Nguồn nước sinh hoạt của người dân bị nhiễm xăng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng

Nguồn nước bị nhiễm xăng trong các nguồn nước sinh hoạt  và các đồng ruộng tại Hà Tĩnh tồn tại rất lâu và đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng  đến sức khỏe người dân , gây ra tâm trạng lo lắng và nhiều căn bệnh nguy hiểm đang chực chờ để cướp đi mạng sống người dân.
11anh chot 1413814463292 20141021151406 u2guabt1pn
Hàng ngàn hộ dân ở các xã Hương Long và Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh luôn sống trong lo lắng do dùng nước nhiễm xăng độc hại. Chỉ trong vòng 4 năm nay, làng Hương Thanh thuộc xã Hà Linh có tới 23 người chết vì căn bệnh ung thư. Hàng chục người ở xã Hương Long cũng thiệt mạng do căn bệnh này. Nhiều người khác đang ủ bệnh, đợi ngày “trao” tính mạng cho thần chết.
40 năm uống nước nhiễm xăng
Kho xăng dầu trong chiến tranh bị phá hủy, ngấm xuống lòng đất đã khiến hàng ngàn hộ dân 2 xã Hương Long và Hà Linh phải uống nước nhiễm xăng hơn 40 năm qua. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các xóm 6, 12, 13 thuộc xã Hương Long với hơn 300 giếng nước, gần 400 ha đồng ruộng, ao hồ phải bỏ hoang. Nhiều nơi đào sâu xuống lòng đất vẫn có thể bật lửa đốt cháy.
Ông Phan Anh Đào (70 tuổi, ngụ xóm 12), đã sống ở Hương Long hàng chục năm, quá quen với mùi xăng nồng nặc bay ra từ các giếng nước, ao hồ. “Gia đình tôi đã đào chục cái giếng tìm nước sinh hoạt nhưng cái nào cũng bị nhiễm xăng, màu nước vàng khè, váng nổi đầy. Xung quanh các mương rãnh thì chỉ cần gió thổi nhẹ qua là ngửi thấy mùi xăng nồng nặc. Cây cỏ còn không sống nổi huống chi con người” – ông lo ngại. Bà Lê Thị Cương (xóm 6, xã Hương Long) cho biết: “Nhà nào cũng đào ít nhất 5-6 cái giếng để lấy nước dùng nhưng đều phải bỏ. Nước nấu lên chuyển thành màu đen, váng đóng không tan. Nước này dùng giặt quần áo cũng vàng hết”.
Ngoài trồng lúa và nuôi cá ở ao hồ, người dân nơi đây không có công ăn việc làm gì khác. Thế nhưng, do nguồn nước nhiễm xăng nặng, lúa và cá cũng không sống nổi. Họa may có con cá nào sống sót thì nấu lên cũng toàn mùi xăng, không thể ăn được.
Bệnh ung thư ám ảnh làng quê
Theo báo cáo của Trạm Y tế xã Hà Linh, từ năm 2007-2012, toàn xã có 132 người chết, trong đó 40 người do ung thư. Từ tháng 8-2012 đến tháng 4-2013, xã Hà Linh cũng đã có 10 người chết vì ung thư. Một số người ở đây đang điều trị bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Chỉ những ngôi mộ chưa cải táng ở nghĩa trang, một người dân cho biết hầu hết là nạn nhân của căn bệnh ung thư. Chị Trần Thị Thủy (xóm 1, xã Hà Linh) tâm sự: “Chị tôi là Trần Thị Hương mất năm 2006 vì bệnh ung thư. Hai năm sau, chồng tôi cũng mất vì ung thư khi mới 38 tuổi. Chúng tôi luôn nơm nớp lo sợ, chỉ bị cảm cũng đã thấy lo….”.
Nỗi đau mất người thân ám ảnh khôn nguôi, cộng thêm nỗi lo sợ bệnh ung thư khiến người dân nơi đây héo mòn. Theo bà Lê Khánh Toàn, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Hà Linh, năm 2010, trạm đã lấy mẫu nước ở những gia đình có người chết vì ung thư gửi Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hương Khê để kiểm tra nhưng do thiếu kinh phí, người dân lại không có tiền nộp làm xét nghiệm nên đến nay vẫn chưa biết kết quả.
“Chúng tôi chưa rõ nguyên nhân tại sao trong xã có quá nhiều người chết vì bệnh ung thư, nghi ngờ lớn nhất là do nguồn nước nhiễm xăng. Chúng tôi đã báo cáo tình hình lên cấp trên để xem xét sự việc” – ông Đặng Văn Mậu, Phó Chủ tịch HĐND xã Hà Linh, lo lắng.
Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đánh giá mức độ nhiễm xăng, trên cơ sở đó tìm giải pháp giúp các hộ dân 2 xã Hương Long và Hà Linh.
Mùa khô phải mua nước
Năm 2009, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc đã tài trợ mỗi gia đình sống trong vùng bị ô nhiễm nặng ở Hương Long và Hà Linh một chum đựng nước mưa khoảng 2 m3. Mùa mưa, các gia đình hứng nước để nấu ăn, uống hằng ngày. Đến mùa khô, người dân lại phải sang các xã lân cận mua nước về dùng. Những hộ khác không có điều kiện vẫn phải dùng nguồn nước nguy hiểm này.
Author: SÀI GÒN LIST
Sài Gòn List cùng cộng đồng chia sẻ những nội dung tích cực trong cuộc sống, làm việc trên nền tảng online marketing, làm dịch vụ sáng tạo nội dung, bài viết, hình ảnh, video clip, xây dựng phát triển thương hiệu cá nhân doanh nghiệp... Hợp tác phát triển Seeding, Review post, Guest post...
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận