cao 30cm, và đường kính khoảng 40cm hoặc chậu men cỡ số 4.
Mỗi loại giá thể có thời gian mục rửa khác nhau ví dụ dùng phân rơm mục để trồng hồng thì khoảng 3-5 tháng thì phân rơm đã mục nát, làm cho giá thể nén chặt xuống, làm giảm sự lưu thông không khí ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ. Hoặc trồng bằng đất thịt thì sau khoảng 6 tháng trồng đất đã bắt đầu chai cứng làm giảm khả năng thoát nước, nếu không thường xuyên bón phân hữu cơ thì quá trình chai cứng đất càng mau chóng.
Việc tưới nước hằng ngày cho các chậu hoa hồng sẽ làm giá thể mục theo thời gian. Nếu trồng chậu quá to, lượng giá thể nhiều, khi rễ hồng chưa mọc ra đến thành chậu thì giá thể trồng đã mục hoặc chai cứng, cây hồng không sử dụng được. Như vậy thì lại lãng phí giá thể trồng.
Chậu quá to, thường sẽ giữ nước lâu hơn các chậu nhỏ nên sẽ thích hợp trồng các cây hoa hồng đã trưởng thành cây hồng to, thì trồng chậu lớn, cực lớn sẽ giữ ẩm tốt cho cây hồng đặc biệt trong những ngày nắng nóng như hiện nay.
Nhưng nếu dùng chậu quá to để trồng mấy cây hoa hồng dạng giâm cành bé xíu. Nó lại là chuyện khác:
Cây hồng mới giâm cành vừa ra rễ non còn khá yếu và số lượng rễ còn ít. Nó như 1 em bé rất dễ tổn thương. Cây hồng còn nhỏ dù là cây ghép, giâm cành, hay cây chiết nhánh thì rất dễ bị thối thân nếu giá thể trồng ẩm ướt suốt ngày. Do đó, chậu lớn sẽ giữ nước nhiều trong khi rễ cây hồng rất ít, nó không thể “uống” hết lượng nước có trong chậu-> rễ có thể chết ngộp vì giá thể ẩm. Nên đối với cây hồng còn nhỏ tôi chỉ trồng trong các chậu nhỏ tương đương với cây, để đến chiều thì chậu hồng luôn khô ráo.
Các mẹo nhỏ chọn chậu trồng hồng thích hợp
Cây Hồng bụi thường không to cao nên chậu trồng hồng cũng không cần lớn. Chọn loại chậu có đường kính mặt chậu từ 25 cm đến 40 cm, và chiều cao khoảng 25 cm là vừa cho cây hồng có chiều cao trung bình từ 40-80cm. Chậu như vậy vừa gọn nhẹ, tiện việc đi chuyển khi cần.
Với chậu nhỏ hơn kích thước vừa kể, trồng vào đó một gốc Hồng vẫn đẹp, nhưng trở ngại là chất dinh dưỡng chứa bên trong không được bao nhiêu, nên ta lại phải bận tâm đến việc vô phân cho cây hồng tươi tốt. Còn dùng chậu lớn hơn thì có thể trồng nhiều cây và phải đặt vào nơi cố định. Trong trường hợp này ta nên chọn chậu men, có hoa văn đẹp, góp phần vào việc trang trí cho sân vườn.
Chọn mua một cái chậu trồng hồng, ta phải quan sát các lổ thoát nước dưới đáy chậu. Nên chọn loại chậu có nhiều lỗ thoát nước, nếu chỉ có một, thì cái lổ dó phải đủ rộng (đường kính khoảng 2 cm) mới đủ sức thoát nước hoặc phải khoan thêm các lỗ thoát nước dưới đáy chậu… Vì cây hoa Hồng không chịu úng thủy. Nước mưa hay nước tưới vào chậu, lượng nước dư thừa không có lối thoát ra thì bộ rễ cây Hồng sẽ hư thối, làm chết cây.
Nên tìm mua loại chậu có chân, để đáy chậu không áp sát xuống mặt đất, gây trở ngại cho việc thoát nước. Nếu không, phải kê chậu lên, cách mặt đất khoảng 5 cm mới tốt.
Vị trí đặt cây hoa hồng
Hoa hồng là loại cây thích hợp sống trong điều kiện thoáng gió và có nhiều ánh nắng. Nhà ở các thành phố lớn hiện nay thường bị che khuất, thiếu ánh sáng nên cây dễ mắc bệnh, chất lượng hoa xấu, kém năng suất. Do vậy bạn nên chọn nơi trồng cây hoa hồng có hướng nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, tránh ánh nắng gay gắt.
Vị trí để trồng cây hoa hồng thích hợp là ở nơi nhận nắng cả ngày: nắng từ sáng sớm đến chiều. Hoặc kẹt lắm thì phải là chỗ có 1 buổi nắng (khoảng 4-5h nắng).
Trồng cây hoa hồng ở nơi bóng râm, dưới tán cây khác, hoàn toàn không nắng. Cây rất dễ bị vàng lá và rụng dần. Trồng ở đây, cây hoa hồng thường có nhu cầu nước rất ít (do mát mẻ). Nếu sơ ý, không kiểm tra đất trồng hoa hồng. Ngày nào cũng tưới nước cho cây hoa hồng, rất dễ làm giá thể bị ẩm ướt liên tục ngày này qua ngày nọ. Vừa phát sinh mầm bệnh, dễ làm đen thân cây hoa hồng, vừa làm giá thể trồng mau lèn mục, làm rễ cây hồng không phát triển.
Trước đây, tôi đã làm chết khá nhiều cây hoa hồng khi để các chậu hoa hồng bên hiên nhà, lại dưới 1 cây khế. Rốt cuộc cả ngày nó chả có nắng. Trồng hơn 2 tháng thì tụi đó ra đi gần hết.
Vị trí để cây hoa hồng cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng nước mà cây cần trong ngày
Ví dụ, cùng để cây ở vị trí nắng cả ngày, nhưng:
Nếu đặt cây hoa hồng trên nền xi măng (nhiệt độ khá nóng vào buổi trưa) nó sẽ có nhu cầu nước cao hơn so với trồng ở nền đất có cây cối xung quanh.
Nếu đặt cây hoa hồng trên nền xi măng trên sân thượng trống (vừa nắng vừa có gió làm cho cây thoát hơi nước rất nhanh) nó sẽ có nhu cầu nước cao hơn so với trồng trên nền xi măng trước sân.
Vị trí trồng sẽ quyết định lượng nước tưới cho cây hoa hồng
Do đó, tùy vào vị trí trồng, ta sẽ điều chỉnh lượng nước tưới thích hợp cho cây hoa hồng.
Nếu trồng cây hoa hồng sân thượng nhiều nắng nhiều gió. Sáng tưới ĐẪM nước xong, đến trưa có thể kiểm tra xem:
Nếu bề mặt chậu đã khô trắng, cây có dấu hiệu héo ngọn. Chứng tỏ giá thể trồng không đủ nước dự trữ cho cây dùng cả ngày (Thường gặp ở các chậu có cây to, nhiều tược non, nhưng chậu khá nhỏ so với cây), cân nhắc thay chậu, thêm đất trồng cho cây hoa hồng.
Nếu bề mặt chậu đã hơi khô, moi khoảng 2-3cm bề mặt giá thể vẫn ẩm, có thể bổ sung thêm nước cho cây. Hoặc hôm sau tưới thật đẫm, tưới nước lâu cho chậu thấm đều nước, để cây đủ nước dùng cả ngày. Hoặc buổi sáng tưới trễ hơn tí.
Nếu trồng cây hoa hồng trên sân nền xi măng, cũng kiểm tra nước tưới tương tự như trên.
Nếu trồng cây hoa hồng trên nền đất, xung quanh có thảm cỏ hoặc cây bụi thấp. Mỗi sáng khi tưới vừa phải:
Nếu đến trưa đất trồng đã hơi khô ráo trên bền mặt, đến chiều bề mặt đất trồng khô rang, cây có dấu hiệu héo nhẹ. THIẾU NƯỚC. Hôm sau có thể tưới đẫm hơi tí.
Nếu đến trưa đất trồng còn ẩm, đến chiều đất vừa khô trên bề mặt là lượng nước tưới VỪA.
Nếu đến trưa đất trồng còn rất ẩm, đến chiều đất bề mặt đất trồng vẫn ẩm ướt. DƯ NƯỚC. Do đó, ngày hôm sau tưới ít nước lại.
Nếu trồng cây hoa hồng bên hiên nhà hoặc các vị trí chỉ có vài giờ nắng. Mỗi sáng trước khi tưới, kiểm tra đất trồng, nếu đất trồng còn quá ẩm ướt, có thể 2 ngày mới tưới 1 lần.
Cách trồng cây hoa hồng
Như các bạn đã biết có rất nhiều cách để trồng hoa hồng như trồng từ hạt, trồng bằng phương pháp giâm cành, tách bụi hay từ những cây giống được ươm. Sau đây mình xin chia sẻ một trong những cách trồng đem lại hiệu quả cao và dễ dàng nhất, đó là trồng cây hoa hồng bằng cây giống được ươm sẵn. Cùng bắt tay vào thực hiện nhé.
Đầu tiên hãy lót dưới đáy chậu một ít than củi khô hoặc sỏi để thoát nước tốt, tạo độ thông thoáng tránh úng rễ. sau đó cho đất nhiều dưỡng chất đã chuẩn bị vào 2/3 chậu.
Tiếp đến khoét một lỗ chính có kích thước vừa với bầu đất của cây và đặt cây vào, phủ thêm một lớp đất cao tầm 8/10 của chậu. Khi trồng cây, dùng ngón tay nhấn chặt để gốc không bị lỏng. Để nơi thoáng mát 3-5 ngày, tưới rất ít, chỉ cần giữ cho đất có độ ẩm vừa phải. Sau đó đem ra nắng và tăng lượng nước tưới.
Bạn có thể cắm một cái que ở giữa chậu mục đích giúp cây đứng vững khi có gió to, tránh ảnh hưởng đến bộ rễ đang còn non. Cẩn thận hơn thì cắm thêm một vài cọc ở xung quanh để bảo vệ cây khỏi một số loài gặm nhấm như chuột.
Hồng thuộc cây lâu năm, có thể trồng quanh năm và cho hoa thường xuyên nếu người trồng biết cách trồng và chăm sóc đúng yêu cầu sinh trưởng của cây.
Cách trồng hoa hồng trong chậu hay xuống bồn
Chọn hướng nắng: Nên chọn hướng nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, do nhà phố ở đô thị thường bị che khuất thiếu ánh sáng mặt trời cây hoa hồng không đủ điều kiện ra hoa.
Làm đất trước khi trồng: Chọn đất hay mùn tơi xốp có độ thoát nước tốt không để nước tưới bị ứ đọng làm hư bộ rễ, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ đã hoai mục để lót dưới bầu cây trước khi trồng. Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, trồng xong tưới thật đẫm nước.Tùy vào kích thước bồn hay chậu mà chọn khoảng cách giỏ phù hợp đảm bảo lá cây nhận đầy đủ ánh sang,tránh trồng quá gần nhau cây sẽ mọc vống cao do phải cạnh tranh ánh sáng.
Tưới cây bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng, nếu vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây không bị héo, lưu ý tưới lúc chiều mát nhưng không quá trể để nước không còn ướt lá và nụ hoa qua đêm dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển. Nếu cây trồng chậu nên tưới ngày 2 lần.
Để có được một bông hoa hồng hay là một cây hoa hồng đẹp và cho bạn nhiều hoa vào bất cứ mùa nào trong năm và nhất là về mùa đông và mùa xuân thì cây sẽ ra hoa nhiều hơn. Và sau đây mình sẽ chia sẽ cho bạn một số kinh nghiệm trồng và Cách Trồng hoa hồng ra nhiều hoa nhất.
Đầu tiên muốn cho cây khỏe thì phải cho bộ lá của cây phát triển xanh và khỏe và hoàn toàn không bị sâu bệnh hại, bạn có thể dùng thuốc để phun cho cây để cho lá của cây trở nên xanh và phát triển hơn nữa.
Đặc biệt để cho cây phát triển thì quan trọng nhất là yếu tố là chuẩn bị trước khi trồng, (đất trồng và phân bón cho cây và cách tỉa lá với hạ cành vào từng mùa).
Cách trồng cây trong chậu: Đầu tiên ta lót đáy chậu bằng than củi để thoát nước tốt, không dùng than đước có hàm lượng muối cao sẽ làm hư rễ. Trồng cây vào chậu có kích thước phù hợp gấp 1,5- 2 lần bầu đất (không nên trồng chậu quá to ở giai đoạn đầu).
Khi trồng cây, dùng ngón tay nhấn chặt để gốc không bị lỏng. Để nơi thoáng mát 3-5 ngày, tưới rất ít, chỉ cần giữ cho đất có độ ẩm vừa phải. Sau đó đem ra nắng và tăng lượng nước tưới.
Cây nảy mầm (mọc chồi mới) (4-10 ngày). Hàng tuần bón phân hữu cơ chậm tan, Hàng tháng bón NPK 1 muỗng café – rắc xa gốc. Lưu ý là phân hóa học chỉ dùng đúng liều lượng, tuyệt đối không dùng dư.
Đó là cách trồng cây trên chậu để cho cây có đầy đủ dinh dưỡng để cho phát triển về sau này sau khi trồng xong, bạn có thể bón thuốc kích rễ. Khi bón thuốc, chú ý đọc hướng dẫn để biết liều lượng phù hợp cũng như bón xa gốc khiến cây không bị xót.
Khi cây còn quá bé, chỉ tưới thật đẫm lần đầu rồi chờ khoảng vài ba tuần, cho khi thấy đất thật khô mới tưới tiếp. Nếu đất quá ẩm, cây dễ bị úng và không ra rễ.
Cách chăm sóc hoa hồng
Phân bón
Bón phân cho cây là một phần không thể thiếu trong quá trình trồng và chăm sóc hoa hồng. Sau khi trồng từ 3-5 ngày phun phân bón lá để giúp cây phát triển bộ rễ tốt giúp hoa ra có màu sắc sống động. Từ 10-15 ngày khi cây ra rễ, phát ra lá non thì bón bổ sung phân hạt Dynamic, phân dơi quanh gốc cây rồi tưới nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng, sử dụng muỗng cà phê để định lượng phân bón cho an toàn. Kết hợp xen kẽ định kỳ mỗi tháng 1 lần đối với phân bón lá và bón gốc. Tuyệt đối không tưới phân lên hoa sẽ làm hoa mau tàn.
Tưới nước
Hoa hồng là một trong những loại hoa ưa nước nên cần bổ sung nước cho cây đều đặn. Nguyên nhân chính của hiện tượng lá bị vàng và rụng là do cây bị thiếu nước. Bạn nên tưới cây bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng, vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây vào lúc chiều mát nhưng không quá muộn, tránh trường hợp lá và nụ còn ướt qua đêm dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển. Mách nhỏ với các bạn ” nước vo gạo ” cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho việc nuôi dưỡng cây.
Cắt tỉa cành
Khi cây đã phát triển tốt, nhiều cành và nhánh chen nhau, bạn nên thường xuyên cắt bỏ cành, lá hoa bị hư. Khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa hồng có sức đâm nhánh mới, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.
Bón phân: sau khi trồng từ 3-5 ngày phun phân bón lá để giúp cây phát triển bộ rễ tốt hoa ra có màu sắc rực rỡ. Không tưới phân lên hoa sẽ làm hoa mau tàn.
Từ 10-15 ngày khi cây ra rễ phát ra lá non thì bón bổ sung phân hạt bón xung quanh gốc cây bón xong lấp đất lại, sử dụng muỗng cà phê để dịnh lượng phân bón cho an toàn.Tránh làm ảnh hưởng đến rể cây hoa Hồng và phân không được gần gốc cây. Sau đó tưới lại nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng.
Định kỳ bón hàng tháng 1 lần phun bón lá và 1 lần bón gốc xen kẽ.
Nếu ngâm phân với nước để tưới thì sử dụng 1 muỗng cà phê/ 4 lít nước, tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc…
Thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư, đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa Hồng có sức đâm nhánh mới,từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.
Quan sát nếu cây cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưởng. Ngược lại cây hoa Hồng cho nhánh ốm yếu vống cao thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau.
Phòng trừ sâu bệnh gây hại cho cây hoa hồng
Trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng, tưới nước quá nhiều hay môi trường quá ẩm đều là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu ở hoa hồng. Các bệnh nấm cây hay sự tấn công của những loài côn trùng gây hại sẽ khiến cây suy kiệt dần. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn ” bắt mạch ” và ngăn ngừa vườn hồng của bạn khỏi sâu bệnh.
Bệnh phấn trắng
Vị trí thường thấy trên các lá non, các lá bánh tẻ, chúng phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, cây chết, bạn có thể dùng thuốc Score 250 ND hoặc Anvil 5 SC để chữa bệnh này cho cây.
Bệnh đốm đen
Khi lá vàng, rụng hàng loạt, theo dõi thấy xuất hiện vết ở cả 2 mặt lá là những biểu hiện của bệnh đốm đen. Thuốc đặc trị cho bệnh này chính là Daconil 500 SC, Đồng Oxyclorua 30 BTN, Anvil 5 SC.
Bệnh gỉ sắt
Lá bị bệnh có nốt lấm tấm vàng cam, hoặc đỏ gạch như màu của gỉ sắt, thuốc phòng trừ là Kocide, Vimonyl 72 BTN, Daconil 500 SC.
- Học hỏi thêm những mẹo hay khác tại: https://saigonlist.com/
- 18 loài hoa đẹp dễ trồng cho người yêu hoa.