Trồng cây cảnh trong chậu với cây Bạch Mã Hoàng Tử và biện pháp trồng cỏ sân vườn

Trồng cây cảnh trong chậu với cây Bạch Mã Hoàng Tử và biện pháp trồng cỏ sân vườn

Đầu tiên ta cần làm ướt đất và trộn đều trước khi trồng. Có thể tự pha trộn đất trồng với rơm, cỏ khô, phân bón, cho tất cả vào một thùng gỗ hoặc xe cút kít rồi trộn đều.

Nếu mua túi đất hữu cơ bán sẵn ngoài cửa hàng, chỉ cần thêm nước vào và trộn đều ngay trong túi trước khi đổ vào chậu.

Không nên cho đất vào đầy chậu

Lưu ý: Không nên cho đất vào đầy chậu, vì khi tưới, cây sẽ không hấp thụ được mà còn làm nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí. Sau khi bố trí vị trí cây cảnh trong chậu theo sở thích của mình, hãy cho đất vào xung quanh và vỗ nhẹ cho đất kín các kẽ hở trong chậu.

Những lưu ý khi tưới nước cho cây như sau

Những lưu ý khi tưới nước cho cây như sau

Kích thước của chậu, bồn trồng: Chậu hay bồn trồng càng nhỏ thì cần phải tưới nhiều lần

Yêu cầu của cây: Các loại cây mọng nước kiểu sa mạc, xương rồng thì không yêu cầu tưới nước nhiều như các cây khác. Các cây thuỷ sinh yêu cầu tưới nhiều và đất ẩm.

Nếu muốn hạn chế sinh trưởng của cây, lá thì chỉ tưới nước đủ để duy trì sự sống cho cây cảnh.

Nguồn nước tưới phải không có các chất độc, sạch mầm bệnh. Nước bẩn, mặn không dùng để tưới. Các nước mày và nước lấy ở sâu dưới đất như nước giếng khoan từ sâu cần phải để ngoài trời 1-2 ngày mới tưới cho cây.

Nên tưới 1 ngày 2 lần vào thời gian sáng 7-8h hoặc chiều từ 16-17h của ngày. Tưới phun bằng dụng cụ tạo hạt nước nhỏ và tưới nên cả bộ dán của cây sau đó mới tưới vào đất tưới đều đưa đi đưa lại không tưới vào 1 chỗ nhất định sau cho đất không đóng váng, nước tưới được ngấm ngay vào đất.

Bón phân cho cây

Có 2 phương pháp bón phân cho cây là bón vào đất và bón thông qua nước để thấm vào lá.

Bón hòa tan vào nước

Với mục đích cung cấp khoáng để cây sinh trưởng và phát triển trong quá trình trồng trong bồn, chậu cảnh, phân bón thường dùng là các loại phân dễ tiêu, nhanh phân giải và cây mau chóng sử dụng được. Đây được gọi là phương pháp bón thúc cho cây.

Ngoài các yếu tố đa lượng người trồng cây còn phải chú ý bón các loại phân vi lượng cho cây. Thông thường các phân bón đa lượng được bón trực tiếp vào đất còn phân vi lượng bón cho cây thông qua việc tan vào nước phun hoặc tưới và chăm sóc cây.

Phân bón vào đất

Phân bón vào đất

Liều lượng bón cho cây phụ thuộc vào nhu cầu của cây, giai đoạn sinh trưởng và khả năng hấp thụ phân bón của đất cũng như kích thước của chậu trồng cây.

Tuy nhiên lượng phân bón không nên vượt quá ngưỡng bón sau cho mỗi lần thêm 1kg đất trong chậu.

Đối với đạm 1 kg đất không nên bón quá 10g đạm.
Đối với phân lân là 2,5g lân nguyên chất
Kali là 0,5g kali nguyên chất cho một lần bón.

Tuỳ theo loại phân thương phẩm dùng để bón, hàm lượng nguyên chất và khối lượng đất trong chậu mà ta tính được giới hạn bón cho chậu hoặc bồn cảnh của mình. Các loại phân thường dùng là đạm, lân, kali theo tỷ lệ N:P:K=1:3:1 dùng kết hợp với phân vi lượng.

Việc bón phân còn phải chú ý cả đến thời kỳ và thời gian bón cho cây cảnh nhất là các cây cảnh có hoa, quả. Đối với các cây cảnh có hoa quả thì việc bón chú ý không nên bón vào thời kỳ cây đang ra hoa kết quả mà nên bón trước thời kỳ này hoặc sau đó từ 15-20 ngày, thông thường thì người ta bón cho cây còn non, ít tuổi nhiều lần trong năm còn các cây lớn tuổi cao thì bón ít lần hơn.

Thời kỳ bón thích hợp cho cây cảnh là vào đầu mùa mưa hoặc gần cuối mùa mưa, hoặc vào vụ xuân và vụ thu hàng năm cho cây. Đối với các loại phân dễ tiêu cần bón trực tiếp vào đất thì trong cách thức bón người trồng phải xới đất.

Phòng bệnh cho cây

Phòng bệnh cho cây

Nếu là các loài cây cảnh dùng bày trí trong nhà thì không được dùng thuốc trừ sâu, mà chúng ta có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Đối với cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.

Phục hồi cây bị khô héo

Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống.

Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.

Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương.

Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.

Cách chăm sóc cây Bạch Mã Hoàng Tử

Nếu bạn trồng cây Bạch Mã hoàng tử ở ngoài văn phòng hoặc trong nhà có điều kiện ánh sáng và nhiệt độ thích hợp, cùng với cách chăm sóc cây hợp lý, thì lá của cây sẽ phát triển rất nhanh, bóng mượt hơn với nhiều vân và đốm trắng.

Còn nếu Bạch mã sống trong môi trường nước thì nếu cung cấp đủ nước, rễ sẽ mọc dài và trắng muốt, lá cây lâu thay hơn những loại cây thủy sinh khác.

Ánh sáng

Cho dù bất cứ loài cây nào cũng vậy, dù là cây ưa bóng nhưng chúng ta vẫn phải đưa cây Bạch Mã hoàng tử ra ngoài ánh sáng mặt trời để cây hấp thụ và quang hợp, công việc này chỉ cần thực hiện 1 tuần/lần là đủ.

Nhiệt độ

Nhiệt độ

Nhiệt độ phòng thích hợp nhất cho cây là 18 – 24 độ C

Lượng nước

Vì cây sử dụng trong nhà, dưới môi trường điều hòa nên khi tưới bạn nên tránh tưới lên lá cây để tránh tình trạng phỏng lạnh ở cây, gây héo lá cây.

Trường hợp trồng cây thủy sinh thì bạn nên bổ sung thêm lượng nước bị hap hụt mà cây đã hấp thụ, tránh xảy ra hiện tượng khô rễ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Đất trồng và dinh dưỡng

Cây Bạch mã hoàng tử thích đất trồng tơi xốp và giàu dinh dưỡng, nên hãy thường xuyên bổ sung phân hữu cơ cho đất.

Cứ cách 3 tháng thì hãy thay giá thể cho cây một lần. Còn đối với trồng thủy sinh thì bạn chỉ cần thay nước và bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng cho cây như Bio – Life, HydroUmate…

Phòng trừ sâu bệnh hại

Để tránh cây bị bệnh do nấm, cần chọn nước tưới hoặc giá thể trồng sạch, hạn chế làm trầy xước lá và thân sẽ khiến cho cây dễ bị xâm nhiễm.

Đối với hiện tượng cây bị sâu xanh ăn lá thì nên phòng trừ bằng cách cắt tỉa bớt lá già, lá ủ hoặc trực tiếp bắt ra nhé.

Đối với cây Bạch Mã trồng thủy sinh, khi phát hiện nước bị đục hoặc sủi bọt
Nguyên nhân: rễ cây bị thối và phân hủy, lá vàng và một số lá xanh bị thối do mức nước cao, ngập lên cả phần thân cây.

Cách xử lý

Dung vòi xịt nước nhẹ lên phần rễ và phần gốc cây.
Dùng tay tách bỏ các lá bị vàng hoặc bị thối, tỉa bớt những phần rễ đã bị mềm nhũn, công việc này nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm gãy các rễ bên cạnh.
Rửa thật sạch bình và thay nước mới cho cây, chú ý không được đổ nước ngập thân cây nhé.

Khắc phục tình trạng khô héo trên cây Bạch Mã hoàng tử

Khắc phục tình trạng khô héo trên cây Bạch Mã hoàng tử

Hiện tượng: cây bị vàng úa, khô héo, rụng lá…

Cách khắc phục

Không nên để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây, bởi sức nóng của ánh nắng có thể làm cây héo hoặc chết do mất nước. Nên để cây ở nơi mát mẻ, tránh gió mạnh và có không khí trong lành.

Thời gian mới đem về trồng cây thì không nên tác động tới đất, vì nếu cây bị bễ bầu, rễ sẽ ngay lập tức bị tổn thương. Chúng ta chỉ nên cắt bỏ những lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời bổ sung bằng cách hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây. Đợi đến khi cây có sức sống thì mới thay đổi đất trồng. Lúc này, nên sử dụng đất mục và đất phù sa để trồng, và phải bón lót trước khi trồng nhé.

Vị trí và công dụng của cây Bạch Mã

Trong các phòng có điều hòa, khi đặt chậu Bạch Mã hoàng tử gần cửa sổ, kệ ti vi hay bàn làm việc, góc nhà, cây sẽ có tác dụng hút những khí độc và tăng độ ẩm trong không khí, đem đến cảm giác thư thái và hứng khởi khi làm việc.

Bạch Mã hoàng tử khi được trồng thủy sinh bố trí nơi góc bàn học, bàn ăn sẽ mang đến cảm giác tươi xanh mát mắt.

Trồng bạch mã rất bền, có thể được 4 – 5 tháng, nên thích hợp trồng trong khách sạn, quán cà phê hay quầy thu ngân để trang trí. Cách chăm sóc cây Bạch mã hoàng tử khá đơn giản phải không nào, nếu các bạn cần hỗ trợ, hãy gọi ngay cho chúng tôi nhé.

Cách trồng cỏ trang trí sân vườn

Cách trồng cỏ trang trí sân vườn

Để tiết kiệm chi phí, một số đơn vị hoặc cá nhân đã xắn tay lên tự thực hiện việc trồng cỏ, nhưng không phải ai cũng thành công.

Các công đoạn trồng cỏ cơ bản

Dọn dẹp mặt bằng, dùng cuốc xẻng đánh tơi đất, dọn dẹp rác thải, bê tông còn lẫn trong đất. Độ sâu cần thiết để trồng cỏ là 10 – 20cm.

Trộn thêm phân vào khu vực đất trồng cỏ, độ dày khoảng 2 – 4 cm.
Trồng cỏ
Đối với cỏ nhung, cỏ lông heo: xé nhỏ thành từng miếng vừa phải rồi trồng vào khoảng đất đã xử lý.
Đối với cỏ lá gừng, cỏ đậu và cỏ xuyến chi: trồng thành từng cụm rải đều từ 10 – 20cm.
Dùng đầm đầm nhẹ cỏ xuống để cỏ bám vào đất
Tưới nước cho ướt đều cả khu vực trồng cỏ.
Thu dọn và vệ sinh sạch sẽ toàn bộ khu vực trồng.

Lưu ý khi trồng cỏ sân vườn

Ánh nắng trong sân vườn

Lưu ý khi trồng cỏ sân vườn

Ai cũng biết ánh sáng rất có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cối, trong đó có cả cỏ.

Khi xác định được sân vườn có nhiều nắng hay không, chúng ta có thể lựa chọn được loại cỏ loại thích hợp sử dụng cho sân vườn nhất. Điển hình như không nên trồng cỏ nhung nhật hay cỏ lông heo ở nơi quá nhiều nắng mà hãy sử dụng cỏ lá gừng và ngược lại.

Xử lý mặt bằng

Trồng cỏ tuy dễ nhưng không có nghĩa chúng ta không cần phải xử lý mặt bằng. Cách tốt nhất là nên xới phần đất mặt lên và bón phân lót vào trước để tạo điều kiện cho cây và cỏ sinh trưởng và phát triển tốt.

Ngoài ra cũng cần xử lý mặt bằng khi hình thái và độ cao, độ bằng phẳng hay gồ ghề của mặt bằng chưa phù hợp với nhu cầu hoặc thiết kế có sẵn.

Chọn loại cỏ

Chọn cỏ phải dựa vào rất nhiều yếu tố như khí hậu, thời tiết, vị trí trồng, diện tích trồng và phong cách của sân vườn đó là gì nữa.

Thời tiết, khí hậu

Nói chính xác hơn là vùng miền. Bởi có một số loại cỏ lại khá kén khí hậu, chỉ phát triển được ở những nơi phù hợp.

Vị trí trồng cỏ

Vị trí trồng cỏ

Đó có thể là khu vực bên hông nhà, quan cảnh trước nhà, phía sau hoặc sân thượng, ban công…

Diện tích sân vườn

Đối với những sân vườn rộng rãi, có thể tạo đội thì nên dùng cỏ nhung, cỏ lông heo kết hợp với những mảng cỏ đậu hoặc cỏ xuyến chi.

Phong cách sân vườn

Lưu ý nếu chọn loại cỏ không phù hợp với tổng thể sẽ làm phá vỡ đi phong cách cũng như vẻ đẹp của sân vườn.

Chăm sóc thảm cỏ

Cho dù với bất cứ thứ gì, là cây hay là cỏ, nếu mong muốn chúng đẹp toàn diện thì chúng ta phải chăm sóc chúng, dù là loại dễ trồng, dễ phát triển nhất.

Do đó bạn hãy thường xuyên cắt tỉa cho thảm cỏ, loại bỏ đi những cây già, héo và trồng thêm cỏ mới nếu cần thiết.

Trong vòng 1 tháng sau khi trồng thì không nên bón phân mà chỉ cần tưới đầy đủ nước cho cây 1 – 2 lần/ngày, diệt trừ sâu bọ ngay sau khi phát hiện. Khi cỏ lên đẹp, vẫn phải duy trì tưới nước mỗi ngày 1 lần, xén cỏ và bón phân định kỳ hàng tháng.

Cách phòng trừ các loại sâu bệnh

Cách phòng trừ các loại sâu bệnh

Bassa: dùng để trị rầy
Fenbis: trị sâu ăn lá
Vibasu 10H: trị trùng trắng, sâu đất, sâu đục thân, dế, kiến…
Lưu ý: hãy sử dụng như trên bao bì hướng dẫn sử dụng nhé.

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi để thực hiện dịch vụ thi công trồng cỏ sân vườn – hãy yên tâm vì đội ngũ nhân viên của chúng tôi làm việc rất chuyên nghiệp – nhanh chóng – hài lòng thị hiếu khách hàng, đồng thời, thủ tục báo giá và chi phí cũng rất nhanh gọn, chắc chắn sẽ làm hài lòng được tất cả mọi người.

Lợi ích của thi công vườn sân thượng

Làm mát nhà: đây là biện pháp hết sức tối ưu để làm giảm quá trình hấp thụ nhiệt và gia tăng nhiệt độ hàng ngày trước sức nóng của đô thị hiện nay.

Lọc không khí: ai cũng biết rằng cây xanh góp phần cải thiện bầu bầu khí ô nhiễm, nhất là trong thành phố lớn, chúng giúp làm giảm lượng không khí độc hại trong việc sinh hoạt hằng ngày của mọi người.

Giảm lưu lượng nước mưa: khi trồng cây trên sân thượng, mảng xanh sẽ thấm được 80% lượng nước mưa, từ đó làm giảm áp lực cho hệ thống thoát nước mưa bên dưới.

Giảm tiếng ồn: mảng xanh cũng giống như một bức tường chắn lọc âm thanh, nó có thể giảm tới 80 dB với loại mái nhà thông thường đấy.

Giảm chi phí: với thời tiết nóng bức hiện tại, mái nhà xanh như một tấm chắn cách nhiệt, hấp thụ ánh nắng và giữ cho bên trong của ngôi nhà luôn luôn được mát mẻ, từ đó sẽ tiết kiệm được chi phí tiêu thụ điện.

Các lớp thi công vườn trên mái

Các lớp thi công vườn trên mái

Lớp bê tông (sàn bê tông sân thượng): tiến hành chống thấm bằng sơn chống thấm, nhựa đường, màng chống thấm…
Lớp Versicel: giúp thoát nước, không để tình trạng ngập úng xảy ra.
Lớp vải địa kỹ thuật: giúp ngăn các tầng trên không rơi xuống lớp thoát nước
Lớp cát sống: ngăn cản không cho đất sét bịt kín các lỗ thoát nước của vải địa.
Lớp đất trồng: đủ dày để có thể giữ nước và cung cấp dinh dưỡng tới cho cây.
Lớp cây trồng: tiến hành trồng những loại cây đã được chỉ định.

Những lưu ý khi thi công vườn trên mái

Vì là trồng ở sân thượng, trên mái, nên cũng có một số điểm khác biệt so với việc trồng cây dưới mặt đất:

Kiểm tra khả năng chịu tải: đất và chậu trồng cây nặng, và sẽ nặng hơn khi tưới nước, cho nên phải giới hạn chiều cao và khả năng chống thấm của cây.

Kiểm tra hệ thống nước: bạn cần một hệ thống đường ống cấp nước cho sân thượng, các cây trồng cần nhiều nước nên bạn hãy thiết là một hệ thống tưới tự động là tốt nhất, đỡ mất công chăm sóc.

Diện tích ánh sáng tiếp xúc: Hãy đảm bảo sân thượng có lượng nắng vừa phải, phù hợp với đặc điểm loại cây.

Nhiệt độ: phần nhiệt độ môi trường bị phản xạ từ trên bề mặt của mái nhà và các tòa nhà xung quanh sẽ ảnh hưởng đến cây cối, nên bạn hãy sử dụng mái che để bạn chế nắng nhé.

Gió: nhất là vị trí các tòa nhà, bạn có thể làm tường rào chắn gió để cây không bị rách lá, ngoài ra tường rào cũng đảm bảo cho thú cưng và trẻ em nửa.

Bước quan trọng nhất của việc trồng cây trên sân thượng là chống thấm, bởi nếu chống thấm không kĩ sẽ dễ gây ra mục sàn, nứt tường…

Do đó, việc chống thấm cho sàn là vô cùng quan trọng, chúng ta cần thực hiện những bước sau:

Bước 1: trát phẳng bằng vữa xi măng + cát vàng hoặc trát bo dốc chân tường. Nếu sàn cần lấy cốt gạch thì không cần trát dốc quá mà chỉ cần hơi cong để lưới gia cố chân không bị gập.

Bước 2: quét lót toàn bộ chân tường giữa sàn và tường gạch xây bằng vữa hồ dầu Latex + xi măng + nước.

Diện tích ánh sáng tiếp xúc

Bước 3: Dán lưới sợi thủy tinh lên các vị trí chân tường, góc cạnh của sàn. Khoảng 1 giờ là lớp lưới được cố định.

Bước 4: Trộn hỗn hợp vữa chống thấm trong khoảng 3 phút cho đến khi có được hỗn hợp đồng nhất.

Bước 5: Tiến hành thi công 02 lớp vữa chống thấm hai thành phần bằng chổi quét Quét sao cho lớp sau vuông góc với lớp trước để tránh lỗ mọt bọt khí, cách nhau 2-3 giờ đồng hồ.

Bước 6: Sự khô chậm của vữa sẽ đảm bảo sự bảo dưỡng đồng nhất và tính năng chống thấm cao. Sau đó ta lấy bạt che chắn để lớp chống thấm thoát hơi nước chậm, nếu trời râm mát thì không cần thiết, 2-3 tiếng sau tiến hành phun sương.

Bước 7: Tiếp đó ta đổ Water Seal vào bình phun sau đó phun lên toàn bộ mặt sàn và chân tường. Phun 2 lượt mỗi lượt cách nhau chừng 5- 10 phút để đảm bảo Water Seal thấm sâu nhất vào lớp vữa chống thấm đàn hồi và bê tông, tạo ra một lớp “Siêu chống thấm bền vững”.

Bước 8: Sau 24 giờ thi công lớp chống thấm thì các lớp chống thấm sẽ khô lại, ta tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24h trước khi tiến hành nghiệm thu.

Author: SÀI GÒN LIST
Sài Gòn List cùng cộng đồng chia sẻ những nội dung tích cực trong cuộc sống, làm việc trên nền tảng online marketing, làm dịch vụ sáng tạo nội dung, bài viết, hình ảnh, video clip, xây dựng phát triển thương hiệu cá nhân doanh nghiệp... Hợp tác phát triển Seeding, Review post, Guest post...
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments