Đặc điểm loài cây vừa rực rỡ vừa chống được sâu bệnh nên trồng trong vườn

Đặc điểm loài cây vừa rực rỡ vừa chống được sâu bệnh nên trồng trong vườn

Có thể bạn thường chọn cây và hoa bằng trực giác, màu sắc hoặc hình dáng, kích thước của chúng. Nhưng lần này hãy thử chọn các loại cây trồng trong vườn dựa vào khả năng đẩy lùi sâu bệnh của chúng.

Cây Bạc hà

Cây Bạc hà

Bạc hà phù hợp trồng với loại đất thoát nước tốt nhưng vẫn phải ẩm, trồng trong bóng râm và cần chăm sóc ít. Nhiều người thích bạc hà vì hương thơm đậm của nó. Nhưng một số động vật và sâu bọ không chịu nổi mùi bạc hà. Vì thế, khi khu vườn của bạn có bạc hà thì sẽ không có kiến, muỗi, sên, ốc và chuột.

Đặc điểm cây bạc hà: có mùi thơm; thân thảo, cao khoảng 20 – 40cm, nhiều nhánh ngắn, màu nâu. Thân cây bạc hà ngọn có lông, gốc nhẵn. Lá bạc hà là lá đơn, mọc hình chữ thập, không nhẵn, có vị the mát. Cây bạc hà lá hình mác hoặc bầu dục, có răng cưa, mặt trên sẫm hơn mặt dưới.

Hoa cây bạc hà nhỏ, mọc thành cụm ở nách lá gần ngọn, các cụm hoa mọc đứt đoạn. Cây bạc hà có hoa màu trắng, hồng hoặc tím nhạt. Cây bạc hà ra hoa vào khoảng tháng 6-9.

Cây bạc hà được dùng để sát trùng, trị bệnh cảm cúm, nhức đầu, đau bụng… hoặc dùng chế biến thức ăn.

Cây bạc hà dễ sống, dễ trồng, thích nghi với điều kiện tự nhiên. Cây bạc hà có thể trồng trong chậu hoặc sân vườn để tạo không gian xanh, lấy thuốc trị bệnh.

Cách dùng cây bạc hà chữa bệnh gan

Cách dùng cây bạc hà chữa bệnh gan

Tinh chất trong bạc hà được cho là có khả năng ngăn ngừa ung thư hiệu quả, giúp mát gan, thanh nhiệt, giải độc tố do thực phẩm gây hại cho sức khỏe.

Nước bạc hà, mật ong, chanh giúp thải độc gan
Nguyên liệu chuẩn bị:
Lá bạc hà tươi: 20g
Nước cốt chanh/cam: 1 quả
Mật ong rừng: 1 – 2 muỗng cà phê hoặc tùy lượng ưa thích

Cách làm:
Lấy lá bạc hà rửa sạch, đun sôi nhỏ lửa với 1 lít nước lọc trong khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Để nước bạc hà nguội rồi mới thêm nước cốt chanh/cam, tránh cho lúc nước nóng sẽ bị đắng. Sau đó, thêm mật ong cho dễ uống, khuấy đều là có thể dùng được.
Các tinh chất trong bạc hà kết hợp cùng vitamin C trong chanh và các vitamin khác trong mật ong giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống oxy hóa. Hỗn hợp có hương thơm, vị chua ngọt, mát lạnh rất dễ uống lại rất hữu hiệu trong việc giải độc gan, giải rượu tốt, hạn chế nóng trong, mụn nhọt, rôm sẩy.

Trứng ốp bạc hà tăng cường chức năng gan

Trứng ốp bạc hà tăng cường chức năng gan

Nguyên liệu chuẩn bị:
Lá bạc hà tươi: 10g
Trứng gà: 2 quả

Cách làm:
Đập trứng vào bát, thêm lá bạc hà bỏ cuống, một chút dầu ăn muối vừa ăn và khuấy đều.
Bắc chảo nóng vừa và đổ phần trứng bạc hà đã chuẩn bị, có thể cuộn hoặc lật cho 2 mặt chín đều là được.
Món trứng ốp bạc hà chứa hàm lượng lớn protein, lecithin, các nguyên tố vi lượng từ trứng. Kèm theo đó là tinh chất bạc hà giúp giảm tích tụ chất độc hại, thông gan, bồi bổ sức khỏe. Dù món ăn có chứa dầu ăn nhưng chỉ một lượng nhỏ, vẫn nằm trong tầm kiểm soát mỡ máu nên không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một vài lưu ý nhỏ về việc dùng bạc hà rằng:

Những đối tượng như người bệnh huyết áp cao, người ra nhiều mồ hôi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng bạc hà.
Bạc hà cũng không nên dùng quá nhiều bởi có thể gây đau đầu, nổi mụn, co giật hoặc tê liệt thần kinh.
Không kết hợp bạc hà với cua, cá.
Không dùng bạc hà khi đang dùng các loại thuốc kháng acid hay thuốc kháng sinh cyclosporin.

Cây Dạ yến thảo

Cây Dạ yến thảo

Dạ yến thảo phát triển tốt trong thời tiết nắng nhẹ, nhưng cần tránh gió. Mỗi cây cần được trồng cách nhau khoảng 30cm. Dạ yến thảo là một trong những loài hoa được trồng trong vườn phổ biến nhờ màu sắc tươi sáng và xinh xắn. Loài hoa này cũng có khả năng đặc biệt là xua các loài sâu bọ như rầy, rệp, bọ cánh cứng.

Dạ yến thảo là cây thân thảo nên có ba dạng sau: cây bụi rủ, cây bụi đứng và dạng biển sóng. Giống cây dạ yến thảo gồm hoa đơn, hoa kép và hoa dạ yến thảo biển sóng. Loài hoa này sở hữu rất nhiều màu sắc, trên thế giới hiện đã có 150 màu khác nhau.

Cây phát triển và nở hoa quanh năm, hoa nhỏ cao tầm 5cm, lớn hơn khoảng 9cm và khi trưởng thành là 12cm. Cây sinh trưởng được tốt trong môi trường rét và hơi thiếu ánh sáng. Dạ yến thảo tỏa ra mùi hương Benzen nhẹ nhàng, dễ chịu.

Ứng dụng của cây hoa dạ yến thảo
Với vẻ đẹp quyến rũ của dạ yến thảo, bạn có thể sử dụng cây để trang trí trong nhiều không gian, từ vườn hoa, phòng khách cho đến bạn công, dạ yến thảo đều toát lên vẻ dịu dàng, quý phái. Hoa dạ yến thảo để bàn cũng được ứng dụng nhiều trong không gian văn phòng, nội thất nhà ở.

Ý nghĩa của cây hoa dạ yến thảo

Ý nghĩa của cây hoa dạ yến thảo

Người ta thường nói dạ yến thảo là loài hoa mang trên mình một sức sống mãnh liệt, tượng trưng cho tình yêu và sự cảm thông, chia sẻ. Cây hoa dạ yến thảo phong thủy thường được rất nhiều người đặt mua để tặng cho người thân, người yêu hay cặp vợ chồng với ý muốn hạnh phúc.

Tác dụng của cây hoa dạ yến thảo
Đây là loại hoa có tác dụng để trang trí nhà ở, văn phòng… Mang đến cho bạn một không gian tươi mới và sinh động. Ngắm nhìn màu sắc của hoa tốt cho sự điều tiết của mắt. Trong phong thủy cây da yến thảo đại diện cho nguồn năng lượng tràn đầy, sinh sôi nảy nở. Vì thế khi đặt cây trong phòng, gia chủ sẽ luôn có một sức khỏe tốt, gặp nhiều vận may mắn.

Hướng dẫn cách chăm sóc hoa dạ yến thảo
-Ánh sáng: không cần quá chói chang, nắng sớm nhẹ là được.
-Phân bón: Sau 15-20 ngày bổ sung dưỡng chất nhẹ cho cây bổ lần. Hoà 2 lít nước với 1 thìa phân NPK và bón cho cây 1 lần/tuần.
-Đất trồng: màu mỡ, xốp và thoát nước tốt. Cây ưa ẩm nên tưới nước cho cây đầy đủ, phải đủ dinh dưỡng cây mới phát triển được hoàn thiện.
-Tưới nước: đều đặn, tưới quanh gốc. Nên sử dụng nước sạch để tưới cho cây.

Những lưu ý khi chăm sóc cây hoa dạ yến thảo
-Nếu không được chăm sóc đều đặn, tưới nước thường xuyên thì cây sẽ sinh bệnh, thối rễ, mọc nấm và không phát triển theo đúng quy trình.
-Chăm sóc đến khi cây trưởng thành, chiều cao tầm 20cm thì ngắt ngọn để thân cây mọc thêm nhiều nhánh nhỏ, sai hoa hơn.

Cây hoa dạ yến thảo để bàn

Cây hoa dạ yến thảo để bàn

Hoa dạ yến thảo để bàn thường có chiều cao khoảng 20-35 cm là vừa tầm. Bạn có thể trang trí cây trên bàn uống nước để làm phòng khách của mình sinh động hơn. Hoặc để cây ở bàn làm việc, giúp điều tiết mắt mỗi khi mệt mỏi và giúp bạn có thêm nguồn năng lượng tích cực để tập trung vào công việc hơn.

Dạ yến thảo để bàn thường có kích thước nhỏ hơn một chút. Hoa vẫn có đầy đủ màu sắc để bạn lựa chọn sao cho phù hợp với không gian của mình.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hoa dạ yến thảo
Trồng dạ yến thảo, bạn cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

-Những ngày đầu khi trồng hoa nên đặt giỏ hoặc chậu ra nơi mát mẻ, thông thoáng cho cây bén rễ. Chờ đến khi cây khỏe mạnh và cứng cáp thì đem cây ra khu vực có đủ ánh sáng cho cây quang hợp.

-Tưới nước thường xuyên cho cây 2 lần/ngày, nên sử dụng bình xịt tưới cây để tránh trường hợp cây bị úng nước.

Hướng dẫn cách chọn mua cây hoa dạ yến thảo
Để chọn mua cây hoa dạ yến thảo đẹp, bạn cần chú ý đến các đặc điểm của cây. Nếu đặt ở bàn uống nước, bạn có thể chọn những cây có chiều cao vừa phải từ 20-35 cm. Nếu đặt ở cửa nhà, ban công nên chọn cây cao khoảng 50cm.

Hoa dạ yến thảo hợp với người mệnh Mộc. Tuy nhiên vì đây là loài hoa có nhiều màu sắc nên bạn có thể chọn màu sao cho phù hợp với bản mệnh của mình. Ví dụ mệnh Hỏa, bạn có thể chọn hoa màu hồng, đỏ… Trong 12 con giáp, hoa dạ yến thảo phù hợp với tất cả các tuổi.

Cây hoa Cúc

Cây hoa Cúc

Cúc cần không gian để phát triển chiều cao và chiều rộng – khoảng 30cm đến 1 mét. Hoa cúc sống tốt dưới ánh sáng mặt trời, đất cần ẩm và thoát nước tốt. Hoa cúc có thể đẩy lùi kiến, ve, chấy, nhện, bọ bạc.

Đặc điểm nổi bật của cây hoa cúc
Rễ cây Cúc thuộc loại rễ chùm, phần lớn rễ phát triển theo chiều ngang, phân bố ở tầng đất mặt từ 5-20cm. Kích thước các rễ không có quá chênh lệch nhau, số lượng rễ rất lớn do vậy khả năng hút nước và dinh dưỡng rất mạnh. Cúc là loài hoa chủ yếu trồng bằng nhân vô tính nên các rễ không phát sinh từ mầm rễ cúc của hạt mà từ những rễ mọc ở mấu của thân.

Thân cúc thuộc thân thảo nhỏ, có nhiều đốt giòn dễ gãy càng lớn càng cứng, cây dạng đứng hoặc bò. Kích thước thân cao hay thấp, to hay nhỏ, cứng hay mềm phụ thuộc vào từng giống và thời vụ trồng cũng như các chăm sóc cây.

Đặc điểm nổi bật của cây hoa cúc

Lá cúc thuộc loại lá đơn, mọc so le nhau bản lá xòe như hình chân chim, lá cúc có màu sắc hay kích thước như thế nào còn phụ thuộc vào từng giống và cách chăm sóc cây. Thường thì mỗi một chu kỳ sinh trưởng cây cúc có từ 30-50 lá trên thân.

Hoa cúc chủ yếu có 2 dạng đó là hoa lưỡng tính và hoa đơn tính, mỗi bông lại hồn nhiều cánh hoa nhỏ gộp lại trên 1 cuống hoa nhìn thích mắt. Hoa cúc có nhiều màu sắc khác nhau như màu đỏ, hồng, tím, trắng, vàng… hoa cúc có thể có 1 màu hoặc nhiều màu trên 1 bông vì thế hoa cúc rất đẹp và được ưa chuộng nhiều.

Tác dụng và ý nghĩa của cây hoa cúc

Tác dụng và ý nghĩa của cây hoa cúc

Hoa cúc mang nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy vào giống hoa và màu sắc của hoa nó lại mang ý nghĩa riêng biệt, ví dụ hoa cúc trường thọ tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu còn hoa cúc trắng lại tượng trưng cho sự thuần khiết, trong sáng, hoa cúc tím tượng trưng cho tình yêu…

Cây cúc cho hoa đẹp, thời gian nở của mỗi bông dài vì thế nó được trồng nhiều để trang trí, làm đẹp cảnh quan, môi trường cây thường được trồng ở công viên, sân vườn, vườn hoa, đường phố…hay trồng trong chậu, cũng có thể được ngắt bông cắm lọ nữa nhé. Nó không chỉ làm đẹp mà còn giúp làm cho bầu không khí thêm trong lành, mát mẻ hơn nữa. Cây cúc quả thật là một loài hoa có nhiều tác dụng đem lại đời sống tinh thần thoải mái, thư thái hơn cho con người.

Cây Hoa oải hương

Cây Hoa oải hương

Oải hương cũng là loài hoa cần không gian để phát triển. Hãy nhớ trồng các hạt cách nhau 60cm đến 1 mét. Oải hương không thích đất ẩm và thoát nước kém, nhưng nó có thể phát triển tốt ở đất cằn cỗi. Oải hương cũng là “khắc tinh” với các loài sâu bọ như ruồi, bướm đêm và bọ chét.

Nụ hoa oải hương có thể làm túi thơm để làm thơm các đồ vật khác; cũng có thể pha trà mùi thơm đặc biệt của hoa có tác dụng trợ giúp giấc ngủ. Hoa oải hương là một loài thực vật đẹp, trồng thành từng cánh đồng hoa tạo cảnh quan cho môi trường, cũng có thể trồng trong vườn nhà.

Oải hương (tên khoa học là Lavandula angustifolia) là một loại cây thuộc họ hoa Môi (Lamiaceae), tên tiếng Anh là lavender, là loại cây bụi thường niên có màu tím đặc trưng và mùi thơm nồng. Từ thời trung cổ, nó đã được dùng làm hương liệu và thảo dược. Ngoài ra tinh dầu oải hương còn có tác dụng: đuổi côn trùng, sát thương, thuốc an thần, chất kháng khuẩn.

Oải hương

Hoa oải hương là loài cây bụi, thân cao từ 30 – 100cm, phần lớn các loài toàn thân mọc lông trắng chi chít, toàn thân tỏa ra mùi thơm. Cây mọc thẳng, phân cành nhánh, cành non có hình tứ lăng, cành mọc trong năm có thể gỗ hóa ngay. Lá mọc đối xứng, tùy từng chủng loại mà có hình dạng khác nhau, lá non nhiều lông màu trắng mọc chi chít, lá trưởng thành tùy từng loại là có màu xám bạc, xám xanh hoặc xanh thẫm. Nhiều loại có cành hoa dài, hoa mọc trên đỉnh, mỗi cụm khoảng 5 -10 bông hoa nhỏ chụm thành, có nhiều màu như: lam, lam tím, tím sẫm, phấn hồng, trắng; hoa nở từ tháng 6-9.

Hoa oải hương là hương thảo điển hình

Hoa oải hương là hương thảo điển hình ở khu vực Địa Trung Hải, ưa mùa đông ấm áp, ẩm ướt, mùa hè mát mẻ, không yêu cầu khắt khe với nhiệt độ, sinh trưởng bình thường ở điều kiện nhiệt độ 10 – 30 độ C. Ưa ánh sáng, ánh sáng không đủ sẽ ảnh hưởng tới hoa nở và sản lượng tinh dầu. Có khả năng chịu hạn khá tốt, không chịu được ngập úng, không kén chọn đất trồng, sinh trưởng tốt ở đất chất cát thoát nước tốt và hơi khô, ưa đất có chứa đá vôi nhẹ.

Tinh dầu hoa oải hương được chiết xuất từ ngọn hoa cây oải hương bằng phương pháp chưng cất hơi nước, là loại tinh dầu phổ biến và lâu đời nhất thế giới. Ngoài hương thơm dịu mát mang lại cảm giác dễ chịu, tinh dầu hoa oải hương còn được sử dụng để làm thảo dược chống trầm cảm, an thần và kháng khuẩn, sát trùng chống viêm.

Cây Cúc Calendula

Cây Cúc Calendula

Cúc Calendula chắc chắn sẽ góp phần làm khu vườn của bạn tươi sáng hơn. Loài hoa này thích ánh nắng, đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Ngoài việc đẩy lùi một số sâu bọ như bọ cánh cứng, cúc Calendula còn có khả năng thu hút các loài côn trùng có lợi như ruồi giấm để giúp kiểm soát sự sinh sôi của rệp.

Thân của nó có thể cao từ 20 đến 55 cm, nói chung là thẳng hoặc mọc nghiêng, có đầy đủ các nhánh nhìn chung nó được bao phủ bởi lá cho đến khi nó đạt gần hết phần trên. Các lá của cây kim tiền có số đo gần đúng khoảng 7 đến 14 x 1 đến 4 cm, chúng được trình bày xen kẽ, chúng đơn giản, với hình dạng thuôn dài hình mũi mác, hình trứng hẹp, thuôn dài hoặc cũng có hình dạng tương tự như thìa.

Hoa của nó có màu vàng tia, với giai đoạn ra hoa có thể duy trì quanh năm, đóng cửa vào ban đêm và sau đó mở ra vào lúc bình minh. Các chùm hoa của nó có dạng chương có thể rộng từ 3 đến 5 cm, với màu vàng trở nên hơi cam.

Quả mà loài cây này tạo ra là quả có đường cong, thường là chủ yếu trên lưng chúng có một loại cánh màng hoặc gai lưng được trình bày xen kẽ với các cimbiforms khác có kích thước nhỏ hơn, với hình dạng giống hình xương chậu. Hoa cúc vạn thọ Chúng tạo ra một mùi không được dễ chịu cho lắm và về vị của nó thì nó khá đắng.

Calendula chăm sóc và trồng trọt

Calendula chăm sóc và trồng trọt

Chúng ta có thể bắt đầu chuẩn bị luống gieo hạt bằng cách bảo vệ chúng trong những ngày cuối đông, theo cách này chúng tôi ngăn ngừa thiệt hại do lạnh và đẩy nhanh quá trình nảy mầm của hạt, vì những hạt giống này yêu cầu nhiệt độ từ khoảng 16 ° C để nảy mầm. Một cách khác chúng ta có thể trồng trực tiếp trên mặt đất vào những ngày đầu tiên của mùa xuân.

Sau điều này và khi hạt đã nảy mầm và chúng ta quan sát thấy rằng chúng ta có cây nhỏ của mình, khi mùa xuân bắt đầu, chúng ta phải bắt đầu với cây vạn thọ ghép.

Rễ của loại cây này thường phát triển đến khoảng 30 cm. Vì vậy, điều mà chúng ta phải lưu ý nếu muốn chọn chậu và đó là cúc kim tiền là loại cây có thể chịu được nhiệt độ trên núi khá tốt, như khí hậu khô hạn, nhưng cũng có khả năng chịu nhiệt độ thấp.

Nó cần đất có đủ chất hữu cơ

Nó cần đất có đủ chất hữu cơ, theo cách này, chúng ta phải đặt lượng phân bón cần thiết. Trái đất bao phủ nó phải được thông khí đầy đủ. Khi nói đến việc tưới nước cho cây, chúng ta phải làm liên tục, đặc biệt là trong những tháng ấm hơn. Mặt khác, trái đất phải có đủ độ ẩm tránh úng.

Khi cây được một năm tuổi chúng ta phải cắt tỉa nó để loại bỏ tất cả các cành khô héo và cũng để giúp những bông hoa mới nở ra với lực lớn hơn. Tương tự, nếu để chúng trong chậu, chúng ta phải thay đất, trộn thêm một ít mùn để tránh cây bị thiếu chất dinh dưỡng.

Nó là một loại cây cần ánh sáng mặt trời một cách trực tiếp, để bằng cách này nó có thể phát huy hết vẻ đẹp của nó, tuy nhiên, nó có khả năng phát triển ở những nơi có bóng râm.

Cây Húng quế

Cây Húng quế

Húng quế là một loại gia vị mang nhiều hương thơm cho món ăn. Bạn có thể trồng húng quế xen vào các luống rau, trong chậu hoặc thùng xốp. Loại cây này có khả năng xua đuổi muỗi và ruồi, chống sâu bệnh.

Những công dụng của húng quế
Rau húng có rất nhiều công dụng, cụ thể là:
Loại rau này rất tốt cho hệ tiêu hóa vì tinh dầu có trong lá kích thích cho việc dễ tiêu hóa thức ăn. Vì thế, nó thường được cho vào các món ăn để trị chứng khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy và cả rối loạn dạ dày. Bên cạnh đó, nó có tác dụng giảm bớt khí gas trong dạ dày và cung cấp một lượng chất sắt, canxi và các loại vitamin C. Nó còn là một chất xơ có lợi trong ăn uống.

Rau húng quế khi dùng sống hay ăn chung với các loại thực phẩm khác rất tốt cho tim mạch và hệ hô hấp. Nó tốt cho người mắc bệnh cao huyết áp và có thể điều trị cảm lạnh, viêm phế quản và cả ho gà, hen suyễn.

Theo đông y, loài cây này có tác dụng chống lão hóa và chống viêm hiệu quả. Tinh dầu húng chó có chất chống oxy hóa mạnh nên có thể ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Nó còn có khả năng chống lại các yếu tố độc hại từ môi trường và ngăn một số bệnh ung thư.

Những công dụng của húng quế

Ngoài ra, do rau húng quế có vị cay, nóng và mùi thơm dễ chịu có tác dụng giúp thư giãn tinh thần, làm ra mồ hôi và chống stress và trầm cảm.

Chỉ cần dùng nửa thìa quế mỗi ngày nó có tác dụng giảm lượng đường trong máu. Nó điều chỉnh lượng glucose và cải thiện mức insulin trong cơ thể. Từ đó, nó sẽ tốt cho cân nặng và bệnh tim mạch.

Rau húng quế có tác dụng chữa bệnh ngoài da hiệu quả. Nó là liệu pháp dưỡng tóc và dưỡng da tốt. Sử dụng tinh dầu có trong rau còn có thể điều trị các chứng bệnh về da và trị mụn trứng cá hiệu quả.
Loại rau này còn có thể giảm lượng cholesterol xấu và các acid béo xấu trong máu.

Đặc điểm của loài rau húng quế

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ tinh dầu húng quế, nó sẽ hạn chế tối đa sự phát triển của rất nhiều loại vi khuẩn như khuẩn tụ cầu và khuẩn hình que. Rau húng quế có thể tăng cường hệ miễn dịch, và giảm mệt mỏi.

Đặc điểm của loài rau húng quế
Húng quế là một loài cây cao thân thảo có khả năng sống lâu. Nó thường mọc thành bụi nhỏ và cao khoảng 0.3m. Thân cây nhẵn mịn, có màu tím và không có lông.

Rau húng quế có lá đơn, mọc đối, xanh thẫm và mọc rậm và mùi thơm đặc biệt. Hoa của cây này thường nhỏ mọc thành chùm đơn và có tràng màu trắng hoặc màu tía. Và hoa này thường mọc thành cụm 5-6 bông cách nhau.

Quả húng quế thường chứa hạt đen, hay còn được gọi là hạt é. Và khi ngâm vào nước sẽ có lớp mỏng màu trắng bao quanh.

Cây Chi mỏ hạc

Cây Chi mỏ hạc

Chi mỏ hạc là loài hoa được trồng phổ biến trong vườn. Chúng cần chậu có lỗ thoát nước, đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời từ 4 đến 6 tiếng.

Cây mỏ hạc hay còn được gọi là cây lão quan thảo. Đây là một loại cây sống lâu năm, có thân mảnh và thường cao từ 50cm- 160cm. Thân cây có lông màu trắng và có nhiều cành. Lá mỏ hạc mọc đối xứng, cuống lá dài và phiến là tròn. Mặt trên của lá có màu xanh đậm, lông ít trong khi mặt dưới màu xanh nhạt và nhiều lông hơn.

Hoa mỏ hạc mọc chủ yếu ở phần nách của lá, đỉnh của các cành. Hoa thường có 5 lá đài xanh nhạt, màu trắng, gân hoa màu tím nên nhìn thoáng qua sẽ thấy hoa màu tím hồng. Quả nang mỏ hạc khi chín sẽ tự tách thành 5 phần khác nhau. Hạt giống hình trứng, mỗi ô sẽ có 1 hạt và có màu nâu đen khi chín. Cây mỏ hạc ra hoa trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7. Quả loại cây này chính từ tháng 8 đến tháng 10.

Một số bài thuốc trị đau nhức xương khớp từ cây mỏ hạc

Theo quan niệm y học cổ truyền, mỏ hạc là loại cây có tính mát, vị chua có công dụng chỉ tả, thu liễm, hoạt huyết, bồi bổ gân cốt, thông kinh hoạt lạc, trừ phong thấp và thanh nhiệt giải độc. Chủ trị đối với các bệnh phong thấp, gân xương đau nhức, bại liệt bị co rút, tiêu chảy và kiết lỵ trong một thời gian dài.

Một số bài thuốc trị đau nhức xương khớp từ cây mỏ hạc
Đau nhức xương khớp là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Đối với mỗi bệnh sẽ có những bài thuốc điều trị bằng cây mỏ hạc cụ thể.

Bài thuốc giảm đau thần kinh tọa

Bài thuốc trị đau xương khớp do viêm khớp: 6 gram cây mỏ hạc, sinh khương, uy linh tiên và thiên niên kiện- mỗi vị thuốc 15 gram. Cho tất cả những vị thuốc sắc cùng với 550ml nước đến khi còn khoảng 250ml. Chia nước thuốc thành 3 phần để uống 3 lần trong ngày. Kiên trì thực hiện liệu trình trong vòng 10 ngày.

Bài thuốc giảm đau thần kinh tọa: uy tiên linh, cây mỏ hạc- mỗi vị thuốc 15 gram, 12 gram nhũ hương, ý dĩ nhân, bạch thược- mỗi vị thuốc 30 gram, 2 gram cam thảo. Tất cả những vị thuốc được rửa sạch sắc cùng với 700ml nước đến khi còn khoảng 300ml. Chia thuốc thành 3 phần để uống mỗi ngày. Liệu trình uống thuốc kéo dài 10 ngày.

Cây mỏ hạc có khả năng điều trị giảm đau nhức xương khớp đạt kết quả tối ưu. Tuy nhiên, do cơ địa của mỗi người và tình trạng đau nhức khác nhau do đó người bệnh cần được thăm khám và tư vấn cụ thể trước khi sử dụng bài thuốc với thành phần chính là cây lão quan thảo.

blank
Author: SÀI GÒN LIST
Sài Gòn List cùng cộng đồng chia sẻ những nội dung tích cực trong cuộc sống, làm việc trên nền tảng online marketing, làm dịch vụ sáng tạo nội dung, bài viết, hình ảnh, video clip, xây dựng phát triển thương hiệu cá nhân doanh nghiệp... Hợp tác phát triển Seeding, Review post, Guest post...
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận