Công dụng rất lớn của các loài cây cảnh có thể sử dụng làm thuốc

Công dụng rất lớn của các loài cây cảnh có thể sử dụng làm thuốc

Các loại cây vừa trồng làm cây cảnh vừa là thảo dược vốn được ưa dùng trong phòng bệnh, chữa bệnh theo cả kinh nghiệm dân gian và khoa học hiện đại.

Còn chần chừ gì mà bạn không trồng ngay những cây thuốc quý dễ trồng, dễ chăm này trong nhà.

Bạc hà

Bạc hà

Bạc hà là loại cây gia vị được sử dụng khá phổ biến. Bên cạnh đó, bạc hà thường được dùng để chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ…

Tinh dầu bạc hà cay có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ bằng cách ngửi. Tinh dầu bạc hà tự nhiên giúp thư giãn các cơ gây co thắt bụng, làm giảm tình trạng đau bụng đến 40%.

Lá bạc hà, tên gọi khác là bạc hà Âu, có tên tiếng Anh peppermint hoặc mint. Đây là một loại cây lai tự nhiên giữa Mentha aquatica và Mentha spicata nên cũng có tên khoa học là Mentha – piperita. Cây bạc hà có nguồn gốc từ khu vực châu Âu và Trung Đông, ngày nay nó được trồng phổ biến trên toàn thế giới.

Bạc hà thuộc loại cây cỏ sống nhiều năm và có xu hướng lụi tàn vào mùa đông. Thân cây mọc đứng hoặc mọc bò, có thể phát triển cao đến 1m. Lá bạc hà mọc đối, có hình trứng, mép khía răng và dài khoảng 4 – 9cm kèm chiều rộng khoảng 1.5 – 4cm. Lá có màu xanh đậm, xuất hiện lông ở cả hai mặt lá. Hoa của cây bạc hà có màu trắng hoặc tím hồng, tập trung nhiều ở kẽ lá.

Cây bạc hà phát triển tốt nhất ở những nơi ẩm ướt và dưới bóng râm. Toàn bộ cây bạc hà đều chứa tinh dầu thơm. Người ta thu hoạch lá và ngọn hoa để sử dụng vì chứa nhiều chất menthol. Bạc hà còn được làm chất tạo gia vị trong nhiều sản phẩm như kẹo, kem, trà và kể cả dầu gội và xà phòng tắm.

Bạc hà cũng đã trở thành loại thảo dược được sử dụng lâu đời vào khoảng 10000 năm trước vì nó có thể kích thích hệ tiêu hóa, sát trùng mạnh, chữa cảm sốt, ngạt mũi và đau bụng.

Cải thiện hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích, viết tắt IBS, là một loại rối loạn tiêu hóa rất phổ biến hiện nay, biểu hiện như đầy hơi, chướng bụng, đau dạ dày và làm thay đổi thói quen đi tiêu.

Việc điều trị IBS thường phải dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, trong đó việc sử dụng dầu bạc hà cũng được xem là phương thuốc thảo dược rất hữu ích. Vì trong bạc hà có chứa tinh dầu, hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng IBS:

Giảm các vấn đề về tiêu hóa

Tinh dầu từ lá bạc hà có thể thúc đẩy quá trình di chuyển của thức ăn trong dạ dày, nhờ đó mà giảm đi các triệu chứng khó tiêu và đầy hơi.

Thậm chí, trong một cuộc thử nghiệm lâm sàng ở những người bị chứng khó tiêu còn cho thấy thêm: khi sử dụng viên nang có thành phần dầu bạc hà và dầu caraway cũng sẽ có tác dụng như việc dùng một số loại thuốc để điều trị chứng khó tiêu, nhất là cải thiện tình trạng đau dạ dày.

Cải thiện chức năng của não bộ

Ngửi mùi thơm của tinh dầu bạc hà có thể giúp bạn cải thiện trí nhớ và sự tỉnh táo. Nghiên cứu diễn ra trên 144 người trưởng thành trẻ tuổi cho thấy: việc ngửi mùi thơm của tinh dầu bạc hà chỉ trong vòng 5 phút trước khi kiểm tra, kết quả cho thấy trí nhớ được cải thiện đáng kể.

Nghiên cứu khác chứng minh thêm: việc ngửi tinh dầu bạc hà trong khi lái xe sẽ góp phần làm tăng sự tỉnh táo và giảm cảm giác mệt mỏi, lo lắng.

Hơn nữa, trong một nghiên cứu khác còn chứng minh thêm: hương thơm của dầu bạc hà còn tác dụng trong việc tăng thêm sinh lực để cơ thể không có cảm giác mệt mỏi mà vẫn không gây ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của não.

Giảm đau khi cho con bú

Phụ nữ đang cho con bú, có thể sử dụng tinh dầu bạc hà dưới nhiều hình thức khác nhau để điều trị các vết nứt và tình trạng đau núm vú.

Đây là kết quả của cuộc nghiên cứu đã được tiến hành trên nhiều bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú và thoa nhiều dạng dầu bạc hà khác nhau lên vùng da – xung quanh núm vú sau mỗi lần cho con bú. Họ có thể sử dụng tinh dầu chuyên dụng hoặc pha tinh dầu bạc hà nguyên chất với nước hoặc một hợp chất gel có lợi khác.

Ngoài ra, việc thoa tinh dầu bạc hà còn cho thấy hiệu quả hơn so với việc dùng sữa mẹ vắt ra trong việc ngăn ngừa tình trạng nứt núm vú, xuất hiện quầng vú và giảm đau núm vú. Chẳng hạn, như kết quả nghiên cứu được tiến hành trên 216 bà mẹ đang cho con bú, chỉ ra rằng: việc bôi gel bạc hà trị nứt núm vú hiệu quả hơn so với việc dùng thuốc mỡ lanolin và giả dược.

Xô thơm

Xô thơm

Xô thơm thuộc họ húng, là cây cảnh có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và thường được trồng nhiều tại các nước Nam Mỹ. Công dụng chính của xô thơm là kháng viêm, nhất là viêm họng, miệng, viêm lưỡi dùng dạng thuốc súc miệng; dùng dưới dạng trà trị khó tiêu, rối loạn đường ruột, tiêu chảy.

Ngoài ra, xô thơm còn có tác dụng giảm sưng đau khi bôi. Đặc biệt, chị em phụ nữ chắc chắn phải trồng loại cây này vì nó còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và hạ đường huyết.

Cây xô thơm mang mùi thơm rất đặc trưng. Ở một số quốc gia người ta trồng rất nhiều trang trại xô thơm để phục vụ cho việc chiết xuất tinh dầu nguyên chất.

Tinh dầu xô thơm có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân trầm cảm, ngoài ra nó còn chống co giật, kháng khuẩn, kích thích ham muốn, dưỡng da, trị mụn, ngăn rụng tóc,…

Những công dụng của cây xô thơm (đơn sâm)

Cây xô thơm có tên khoa học là: Salvia officinalis. “Salvia” có nguồn gốc là “Salvire”, trong tiếng Lating nghĩa là “chữa lành”.

Từ thời Ai Cập cổ người ta đã sử dụng cây xô thơm – Clary Sage để làm thuốc tê.

Vào thế kỉ I Công Nguyên, Bác sĩ Hy Lạp Dioscorides đã chứng minh cây xô thơm có tác dụng cầm máu, giảm nhiễm trùng và giúp vết thương nhanh lành.

Ngày nay cây xô thơm thường được sử dụng với công dụng chính là kháng viêm. Có tác dụng tốt trong việc điều trị viêm họng, viêm lưỡi, nhiệt miệng, khó tiêu, rối loạn đường ruột, tiêu chảy…

Ngoài ra xô thơm còn có tác dụng giảm sưng khi bôi ngoài da, còn đối với tinh dầu xô thơm nguyên chất nó có thể giúp kháng nấm, kháng siêu vi, giảm tiết mồ hôi và giảm nguy cơ bị ung thư.

Phát hiện gần đây nhất cho thấy hạt xô thơm rất giàu omega-3, omega-6 và omega-9 kích thích sự phát triển của trí não và bảo vệ tim mạch.

Đối với người cao tuổi nếu sử dụng xô thơm thường xuyên có thể giảm tình trạng mất trí nhớ.

Xô thơm giúp tăng hương vị cho món ăn

Xô thơm có vị nồng ấm, hơi cay, pha chút vị đắng nó tạo hương vị rất riêng cho các món ăn.

Xô thơm dậy mùi hơn ngò tây nhưng lại nhẹ nhàng hơn các loại rau húng quế, không nồng quá cũng không nhẹ quá. Vì thế nó thường được dùng để tăng hương vị cho các món ăn, giúp món ăn đậm và thơm hơn.

Cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương thường được biết đến như một loại gia vị sử dụng trong nấu ăn. Ngoài ra, cỏ xạ hương còn là loại kháng sinh tự nhiên rất tốt. Nó có thể được dùng làm chất khử trùng hiệu quả, giúp mau lành vết thương, vết xước, trầy da…

Sử dụng cỏ xạ hương còn có tác dụng chống buồn nôn, giúp tiêu hóa dễ dàng, chữa viêm giác mạc mắt, phong tê thấp, chuột rút; ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm thanh quản, viêm phế quản,…

Tốt cho thần kinh và sức khỏe

Cỏ xạ hương đã được sử dụng làm thuốc từ thế kỷ đầu tiên trước Công nguyên. Người Hy Lạp coi cỏ xạ hương là vị thuốc giúp cải thiện trạng thái tinh thần, người La Mã sử dụng nó để điều trị chứng trầm cảm, lo âu và làm tỉnh những trường hợp bị ngất hoặc dùng sau cơn động kinh. Ở châu Âu từ thời Trung Cổ, cỏ xạ hương đã được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh như rối loạn tiêu hóa, xương khớp, ho, cúm và điều hòa kinh nguyệt. Những thế kỷ sau, cỏ xạ hương được dùng phổ biến trong điều trị các vấn đề tiêu hóa, nhiễm trùng đường hô hấp. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, tinh dầu xạ hương bắt đầu giữ vai trò sát khuẩn trong điều trị thương tích chiến trường.

Ngày nay, y học sử dụng cỏ xạ hương để trị liệu xoa bóp, điều trị ho, cảm lạnh, cúm, viêm phế quản, hen phế quản, giảm có thắt cơ trơn dạ dày và ruột.

Trong cỏ xạ hương có chứa tinh dầu thơm (thymol, carvacrol, borneol, geraniol…) có tác dụng giảm ho, giảm khó thở (chống co thắt phế quản, làm chất nhày đường hô hấp dễ tống ra, làm dịu sự đau rát họng). Tinh dầu xạ hương còn có tác dụng thư giãn, chống viêm, ngăn chặn sự phát triển của khối u, kháng vi khuẩn virut và nấm. Những tác dụng kể trên của cỏ xạ hương đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu khoa học và được chứng minh lâm sàng ở rất nhiều bệnh nhân trên thực tế. Không chỉ có tinh dầu, trong cỏ xạ hương, cây đinh lăng phong thủy còn chứa nhiều chất flavonoid có tính chống ôxy hóa đáng kể. Ngoài ra trong đời sống, tinh dầu xạ hương còn được sử dụng làm hương liệu thơm cho nước hoa, xà phòng thơm, mỹ phẩm, nước súc miệng, kem đánh răng…

Cách sử dụng cỏ xạ hương:

Trà: Dùng 1 muỗng cà phê lá xạ hương khô hoặc 2 muỗng cà phê lá xạ hương tươi hãm trong phích nhỏ 300ml. Sau đó đổ ra cốc, có thể cho thêm mật ong sẽ dễ uống hơn, ngon hơn. Khi ho nhiều có thể dùng ngày uống 3 lần, mỗi lần 100ml.

Thuốc sắc hoặc chế phẩm chiết xuất từ cỏ xạ hương: Thường được kết hợp với các loại thảo dược khác để điều trị các bệnh về hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản…). Cách thức sử dụng cụ thể tùy theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Tạo mùi thơm giúp thư giãn tinh thần: Dùng đèn xông tinh dầu, cho nước vào bề mặt đĩa xông của đèn, nhỏ 5 – 7 giọt tinh dầu xạ hương, bật đèn để mùi hương lan tỏa trong phòng. Hoặc rang muối nóng già, đặt lên muối vừa rang 2 – 3 cành cỏ xạ hương tươi.

Dương xỉ

Dương xỉ

Dương xỉ là loại cây mọc hoang và thường phát triển nhanh ở những vùng nhiệt đới và những nơi có khí hậu ẩm ướt, độ ẩm cao. Vì đặc tính dễ trồng nên gần đây dương xỉ là loại cây cảnh rất được ưa chuộng.

Ngoài ra, dương xỉ còn có thể dùng chữa các bệnh như lang ben, bạch biến, mỏi gối, đau lưng, phòng hàn thấp, tay chân nhức mỏi, bạch đới, tiêu chảy, tiểu són do thận hư… Khi bị chảy máu hoặc bong gân, nhai hoặc giã nát lá dương xỉ đắp lên vết thương sẽ giúp cầm máu, bớt đau.

Tác dụng của cây dương xỉ

Nếu bạn hỏi cây dương xỉ có tác dụng gì thì tôi xin trả lời là tác dụng cây dương xỉ có rất nhiều. Với ngoại hình đẹp, kích thước vừa phải lại có sức sống tốt, cây dương xỉ là loại cây phù hợp để trồng làm cảnh. Giống như một số loại cây như lưỡi hổ hay phú quý, cây dương xỉ cảnh có tác dụng thanh lọc không khí. Các loại khí độc như asen, xylen,…hay các loại bức xạ điện từ từ các thiết bị máy tính đều có thể bị cây hấp thụ. Vì vậy trồng một cây dương xỉ trong nhà làm cảnh là một lựa chọn không tồi, đặc biệt là cho dân văn phòng.

Hơn nữa, vượt trội so với các loại cây khác, cây dương xỉ trồng trong nhà rất dễ sống và dễ chăm sóc. Bạn không cần quá lo lắng về việc cây dễ chết như một số cây cảnh khác. Màu xanh và các lá mọc dày khiến cây nhìn rất mát mắt và xinh xắn. Cây có sức sống cao nên có thể trồng cả thủy sinh và chậu đất trưng bày ở mọi vị trí trong nhà mà bạn muốn. Bạn cũng có thể trồng xương xỉ trong bể cá, khe nước hay hòn non bộ cũng rất đẹp mà tự nhiên hài hòa.

Hẳn các bạn khó tin rằng cây dương xỉ chữa bệnh gì được nhưng dương xỉ lại là một loại dược liệu có nhiều tác dụng trong đông y. Dương xỉ là loài cây ăn được và khá giàu dinh dưỡng. Các loại protein, chất khoáng, chất béo, vitamin và nhiều chất đều có trong cây dương xỉ. Các loại vi khuẩn có lợi trong cây giúp chống viêm, thanh nhiệt và giải độc đối với con người. Vì vậy ta có thể ăn lá cây dương xỉ để chống viêm, trị lở loét, mẩn ngứa.

Xương xỉ xay thành bột cũng được xem như một loại thuốc bôi ngoài chữa bệnh ngoài da như lang ben, vảy nến hay bạch biến. Các chiết xuất dương xỉ được điều chế thành dạng kem bôi da giúp ngăn chặn tia cực tím và chống ung thư da. Thường xuyên bôi cây dương xỉ lên da sẽ giúp bạn có một làn da căng mịn và phòng ngừa nguy cơ lão hóa.

Chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và vi sinh vật tốt cho con người, dương xỉ được xem như một loại thuốc bổ chữa một số bệnh. Các bệnh của đàn ông như đau lưng, mỏi gối, di tinh hay tiểu són do thận hư đều có thể chữa khỏi với thuốc sắc từ cây dương xỉ. Công dụng của cây dương xỉ quả là thật nhiều phải không nào.

Bồ công anh

Bồ công anh

Bồ công anh thường được sử dụng làm món salad và có nhiều protein hơn rau bina. Lá bồ công anh rất giàu canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali, mangan và vitamin A, C, E, K, B1, B2, B6. Gốc của nó có chứa canxi, sắt, kali, lưu huỳnh, silic, magiê, chất diệp lục và phốt pho.

Theo y học cổ truyền, một số dược tính của bồ công anh như sau: chống loãng xương, chữa rối loạn gan mật, suy nhược cơ thể, các rối loạn trên hệ bài tiết, viêm tuyến vú, tắc tia sữa.

Tính vị và tác dụng của cây bồ công anh

Theo Đông Y thì cây bồ công anh có tính mát, vị đắng nhẹ, mùi thơm nồng có tác dụng vào kinh, tâm, can và thành nhiệt, tiêu viêm, giải độc hữu hiệu.

Bồ công anh có tác dụng điều trị bệnh sưng vú, tắc tia sữa rất tốt cho chị em phụ nữ vì nó có chất kháng sinh tự nhiên rất tốt và an toàn.

Các bạn có thể kết hợp bồ công anh với các cây thuốc nam khác để điều trị bệnh về dạ dày, ăn uống khó tiêu.

Bồ công anh còn có thể hỗ trợ điều trị các bệnh tiểu đường, hạ đường huyết.

Bồ công anh có tính mát nên nó sẽ giúp giải độc, làm mát gan, lợi mật, tăng bài tiết dịch mật.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể dùng bồ công anh để điều trị mụn nhọt đang sưng mủ, hay bị mụn nhọt nhờ tính kháng viêm của nó.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây bồ công anh

Bài thuốc chữa tắc tia sữa từ cây bồ công anh

Với những người mẹ đang cho con bú thì có thể áp dụng 2 cách chữa tắc tia sữa bằng bồ công anh như sau:

Cách đắp thuốc: Dùng 100gr lá bồ công anh tươi, rửa sạch, giã nát và cho vào một ít muối rồi đắp lên 2 bên vú từ 1 – 2 lần/ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Cách uống thuốc: Dùng 100gr bồ công anh khô, 50gr sài đất, 50gr lá quýt rửa sạch, hòa với 300ml nước và đun nhỏ lửa khoảng 15 phút đến khi sôi rồi chắt lấy nước uống.

Bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày từ cây bồ công anh

Để tăng hiệu quả chữa bệnh đau dạ dày từ bồ công anh thì người bệnh có thể kết hợp với các dược liệu khác theo công thức dưới đây:

20gr lá bồ công anh
15gr lá khôi
10gr lá khổ sâm

Cách chế biến: Mang tất cả nguyên liệu trên bỏ vào ấm với 500ml nước sạch rồi đun sôi khoảng 15 phút để uống 3 lần mỗi ngày. Uống liên tục trong vòng 10 ngày rồi nghỉ 3 ngày, sau đó lại tiếp tục uống cho tới khi bệnh thuyên giảm.

Bài thuốc chữa viêm phế quản, viêm phổi từ cây bồ công

Với đặc tính kháng viêm thì cây bồ công anh được rất được tin dùng trong các bài thuốc viêm phế quản, viêm phổi sau đây:

40gr bồ công anh.
20gr vỏ rễ dâu.
10gr tía tô.
10gr kim ngân hoa.
10gr cam thảo.

Cách chế biến: dùng tất cả nguyên liệu trên sắc với 200ml nước sạch cho tới khi chỉ còn 50ml nước và kiên trì uống mỗi ngày.

Bài thuốc điều trị tá tràng, viêm loét dạ dày từ cây bồ công

Nếu như bạn đang bị bệnh viêm dạ dày, tá tràng thì có thể thực hiện bài thuốc chữa từ cây bồ công anh như sau:

40gr bồ công anh.
20gr nghệ vàng.
20gr lá khôi.
10gr mai mực.
5gr cam thảo.

Cách chế biến: Người bệnh rửa sạch những nguyên liệu rồi đun cùng với với 200ml nước, mỗi ngày uống 1 thang.

Bài thuốc điều trị đau mắt, sưng đỏ từ cây bồ công anh

Trong bồ công anh có chứa rất nhiều vitamin A nên rất tốt cho mắt và các bạn có thể sử dụng bài thuốc từ loại cây này để chữa bệnh đau mắt cũng rất tốt:

40gr lá bồ công anh
10gr dành dành

Cách chế biến: bạn làm sạch nguyên liệu rồi đem đi đun sôi với 200ml nước xuống còn 100ml. Chia làm 2 lần uống mỗi ngày, thực hiện 1 thang 1 ngày cho tới khi khỏi bệnh.

Cúc vạn thọ

Cúc vạn thọ

Trong y học cổ truyền, hoa cúc vạn thọ cũng là một kho thuốc có lợi cho sức khỏe. Dược liệu có vị đắng cay mùi thơm tính mát không độc có tác dụng kháng khuẩn chống viêm tiêu đờm, giảm đau, trừ giun sán…

Trà hoa cúc vạn thọ có thể chữa các loại viêm loét, còn nước ép hoa và lá cũng hoạt động như một loại thuốc diệt côn trùng.

Cây hoa cúc vạn thọ được biết đến là loài cây biểu tượng cho sự thất vọng, sự ghen ghét, nhưng nó còn mang một ý nghĩa biểu tượng tốt đẹp hơn, đó là biểu tượng cho sự trường tồn, vĩnh cửu. Do vậy, loài cây độc đáo này có thể được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Cây hoa cúc vạn thọ cũng giống như cây hoa mẫu đơn được tận dụng rất nhiều vào việc trang trí khuôn viên mỗi ngôi nhà hay các công trình xây dựng khác. Chúng thường trồng nền, trồng viền, được cắt tỉa gọn gàng hoặc tạo thành các kiểu dáng đặc biệt ở sân vườn, vỉa hè, đường phố, công viên, trường học, bệnh viện,…

Ngoài ra, cây hoa cúc vạn thọ còn có công dụng rất lớn trong việc điều trị một số bệnh như đau dạ dày, tiêu chảy, đau bụng hay làm mát gan. Do đó, giá trị kinh tế của loài cây này cũng tương đối lớn.

Cúc dại

Cúc dại

Ít ai biết rằng cây cúc dại mọc tràn lan ngoài đường lại có tác dụng chống ung thư hiệu quả.

Ngoài ra, cúc dại còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau, chống viêm, nhuận tràng, cải thiện các vấn đề về da, giải quyết các vấn đề tinh thần như lo lắng, bất an.

Hoa oải hương

Hoa oải hương

Tinh dầu và hoa oải hương khô thường được sử dụng để ướp hương, làm nước hoa, sáp thơm. Hương thơm của hoa vốn được biết đến với tác dụng làm tinh thần thư thái, thoải mái.

Nhưng ngoài ra, hoa oải hương còn có tác dụng trị gàu, giảm ngứa hay sưng tấy da, trị chứng đầy hơi, phòng ngừa và ngăn chặn virut trong không khí.

blank
Author: SÀI GÒN LIST
Sài Gòn List cùng cộng đồng chia sẻ những nội dung tích cực trong cuộc sống, làm việc trên nền tảng online marketing, làm dịch vụ sáng tạo nội dung, bài viết, hình ảnh, video clip, xây dựng phát triển thương hiệu cá nhân doanh nghiệp... Hợp tác phát triển Seeding, Review post, Guest post...
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận