Kỹ thuật trồng hai loại cây may mắn và cây vạn lộc mang tài lộc cho dân văn phòng

Kỹ thuật trồng hai loại cây may mắn và cây vạn lộc mang tài lộc cho dân văn phòng

Cây may mắn có ý nghĩa phong thủy mang lại sự may mắn, tài lộc cho chủ nhân. Cây còn có thể giúp cho gia chủ luôn tinh thông và sáng suốt và phù hợp với những công việc và tài chính của bạn và mang nhiều tài lộc như ý đến cho gia đình của bạn. Mỗi cây may mắn- cây tài lộc thường có 3 hoặc 5 quả, chia thành hình tròn bao quanh phần dưới thân cây tài lộc góp phần tạo vẻ đẹp hài hòa cho chậu cây.

Cây may mắn có ý nghĩa phong thủy

Kỹ thuật trồng cây may mắn và cách chăm sóc cây vô cùng đơn giản bởi cây may mắn có thể thích nghi với môi trường văn phòng thiếu ánh sáng và nhiệt độ thấp rất tốt. Cây cũng phù hợp với những người bận rộn, hay đi công tác xa ít có thời gian chăm sóc.

Dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng và đất trồng

Bạn có thể trồng cây may mắn tài lộc ở chậu nhựa, sứ, đất nung… Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Cây may mắn tài lộc ưa phát triển trên nền đất có độ mùn cao, khả năng giữ ẩm tốt và thoát nước nhanh. Bạn có thể dùng đất tribat trộn với sơ dừa theo tỷ lệ 2:1 để tạo ra loại đất thích hợp nhất đối với cây.

Nhiệt độ thích hợp để cây may mắn tài lộc có thể sống và lá luôn tươi từ 15 – 28 độ C. Ở điều kiện nhiệt độ trên 35 độ C cây dễ bị khô héo và cháy lá.

Trồng cây
Đầu tiên, bạn trồng cây tài lộc lên phần đất đã chuẩn bị trước. Sau đó gieo hạt giống cỏ may mắn sau. Rải hạt giống đều lên mặt đất, các hạt giống không được chồng lên nhau, hạt cách hạt từ 1 – 2mm, để hạt lên mầm đều và đẹp thì phải gieo đều tay và đảm bảo mật độ trồng 0,5 – 0,8g/1m2.

Nén nhẹ hạt cỏ may mắn xuống giá thể, đảm bảo 2/3 hạt nằm dưới mặt đất để đảm bảo hạt hút được chất dinh dưởng từ giá thể. Tưới phun sương sau khi gieo hạt. Bảo quản giá thể nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và mưa. Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể mua sẵn chậu cây có bán ở các tiệm cây cảnh.

Chọn chậu và nhiệt độ thích hợp trồng cây may mắn

Chọn chậu và nhiệt độ thích hợp trồng cây may mắn

Cây may mắn có thể cao trung bình từ 15-20 cm, khi kết hợp với các mẫu chậu khác nhau sẽ cho những kích thước khác nhau tùy theo từng loại chậu. Cây may mắn sống tốt trong môi trường máy lạnh, môi trường có ánh nắng không gay gắt. Nếu muốn cây cứng cáp hơn có thể mang cây phơi nắng trong khoảng thời gian từ 8h đến 8h30 sáng trong ngày.

Kỹ thuật trồng cây may mắn
Trước khi tiến hành trồng cây may mắn, cách tốt nhất để cây sinh trưởng và phát triển xanh tốt, có độ cao vừa phải cần dùng một cái chậu có kích thước lớn hơn cả về chiều cao và đường kính chậu cây may mắn. Chậu phải được vệ sinh sạch sẽ. Sau đó đổ nước vào chậu, ước lượng mực nước cao ngập mặt cỏ chậu cây may mắn rồi nhẹ nhàng đặt chậu cây may mắn vào trong chậu nước. Chú ý nước phải ngập mặt cây may mắn. Để cây may mắn trong chậu nước khoảng 15-20 phút.

Sau đó lấy chậu cây may mắn ra, đặt nó lên một đĩa lót. Đợi khoảng 2-3 phút cho phần nước thừa rút ra khỏi chậu cây may mắn và chảy xuống đĩa lót. Để chậu ráo nước và mang chậu trang trí lại chỗ cũ. Nên nhớ cần phun sương lên lá và cỏ của chậu cây may mắn.

Một điểm chú ý nữa trong kỹ thuật trồng cây may mắn đó là nếu sử dụng cho chậu cây may mắn quá khô nước hoặc bị hạn thì phải đảm bảo là cây may mắn đã trưởng thành (lá dày và xanh đậm).

Cách chăm sóc

Cách chăm sóc

Cây phù hợp với ánh sáng nhẹ, tuy nhiên để cây xanh tốt nên đem ra phơi nắng từ 15-30 phút/ngày vào buổi sáng.

Nên tưới phun sương lên lá và cỏ của chậu cây may mắn tài lộc. Tuy nhiên, cần lưu ý đến độ ẩm ướt của đất, tránh trường hợp cây bị khô héo do cung cấp lượng nước không đủ.

Cây cỏ may mắn có thể sống từ 6-8 tháng trong điều kiện chăm sóc bình thường. Sau 6-8 tháng, cây tài lộc vẫn còn sống, chỉ cần gieo lại cỏ may mắn nếu bạn muốn giữ lại chậu cây.

Phòng bệnh
Cây may mắn thường bị mắc bệnh lá trắng, Nếu thấy hiện tượng này cần dùng khăn ẩm lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng nên để cây cách ly khỏi các cây khác rồi mới trị bệnh. Khi phát hiện cây có hiện tượng úa, khô héo, rụng lá,…phải có những biện pháp nhanh chóng để phục hồi sức sống cho cây. Nên đặt cây ở môi trường khí hậu mát mẻ, thoáng, tránh gió mạnh, nắng gắt gây ảnh hưởng đến sự sống của cây tài lộc – cây may mắn.

Kỹ thuật hồi phục khi cây bị khô héo
Cây bị khô do không được tưới đủ lượng nước: Lá cây sẽ biến nhạt vàng, mặt lá nhăn và không bóng, cuống lá uốn mềm, cả lá rủ xuống, phía dưới lá vàng khô rồi lan rộng lên cả lá. Nếu không kịp thời cung cấp đủ lượng nước, cây sẽ chết khô.

Cây bị tưới nước quá nhiều: Nước sẽ bịt kín các kẽ hở trong đất dẫn đến không khí không vào được trong đất, gây ra tình trạng thiếu oxy và rễ cây bị thối. Cây thường có biểu hiện màu lá non nhạt, sau đó lá vàng. Để cứu sống cây, lập tức ngừng tưới nước, xới đất, bón phân, cải thiện điều kiện thoáng khí của cây.

Kỹ thuật hồi phục khi cây bị khô héo

Nhiệt độ không khí quá cao: Trong mùa nóng, cây dễ bị khô do cường độ ánh sáng mặt trời mạnh. Cách khắc phục rất đơn giản, chỉ cần chuyển cây đến nơi râm mát ngay lập tức.

Thiếu ánh sáng: Đa số cây xanh rất ưa ánh sáng, nếu để cây ưa sáng vào bóng râm lâu ngày lá cây vàng héo, cây sinh trưởng chậm hoặc không sinh trưởng. Để giải quyết tình trạng này, chỉ cần di chuyển cây ra nơi có ánh sáng đầy đủ. Chú ý trong điều kiện khí hậu nóng bức vẫn phải tránh để dưới ánh nắng trực xạ, đặc biệt là vào buổi trưa.

Cây thiếu phân: Cây có dấu hiệu lá bị vàng, không ra cành nhánh, không ra hoa do cây thiếu dinh dưỡng, lâu ngày không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Cách khắc phục: Thay đất mới cho cây (nếu cây trồng trong chậu), bón phân định kì.

Bón quá nhiều phân cho cây: Nhiều người sẽ lầm tưởng bón càng nhiều phân thì cây càng nhanh phát triển, ra hoa, ra quả càng sớm. Nhưng nếu lượng phân thừa quá nhiều sẽ dẫn đến mép lá khô vàng. Khi phát hiện ra tình trạng này cần ngay lập tức ngừng bón phân và tưới nhiều nước lã hoặc lập tức đảo chậu thay đất mới.

Đất trồng cây có độ kiềm cao, độ chua cao: Cây có loại ưa đất chua, có loại ưa đất kiềm, đất trung tính, vì vậy nếu cây sinh trưởng trong môi trường đất không phù hợp sẽ dẫn đến bị khô héo. Đối với đất có độ kiềm cao, lá cây sẽ biến dần sang màu trắng, lúc này cần thay chậu, chuyển sang đất chua hoặc thường xuyên tưới sunphat sắt 0,2%, hoặc tưới phèn pha loãng. Còn đối với đất có độ chua cao, cây sẽ bị vàng lá, cành thưa, cách khắc phục: đảo chậu thay đất, trong đất cần trộn thêm tro bếp, vôi.

Không khí quá khô: Tình trạng này diễn ra lâu sẽ dẫn đến cây bị khô ngọn lá, trên lá xuất hiện đốm cháy, cuốn lá (đặc biệt là các loài cây rực rỡ để trong phòng). Để khắc phục rất đơn giản, chỉ cần dùng nước phun mặt lá và cành

Cây bị kích thích mạnh:

Cây bị kích thích mạnh

Khi cây hoa còn non, bị kích thích mạnh của điều kiện môi trường, dễ phát sinh sự ngăn cản sinh lý, thậm chí dẫn đến cây bị chết.

Nếu dùng phân hóa học hoặc thuốc trừ gặp nhiệt độ cao và đột nhiên có gió lạnh, trong không khí có hơi độc, cây sinh trưởng kém lá khô vàng.

Hay khi đốt lò sinh ra khí CO là một loại khí có hại cho cây. Nhiều người không tìm hiểu tác hại của khí độc này, để chậu hoa đặt dưới bếp lò, làm cho cây chết .

Cho nên, khi sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu cần phải rất cẩn thận, nồng độ không nên quá cao. Trong mùa nóng, buổi trưa không thể dùng nước lạnh tưới hoa, không để chậu hoa gần bếp.

Ky thuat trong hai loai cay may man va cay van loc 9

Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.

Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ. Đợi đến khi cây có sức sống trở lại hãy thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây.

Để cây may mắn không đơn điệu và trở nên cuốn hút sinh động hơn có thể đính những phụ kiện trang trí đi kèm như con đường màu xanh dưới gốc cây, ngôi nhà chim, những viên đá, đá dặm bước hay những chú bướm xinh xắn đậu trên cành….

Kỹ thuật trồng cây vạn lộc

Kỹ thuật trồng cây vạn lộc

Cây vạn lộc tượng trưng cho sự may mắn, năng lượng tràn đầy và mang sự thịnh vượng, no đủ cho gia chủ. Cây vạn lộc được ưa chuộng làm cây nội thất, cây văn phòng vì có tác dụng điều hòa và thanh lọc không khí rất tốt cho sức khỏe con người. Đồng thời cây vạn lộc còn tạo không gian năng động, tươi mát cho ngày làm việc thêm hiệu quả.

Cây Vạn Lộc có tên khoa học Aglaonema rotundum pink, thuộc họ Araceae ( ráy ) có hoa. Cây còn có tên gọi khác là cây Thiên Phú. Cây có xuất xứ từ Thái Lan, Indonesia cây phù hợp với khí hậu và xuất hiện nhiều ở khu vực Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và Bắc Ấn Độ.

Ưu điểm của trồng cây thủy sinh
Đối với dân văn phòng, hoặc những người muốn đặt cây cảnh trên bàn làm việc, tủ, kệ trong nhà, việc trồng cây thủy sinh có thể giúp người trồng linh hoạt trong việc đặt cây cảnh, dễ chăm sóc, tạo cảnh quan sang trọng hơn cho chậu cây.

Đồng thời, việc vệ sinh chậu cây cũng dễ dàng hơn, do không bị vương vãi đất cát khắp nơi. Cây Vạn Lộc được trồng thủy sinh sẽ giúp cân bằng các yếu tố trong Ngũ hành. Lá cây thuộc hành Hỏa (màu đỏ, hồng), thân cây nằm ở hành Mộc, trồng thủy sinh sẽ gia tăng yếu tố hành Thủy.

Nếu người trồng thuộc các mệnh trên thì có thể trồng cây mà không sợ kiêng kỵ gì

Nếu người trồng thuộc các mệnh trên thì có thể trồng cây mà không sợ kiêng kỵ gì.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vạn lộc

Kỹ thuật trồng cây vạn lộc có thể trồng trong nước, trồng trong dung dịch thủy canh và trồng tốt nhất trong đất. Nhưng dù được trồng ở môi trường nào, cây vạn lộc cũng rất dễ chăm sóc, không cần phải mất quá nhiều công sức để trang trí.

Trước khi trồng cây vạn lộc cần chú ý tới khâu chọn đất và làm đất sao cho đất tơi xốp thoáng khí giàu chất dinh dưỡng. Sau đó hãy trộn hỗn hợp đất trồng theo tỷ lệ 1:1:1:1:1 bao gồm đất mặt, than bùn, chất mùn, trấu nguyên liệu, cát.

Cây vạn lộc chỉ chịu được độ chiếu sáng tối đa là 40%, nếu vượt qua ngưỡng này sẽ có hiện tượng cháy lá, xuất hiện đốm vàng, lá khô héo dẫn đến chết cây. Độ ẩm phù hợp từ 50-70%, cây sẽ sinh trưởng và phát triễn rất tốt. Khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, cây sẽ bị căng thẳng dẫn đến kém phát triễn, còi cọc. Cây vạn lộc là cây hút nước mạnh nên tưới nước mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn để cung cấp đủ nước cho cây phát triển.

Chăm sóc cây vạn lộc trồng trong nước

Chăm sóc cây vạn lộc trồng trong nước

Vì là loại cây lá màu, có nhiều sắc tố, nên nơi đặt chậu cần phải có ánh sáng, ít nhất cần 2-3 giờ ánh sáng tự nhiên. Cây vạn lộc có thể trưng bày trong nhà, nơi ít ánh sáng và trong môi trường máy lạnh, tuy nhiên ít nhất 1 tuần 1 lần ta mang cây ra hứng ánh sáng tự nhiên, đây là một cách để hạn chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho cây. Lưu ý là không nên phơi cây ra ngoài ánh nắng buổi trưa ( từ 11 – 15 h).

Định kỳ 5-7 ngày thay nước cho cây vạn lộc trồng trong nước, kết hợp bổ sung dung dịch dinh dưỡng, rửa sạch những bợn dơ bám trên rễ, cắt bỏ rễ bị hư, thối nhũn.

Cây vạn lộc trồng trong nước dễ hay bị thối ở cuống lá sau một thời gian trồng do ta đặt ở nơi ít ánh sáng và không được hứng nắng thường xuyên, gặp trường hợp này ta cắt bỏ lá bị thối , dùng vòi nước để rửa sạch toàn bộ cây, nhất là rửa sạch các chỗ bị thối, rửa sạch bình và thay nước trong bình.

Cách trồng và chăm sóc cây

Trồng cây

Cách trồng và chăm sóc cây

Đầu tiên, bạn nên lựa chọn chậu/bình trồng cây thích hợp. Lời khuyên đưa ra là chọn chậu cây bằng thủy tinh trong suốt để dễ dàng quan sát bộ rễ bên trong.

Có thể biến tấu bằng cách trồng cây trong ly thủy tinh, vỏ bóng đèn dây tóc hoặc chai nhựa kiểu đều được.

Để cố định bộ rễ không bị trồi lên trên mặt nước và giữ vững cây đứng thẳng, bạn nên có thêm giỏ cây nhựa hoặc một vài viên sỏi.

Người ta thường sử dụng sỏi trắng, sỏi màu hoặc viên bi màu hơn giỏ nhựa vì vừa có thể trang trí cho chậu thêm bắt mắt, sinh động.

Trước khi trồng cây vào chậu, người trồng cần nhẹ nhàng tách cây ra khỏi đất trồng cũ, cẩn thận tránh làm đứt hay giập nát rễ.

Dùng nước sạch rửa bộ rễ cho đến khi không còn bám đất hay bất kỳ thứ gì khác. Cho nước sạch vào chậu trồng, thêm một lượng dung dịch dinh dưỡng phù hợp và đặt cây vào.

Thay nước

Thay nước

Cây thủy sinh cần thay nước định kỳ 1 lần/tuần đối với mùa hè. Mùa đông bạn có thể để 10 ngày rồi thay vẫn được. Nước dùng để thay nên là nước sạch hoàn toàn, không mặn, không phèn, không axit.

Nếu sử dụng nước máy, hãy thao tác bằng cách để nước qua đêm hoặc mang ra phơi nắng cho bay hết clo rồi hẵng sử dụng để thay nước. Trong quá trình thay nước, bạn nên rửa sạch bộ rễ lại một lần, cắt bỏ rễ hư, thối nhũn và lau bề mặt trong ngoài của chậu trồng.

Đồng thời cũng bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng cho cây đủ điều kiện sinh trưởng và phát triển.

Cung cấp ánh nắng
Cây Vạn Lộc trồng trong nước dễ hay bị thối ở cuống lá sau một thời gian trồng nếu ta đặt ở nơi ít ánh sáng và không được hứng nắng thường xuyên.

Với trường hợp này, hãy cắt bỏ lá thối, dùng vòi nước rửa sạch toàn bộ cây, rửa bình và thay nước cho cây.

Điều quan trọng nhất, 1 tuần phải đem cây ra phơi nắng nhẹ 1 lần vào lúc sáng sớm, phơi trong vòng khoảng 2-3 tiếng để cây có màu sắc lá đẹp hơn.

Sâu bệnh gây hại

Sâu bệnh gây hại

Các bệnh thường gặp ở cây vạn lộc là thối cây do vi khuẩn Erwinia carotovora hoặc nấm lęgniowe tấn công. Bệnh héo Fusarium do nấm Fusarium gây ra, hiện tượng thân cây chuyển sang màu đen và thối rửa dần. Ngoài ra, vạn lộc còn là món ăn ưa thích của ốc sen, cào cào, rầy, bọ trĩ. Tác nhân gây bệnh cho vạn lộc thường bắt nguồn từ đất trồng, vì vậy để cây không bị bệnh, người ta áp dụng trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng.

Nhân giống
Cây vạn lộc được nhân giống bằng cách tách chồi, tách cây con ra khỏi bụi rồi đem gieo trồng trong điều kiện mát mẻ, độ ẩm tốt. Cũng cần phải biết rằng, cây cảnh bày trí trong nhà thì không nên thay nước quá nhiều, mỗi lần thay phải lấy cây ra rửa sạch phần rễ, không đổ nước ngập hết bộ rễ để tránh làm cây bị ngộp.

Thông thường cây vạn lộc được trồng trong chậu và dùng để trang trí ngoài trời tạo một khung cảnh nhiệt đới cho khu vườn của bạn vào mùa hè và trang trí không gian trong nhà của bạn vào mùa đông. Vạn lộc là cây có màu lá sặc sỡ: đỏ, cam, hồng, xanh cẩm thạch… viền lá có màu xanh lục. Với màu sắc nổi bật đó nên cây vạn lộc sẽ góp phần tô điểm thêm không gian sống và làm việc của gia đình bạn.

blank
Author: SÀI GÒN LIST
Sài Gòn List cùng cộng đồng chia sẻ những nội dung tích cực trong cuộc sống, làm việc trên nền tảng online marketing, làm dịch vụ sáng tạo nội dung, bài viết, hình ảnh, video clip, xây dựng phát triển thương hiệu cá nhân doanh nghiệp... Hợp tác phát triển Seeding, Review post, Guest post...
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận