Kỹ thuật trồng chăm sóc hoa thiên lý loài hoa mang ý nghĩa của người Việt

Kỹ thuật trồng chăm sóc hoa thiên lý loài hoa mang ý nghĩa của người Việt

Chắc hẳn không ai trong chúng ta lại không biết đến loài hoa thiên lý phải không nào? Loại hoa này được dùng phổ biến trong mâm cơm người Việt. Đây cũng là loài hoa được trồng ở nhiều nước có khí hậu nhiệt đới tương tự Việt Nam. Có thể kể đến như Trung Quốc, Ấn Độ..

Tên khoa học của hoa thiên lý là Telosma cordata (Burm. F) Merr

Tên khoa học của hoa thiên lý là Telosma cordata (Burm. F) Merr. Nó thuộc họ thiên lý (Asclepiadaceae) với đặc điểm thân mềm, trơn và được trồng theo kiểu leo giàn. Lá của loại cây này có hình trái tim với màu xanh đậm. Hoa mọc thành chùm, mọc từ nách lá. Mỗi bông hoa có màu xanh vàng hoặc xanh lục với 5 cánh nở rộng.

Hoa thiên lý có mùi thơm dịu nhẹ nhưng rất quyến rũ. Tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là thời điểm hoa nở rộ nhất.

Từ nông thôn tới thành thị, từ những người nông dân chân lấm tay bùn cho đến những công nhân trong nhà máy. Ai ai cũng đều bắt gặp hình ảnh hoa thiên lý xuất hiện trong mâm cơm của gia đình mình, chúng góp phần tạo nên nét ẩm thực độc đáo của người Việt. Hoa thiên lý rất bùi, vị ngọt, tính thanh mát, bát canh thiên lý vào mua hè có tác dụng giải nhiệt nhanh chóng, thêm vào đó những món ăn được chế biến phổ biến nhất từ hoa thiên lý mang nhiều phong vị quê nhà như: hoa thiên lý xào thịt bò, canh cá nấu chua hoa thiên lý, canh thiên lý cua đồng. Tất cả đều là những món ăn thanh đạm, dân giã. Vì thế hoa thiên lý từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam.

Ý nghĩa hoa thiên lý và truyền kì về loài hoa này

Ý nghĩa hoa thiên lý và truyền kì về loài hoa này

Ý nghĩa hoa thiên lý tượng trưng cho một nếp sống giản dị, nhưng chân thành của con người đối với nhau, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho những người con xa xứ. Nó là biểu tượng cho hình ảnh quê nhà, làng mạc Việt Nam. Trong tình yêu, nó biểu trưng cho một tấm si tình, bằng lòng suốt đời chờ đợi người mình yêu, không gì có thể chia cắt tình yêu mà hai người dành cho nhau. Thiên lý có nghĩa là nghìn dặm, vạn dặm xa xôi cách trở hai người yêu nhau vẫn luôn hướng về nhau, luôn dành cho nhau những điều tốt đẹp nhất.

Cũng vì những nét ý nghĩa rất đời thường này mà những bông thiên lý còn được xuất hiện trong các bài thơ. Điển hình là trong bài thơ “Nhà tôi” của nhà thơ Yên Thao dựa trên câu chuyện có thật của một người lính quân nhân, nhớ thương người mẹ già và vợ hiền của mình, nhớ những ngày bên nhau sớm tối dưới dàn thiên lý. Ở cuối bài thơ đề cập hình ảnh cũng như ý nghĩa hoa thiê lý ẩn hiện trong ý thơ: Nhà tôi ở cuối thôn Đoài, Có dàn thiên lý, Có người tôi thương!. Sau này, câu chuyện trong bài thơ đã được phổ thành một bài hát “Chuyện dàn thiên lý” rất nổi tiếng thời bấy giờ.

Có một sự tích rất hay về hoa thiên lý rằng. Có đôi vợ chồng nọ rất yêu thương nhau. Người chồng có tài thổi sáo rất hay khiến con vật, chim muông, cỏ cây đều mê đắm. Trong số những con vật mê đắm tiếng sao ấy có con rắn lục độc ác. Nhằm chiếm đoạt chàng cho riêng mình, rắn lục đã hóa thân thành vợ chàng.

Người vợ thật mang tên Thị Lý và người vợ do con rắn lục giống nhau như hai giọt nước. Điều này khiến chàng không tài nào phân biệt được. Quá bối rối, chàng phải nhờ các bô lão trong làng đứng ra phân giải.

Các bô lão đã đặt ra rất nhiều thử thách để tìm ra người vợ thật. Trong thử thách cuối cùng, người vợ tật nói rằng: Dù có cách xa ngàn dặm nàng vẫn nhận ra chàng. Cuối cùng, con rắn lục bị lật tẩy. Và vợ chồng chàng trai sống hạnh phúc bên nhau.

Thiên Lý có nghĩa là ngàn dặm

Kể từ đó, dân gian đã dựa vào câu nói của Thị Lý để đặt tên cho loài cây có thân leo với những chùm hoa nhỏ nhắn. loài hoa ấy được đặt tên là Thiên Lý có nghĩa là ngàn dặm.

Chính vì sự tích ấy và loài hoa thiên lý được gắn liền với ý nghĩa của tình yêu chung thủy, son sắc. Đó là một tình yêu bền chặt, gắn bó suốt cuộc đời. Dù cho bao chông gai, tình yêu ấy vẫn luôn hướng về nửa còn lại. Dù xa xôi cách trở vạn dặm cũng không thể nào chia lìa đôi lứa.

Không chỉ có ý nghĩa trong tình yêu, hoa thiên lý cũng là biểu tượng cho sự chân thành của con người Việt Nam. Đây cũng là loài cây tượng trưng cho sự giản dị, mộc mạc của làng quê Việt Nam. Ta có thể thấy rõ điều này qua khi giàn thiên lý xuất hiện trong những bài thơ xưa.

Nổi bật nhất có lẽ là bài thơ “Nhà tôi” của nhà thơ Yên Thao. Trong bài thơ có một câu nói mà có lẽ không ai là không biết đến: “Nhà tôi ở cuối thôn Đoài, Có giàn thiên lý, Có người tôi thương”.

Công dụng của hoa thiên lý trong cuộc sống

Loài cây thân leo mềm dẻo với những chùm hoa nhỏ nhắn có ý nghĩa thật cao đẹp và là một trong những loài hoa thơm. Trong thực tế, đây là loài cây có rất nhiều công dụng trong cuộc sống:

Công dụng của hoa thiên lý trong cuộc sống

Tạo bóng mát và làm đẹp cảnh quan: Những giàn thiên lý trĩu bông xuất hiện phổ biến trong các sân vườn hay ban công. Bóng mát của những giàn thiên lý ấy sẽ làm cho ngôi nhà trở lên trong lành, tươi mát. Những chùm hoa thiên lý nở rộ sẽ tô điểm cho ngôi nhà thêm phần nên thơ, trữ tình.

Là một loại rau ăn bổ dưỡng: Hoa thiên lý xào thịt bò hay nấu canh chẳng hề xa lạ với người Việt. Những món ăn từ hoa hay lá non của hoa thiết lý xuất hiện phổ biến trong mâm cơm của người Việt.

Hoa thiên lý được dùng như thuốc chữa bệnh: Những người mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, nhức xương khớp…được khuyên dùng hoa thiên lý hàng ngày. Ngoài ra, loài hoa này cũng có tác dụng trị giun kim. Đặc biệt là làm mát da, phòng ngừa rôm sảy.

Và loài hoa này trên đảo Hawaii rất được ưa chuộng khi dùng nó làm tràng hoa đeo cổ. Thật thú vị phải không nào?

Khi nào nên tặng hoa thiên lý?

Từ ý nghĩa của loài hoa thiên lý trong tình yêu, người ta thường dùng loài hoa này tặng cho người yêu vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, 8/3, 20/10, 14/2, ngày kỷ niệm tình yêu…

Mặc dù ngày nay, hoa thiên lý phổ biến trong vai trò làm thức ăn hơn là loài hoa để tặng. Tuy nhiên, những ý nghĩa tốt đẹp của thiên lý vẫn khiến nó đủ đặc biệt khi dành cho một nửa yêu thương.

Kỹ thuật trồng hoa thiên lý bao gồm các bước quan trọng từ lựa chọn giống, làm giàn leo cho đến quy trình bón phân, chăm sóc, phòng sâu bệnh, đặc biệt là bí quyết kích thích hoa nở quanh năm. Thực hiện đúng các bước, bà con có thể thu được hoa thiên lý với năng suất cao, thời gian lưu gốc kéo dài từ 4 – 5 năm mà cây không bị cằn cỗi.

Điều kiện sinh trưởng thích hợp cho hoa thiên lý

Điều kiện sinh trưởng thích hợp cho hoa thiên lý

Thiên lý thuộc họ dây leo, dễ trồng, khả năng kháng bệnh cao. Hoa từ cây thiên lý còn được gọi là hoa dạ lý hương không chỉ có vẻ đẹp về hình thái, mùi thơm đặc trưng mà còn được ưa chuộng trong chế biến món ăn cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị bệnh.

Để trồng thành công giàn thiên lý, bà con cần nắm được những điều kiện sinh trưởng sau:

Nhiệt độ thích hợp: 20 – 35 độ C
Nên trồng ở những nơi có nhiều gió và ánh sáng
Thiên lý phù hợp với nhiều loại đất khác nhau, chỉ cần duy trì độ ẩm vừa phải để cây ra hoa thường xuyên.
Nói chung, thiên lý trồng được ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam nhưng miền Bắc do gặp phải mùa đông lạnh nên thường chỉ được trồng rải rác, không tập trung nhiều như miền Trung và Nam.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa thiên lý
Thời vụ trồng thiên lý
Trồng hoa thiên lý vào mùa nào là thích hợp nhất. Thực ra cây thiên lý có thể trồng được quanh năm nhưng để nâng cao tỉ lệ sống và năng suất, tốt nhất bà con nên trồng vào thời điểm từ tháng 6 – 8 dương lịch.

Lựa chọn giống thiên lý

Lựa chọn giống thiên lý

Chọn mua giống hoa thiên lý ở địa chỉ uy tín. Có thể chọn mua dây lươn hoặc dây thân để làm hom trồng.
Dây lươn: Cây trồng sẽ khỏe mạnh, thời gian lưu gốc kéo dài từ 4 – 5 năm. Tuy nhiên ra hoa chậm.
Dây thân: Cây khỏe ra hoa nhanh nhưng thời gian lưu gốc chỉ từ 2 – 3 năm.
Theo kinh nghiệm chia sẻ từ các chuyên gia, bà con nên chọn dây thân để làm giống trồng để ra hoa nhanh, năng suất cao.

Nhân giống

Người trồng có thể dùng những đoạn dây bánh tẻ (không già quá và cũng không non quá) có đường kính 7 – 10 mm làm hom. Sau đó, bà con cần cắt mỗi hom dài khoảng 1m, chấm tro vào hai đầu vết cắt để chống chảy nhựa, mất nước và sát khuẩn và cuối cùng cần khoanh tròn phần phía dưới để lại 2 mắt phía trên và đem trồng.

Người nông dân cũng có thể nhân giống bằng cách chọn những dây lươn mọc gần gốc, vùi đoạn sát gốc xuống đất, khoảng 15 – 20 ngày sau rễ sẽ mọc nhiều, chỉ cần cắt tách rời khỏi cây mẹ là có thể đem trồng. Chú ý: khi trồng, người dân nên đào luôn cả đất xung quanh để tránh tổn thương rễ, khi trồng sẽ đảm bảo tỷ lệ sống cao hơn.

Nhân giống

Lưu ý:

Phải chọn dây thân cái, bản thân cho ra nhiều hoa.
Chọn dây thân bánh tẻ, ngả màu nâu, không quá non và cũng không quá già, đường kính từ 0,5 – 0,7cm, chiều dài mỗi hom khoảng 50 – 60cm đảm bảo có từ 4 – 5 mắt.
Khoanh tròn phía dưới, để lại 1 – 2 mắt phía trên. Chấm gio vào 2 đầu để vết cắt không bị chảy nhựa, mất nước. Để kích thích hom bén rễ, sinh trưởng, bà con có thể phun thuốc Atonik.

Chuẩn bị cọc

Để giàn chắc chắn, không bị đổ, có tuổi thọ lâu, tốt nhất bà con nên chuẩn bị cọc bằng cột bê tông hoặc sắt (loại sắt 6) có chiều dài khoảng 2m.

Cách làm giàn hoa thiên lý

Thiên lý thuộc họ thân leo nên phải làm giàn cho cây.

Dùng cọc đã chuẩn bị để chôn xuống đất khoảng 20 – 30cm giúp cọc chắc chắn, không bị đổ. Khoảng cách giữa các cọc nên từ 3 – 3,5m. Đóng cọc thành 2 dãy ở 2 mép giàn hoa thiên lý, phía trên dùng dây kẽm căng đan xen với nhau thành giàn.

Nếu đất rộng, nên chia thành nhiều giàn hoa thiên lý khác nhau, mỗi giàn cách nhau 1m, rộng từ 5 – 8m, bố trí theo hướng đông tây.

Cách trồng bông thiên lý bằng hom

Cách trồng bông thiên lý bằng hom

Bà con bố trí hố trồng vào giữa hoặc 2 bên mép giàn đã chuẩn bị. Nếu bố trí bên mép thì hố phải trồng so le để dây thiên lý khi lên sẽ bò đều xung quanh giàn.

Kích thước hố trồng: sâu 40cm, rộng và dài từ 0,5 – 1m. Mỗi hố cách nhau từ 3 – 4m, dùng để trồng 2 – 3 hom.

Phần đất đào lên đem đánh tơi xốp, trộn đều với phân chuồng hoai mục, phân DAP, phân bón vi sinh sau đó cho ngập ⅔ hố trồng.

Dùng hom dây thiên lý cắm phần đã khoanh tròn xuống hố, tiếp tục lấp đất lên mặt, nén chặt. Sau khi trồng, tưới nước đẫm để tăng độ ẩm giúp bộ rễ của cây thiên lý phát triển nhanh hơn.

Chăm sóc cây thiên lý

Chăm sóc định kỳ

Sau khi trồng, duy trì tưới nước từ 7 – 10 ngày thì phần mắt để chừa lại bên trên sẽ bắt đầu đơm chồi non. Các chồi này cần được bảo vệ, tránh bị gãy, hỏng.

Khi bắt đầu ra dây thiên lý, bà con chọn dây tốt nhất để làm dây chính – dây cái, đồng thời tiết bỏ một số cây quá nhỏ, không đạt yêu cầu.

Dây thiên lý bắt đầu leo lên đến giàn thì bấm ngọn để tạo tán cấp 1. Trên tán cấp 1 có từ 8 – 10 lá, tiếp tục bấm ngọn các cành để tạo thành tán cấp 2 và phát triển tán cấp 3 tương tự đến khi toàn bộ dây thiên lý đã leo kín giàn.

Trong suốt thời gian chăm sóc, bà con nên chủ động dẫn nhánh cho dây thiên lý tránh để các dây quấn vào nhau. Bên cạnh đó, tỉa lá già, lá vàng, lá úa.

Chăm sóc cây thiên lý

Từ năm thứ 2, bà con tiến hành tỉa bớt cành nhỏ, càng yếu vào tiết Đông Chí để diệt trừ và hạn chế mầm bệnh gây hại cho toàn bộ vườn trồng.

Bón phân

Khi cây bắt đầu leo đến giàn, tiến hành bón phân lần đầu tiên bằng cách pha loãng phân với nước theo tỉ lệ 1 : 20, đem tưới xung quanh gốc, cách gốc khoảng 60cm tránh làm xót rễ.

Khi thiên lý bắt đầu cho hoa, tiếp tục bón phân bổ sung, liều lượng trung bình mỗi tháng: 5- 10kg phân chuồng ủ hoai mục + 100 – 150g phân tổng hợp NPK loại 16- 16 – 8 hoặc 20 – 20 15. Khi bón không cần xới đất mà chỉ cần rải xung quanh gốc, cách gốc một khoảng nhất định. Sau khi rải phân thì phủ thêm một lớp mùn hoặc lá khô lên bên trên để tránh phân bón bị bốc hơi khi trời nắng nóng.

Tưới nước

Rễ thiên lý không ăn sâu nên không chịu được ngập úng. Tuy nhiên bà con cần tưới đủ nước nếu không cây sẽ bị khô hạn, cằn cỗi, ra hoa ít, năng suất thấp. Trung bình mỗi ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều tối.

Ngoài ra, bạn nên đầu tư một giàn phun sương trên mặt lá để phun tưới nước lên bên trên mặt lá vào những ngày thời tiết nắng nóng. Tưới nước lên mặt lá để giảm thoát hơi nước qua lá, hạn chế tối đa các tổn hại đến hoa.

Bí quyết để kích thích cây thiên lý ra hoa

Bí quyết để kích thích cây thiên lý ra hoa

Thông thường mùa đông lạnh, thiên lý sẽ ngừng ra hoa, tuy nhiên để thiên lý nở hoa nhanh, nở quanh năm, bà con có thể áp dụng phương pháp kích thích ra hoa như sau:

Tiến hành tỉa bớt cành nhỏ, yếu, cành bị sâu bệnh, nhánh phụ, chỉ để lại nhánh chính trên giàn.

Kết hợp bón phân hữu cơ, phân vi sinh, tưới nước để kích thích bộ rễ cây phát triển.
Như vậy qua mùa đông sang xuân, nhánh chính sẽ tiếp tục đâm chồi, cho ra cành mới và hoa.

Ngoài ra, vào mùa đông, những tháng ngắn ngày, như tháng 2 âm lịch, bà con có thể mắc thêm bóng đèn rải đều trên giàn để sưởi ấm cho thiên lý. Đây cũng là một biện pháp kích thích cây ra hoa quanh năm.

Mỗi đêm duy trì thời gian thắp từ 4 – 5 tiếng, chia làm 2 khung giờ: từ 19h đến 22h và từ 3h đến 5h sáng hôm sau.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây thiên lý

Ưu điểm của cây thiên lý là khả năng chống chịu bệnh tốt, ít bị sâu bệnh hại. Tuy nhiên khi trồng thiên lý, bà con cũng cần để ý một số loại sâu bệnh hại như: rệp, rầy mềm, nấm đen và bọ trĩ.

Các loại sâu bệnh hại này sẽ phát triển rất nhanh vào mùa nắng nóng, đúng vào thời điểm hoa thiên lý nở rộ.

Với rệp và rầy mềm, khi mới phát hiện, bà con có thể dùng chổi lông và tờ giấy bìa cứng để quét rệp vào rồi giấy rồi mang đi đốt, tránh để lây lan ra khắp giàn.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây thiên lý

Khi bắt đầu ra nụ hoa, rệp cũng có thể chui vào bên trong và tấn công. bà con kiểm tra bằng cách dùng tăm nhọn cho vào kẽ chùm nụ, nếu thấy rệp thì đẩy chúng ra.

Nếu như dịch bệnh phát triển mạnh, cần dùng thuốc đặc trị theo khuyến cáo của đơn vị cung cấp thuốc bảo vệ thực vật để phun trên mặt, tránh để lây lan trên diện rộng, làm ảnh hưởng đến hoa ở thời điểm thu hoạch.

Phải có thời gian cách ly từ 15 – 20 ngày mới được thu hoa, nếu không sẽ gây ngộ độc, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng.

Ngoài ra, bà con cũng tiến hành cắt tỉa những cành, lá bị sâu bệnh, cành yếu, cành già giúp giàn thiên lý trở nên thông thoáng, quang hợp tốt, hạn chế mầm bệnh.

Thu hoạch hoa thiên lý

Thu hoạch hoa thiên lý

Nếu chăm sóc và tưới tiêu đúng quy trình, bón đủ liều lượng phân thì bà con sẽ thu được hoa thiên lý từ thời điểm tháng 5 đến tháng 10 trong năm. Sau tháng 10 thu hoạch, bà con tiến hành thêm kỹ thuật kích thích ra bông thiên lý vào đàu mùa xuân thì sẽ thu hái được quanh năm. Hoa có mùi thơm nhẹ, mọc thành từng chùm từ những nách lá. Mỗi bông hoa có màu xanh lục hoặc màu vàng bắt mắt, có 5 cánh nở đều, đẹp.

Khác với các loại hoa khác, bà con thu hoạch hoa thiên lý vào buổi chiều. Dùng kéo cắt nhẹ từng chùm. Sau khi cắt thì đem về rải rộng ra nhà, nên để trong bóng tối hạn chế hoa nở để tăng giá trị xuất bán ngày hôm sau.

Hoa thiên lý không chỉ là nguyên liệu để chế biến các món ăn hấp dẫn mà nó còn là bài thuốc quý từ thiên nhiên giúp chữa nhiều bệnh như bệnh trĩ, điều trị chứng mất ngủ, an thần, đau nhức xương khớp, rôm sảy ở trẻ, hỗ trợ giảm cân và tốt cho người bị vô sinh…

Thực tế trồng hoa thiên lý đã trở thành cây trồng chủ lực

Thực tế trồng hoa thiên lý đã trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều xã của huyện Nam Đàn, Nghệ An cách đây 5 năm. Giống hoa lạ, thơm và giàu dinh dưỡng này đã đem lại giá trị kinh tế cao gấp 4 – 5 lần các loại cây màu khác cho nhân dân trên địa bàn.

Hoa thiên lý được thương lái thu mua tại vườn với giá cao, có năm lên đến 35.000 đồng/kg, giá bán lẻ khoảng 50.000 – 55.000 đồng/kg. Đầu ra chủ yếu cho các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, bỏ mối cho khu chợ, thậm chí còn được bán với số lượng lớn để xử lý và đóng gói xuất khẩu sang các nước lớn.

blank
Author: SÀI GÒN LIST
Sài Gòn List cùng cộng đồng chia sẻ những nội dung tích cực trong cuộc sống, làm việc trên nền tảng online marketing, làm dịch vụ sáng tạo nội dung, bài viết, hình ảnh, video clip, xây dựng phát triển thương hiệu cá nhân doanh nghiệp... Hợp tác phát triển Seeding, Review post, Guest post...
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận