Cây Son Môi và Cây Thanh Lan loài cây mang vẻ đẹp nhẹ nhàng

Cây Son Môi và Cây Thanh Lan loài cây mang vẻ đẹp nhẹ nhàng

Cây son môi hay còn gọi là cây môi son, lan son môi, lan môi son, kim ngưu… với danh pháp khoa học Aeschynanthus lobbiana. Cây son môi là cây ưa bóng bán phần, thường được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới châu Á.

Cây son môi thuộc dòng cây dây leo, thân rũ dài khoảng 20cm – 30cm, thân mềm mại, lá xanh bóng, mọc đối xứng nhau, hình trứng nhọn ở đầu hoặc hình mũi mác… Hoa son môi có màu đỏ rực, hình ống, dáng hình độc đáo tựa một thỏi son môi, cùng với đó là hương thơm nồng nàn, say đắm. Chẳng những sắc hương đầy đủ, hoa son môi còn khá lâu phai, thường nở hơn 10 ngày mới tàn.

Cây Son Môi và Cây Thanh Lan loài cây mang vẻ đẹp nhẹ nhàng

Cây son môi là cây ưa bóng bán phần

Vì vậy, hoa son môi là một trong những loài hoa hoàn hảo cho một chậu treo, hay một loại cây nội thất, được rất nhiều người yêu chuộng bởi dáng hình đẹp lạ, hương sắc lâu phai, lại rất dễ nuôi trồng và ngoan hiền về khâu chăm sóc.

Đặc điểm chung của Cây son môi

Đặc điểm chung của Cây son môi

Tên thường gọi: Cây son môi
Tên gọi khác: Kim Ngư, cây Môi Son, lan Môi Son, lan Son Môi, cây Hoa Son Môi.
Tên khoa học: Aeschynanthus lobbiana
Họ: Gesneriaceae (họ Tai voi)
Nguồn gốc xuất xứ: Châu Á nhiệt đới.

Ý nghĩa của hoa son môi

Mang màu đỏ rực tựa như lửa cùng hương thơm ấm nồng tựa mật ngọt, hoa son môi mang ý nghĩa tượng trưng cho lòng son sắt, thủy chung trong tình yêu, tình bạn.

Bên cạnh đó, những bông hoa son môi nhỏ xinh, đỏ thắm trên nền lá xanh mướt sẽ giúp bạn thích thú, thư giãn khi ngắm nhìn chúng.

Ý nghĩa phong thủy của cây son môi

Mang ý nghĩa tượng trưng cho lòng son sắt trong tình bạn, tình yêu.
Mang lại niềm vui, sự thư giãn cho người sử dụng.

Công dụng của Cây son môi

Là món quà ý nghĩa gửi tặng cho người thân yêu của bạn, thay cho tình bạn, tình yêu vĩnh cửu mà bạn muốn gửi gắm.
Trang trí quán cafe, nhà hàng, cửa sổ, giàn treo…

Vị trí kê đặt của Cây son môi: Thường được trồng trong chậu treo trên ban công, cửa sổ, giàn hoa, mái hiên trước nhà, trang trí trong các quán ăn, quán cafe…

Đối tượng hay sử dụng nhất: Cây son môi được các hộ gia đình sử dụng nhiều nhất.

Cách trồng hoa son môi

Cách trồng hoa son môi

Hoa son môi rất dễ trồng, bạn có thể tự trồng chúng ngay tại nhà để thưởng thức loài hoa đẹp lạ này.

Trồng cây son môi có thể dùng nhiều loại chậu treo khác nhau như: chậu nhựa, chậu đất nung, vỏ trái dừa…Nhưng nên dùng chậu đất nung để có nhiều lỗ thoát nước và cho rễ lan đeo bám, kích thước chậu phụ thuộc vào độ lớn của nhánh lan định trồng.

Trước khi trồng cây Lan son môi, đem than gỗ ngâm nước một ngày, vớt ra để ráo rồi đập thành cục nhỏ kích thước 3-5cm. Xếp cục lớn dưới đáy chậu, cục nhỏ ở trên. Nhớ để mặt trên của lớp than cách mép chậu 2-3cm. Dùng cây kẽm làm cây ty, uốn gắn cây ty vào mép chậu, đặt cây lan lên mặt lớp than, cột thân cây lan vào cây ty để cây lan không bị đổ ngã.

Khi trồng nhớ đặt nhánh lan ở gần mép chậu, xoay hướng mọc của cây lan con vào giữa để sau này cây lan con mọc dần về phía giữa chậu, chậu lan sẽ cân đối. Để giữ ẩm nên phủ một lớp mỏng xơ dừa lên trên lớp than.

Chuẩn bị trồng cây son môi

Hoa son môi có thể được trồng trong chậu hoa để bàn hay các loại chậu treo bằng nhiều chất liệu khác nhau như chậu nhựa, chậu đất nung, chậu gáo dừa… kích thước chậu phụ thuộc vào độ lớn của nhánh cây son môi bạn dự định trồng.

Cây son môi thường được trồng bằng cách giâm cành, hoặc bạn có thể mua cây giống hoa son môi tại các cửa hàng bán cây giống.

Và cuối cùng bạn cần chuẩn bị đất trồng hoa son môi. Đất trồng hoa son môi cần đủ độ tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và sạch mầm bệnh. Bạn có thể phối trộn theo công thức 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 trấu hun : 2 mụn dừa.

Nhưng để tiện lợi, nhanh chóng, không cần phối trộn phức tạp, cầu kỳ, bạn nên dùng đất hữu cơ Sfarm chuyên cho hoa cây kiểng. Đây là dòng đất sạch hữu cơ trồng hoa, cây kiểng tiên tiến, đã được phối trộn đầy đủ dinh dưỡng nhất hiện nay.

Cách giâm cành hoa son môi (chuẩn bị cây giống hoa son môi)

Cách giâm cành hoa son môi (chuẩn bị cây giống hoa son môi)

Cây son môi thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành, với cách làm vô cùng đơn giản là cắt một đoạn cành và ngâm vào trong nước hoặc dung dịch ra rễ. Sau khi cành ra nhiều rễ thì mang đi trồng.

Bạn dùng dụng cụ cắt tỉa đã được khử trùng sạch, cắt tách mỗi bụi ra thành nhiều nhánh nhỏ, mỗi nhánh có hai đến ba thân và hai đến ba mắt mầm ngủ.

Sau đó ngâm vào dung dịch Physan, Benkona, Daconil… trong 15 – 20 phút để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo.

Tiếp theo ngâm vào chế phẩm kích rể N3M, Atonik, kích rễ Bimix Super Root, Roots 2… để kích thích ra rễ. Hàng ngày bạn thay dung dịch mới để tránh làm thối cành giâm, khi cành ra nhiều rễ thì mang đi trồng.

Cách trồng hoa son môi tại nhà

Đầu tiên, bạn cho đất vào chậu trồng đã chuẩn bị sẵn, trải đều, đất mặt cách miệng chậu 3cm – 5cm. Sau đó đặt cành giâm hay cây con vào rồi lắp đất lại. Cuối cùng bạn đặt chậu ở vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Khi trồng cây cảnh trong chậu bạn nhớ đặt cành giâm hoa son môi hay cây con ở gần mép chậu, xoay hướng mọc của cây con vào giữa để sau này cây con mọc dần về phía giữa chậu, chậu hoa sẽ cân đối.

Để giữ ẩm cho đất, cho cây bạn có thể phủ lên trên bề mặt chậu một lớp mỏng mụn dừa, trấu hun, viên đất nung…

Cách chăm sóc hoa son môi cho hoa quanh năm

Cây son môi là cây ưa ánh sáng bán phần, ưa sáng, nhưng không chịu được nắng gay gắt. Cây sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh khi được đặt ở nơi râm mát, có độ ẩm trung bình.

Ngoài ra, bạn cũng cần cho cây ra ánh nắng nhưng phải đảm bảo rằng nắng không quá gắt, nếu không cây son môi sẽ bị héo và có thể chết.

Cây son môi ưa mát, chịu nắng nóng kém. Giữ nhiệt độ phòng khoảng 18 – 26 độ C, cây sẽ lụi đi khi quá nắng. Bên cạnh đó, bạn cũng không được treo chậu son môi dưới máy điều hòa hay gần nguồn nhiệt.

Vì là cây ưa râm mát, rễ cây cũng khá nhạy cảm với độ ẩm, rễ và thân lại dễ bị thối nên cây son môi không cần quá nhiều nước, bạn chỉ cần tưới nước điều độ, vừa phải, khoảng 1 – 2 ngày/ lần.

Cách chăm sóc hoa son môi cho hoa quanh năm

Sau khi trồng xong, bạn nên đặt chậu son môi vào chỗ mát, ẩm cao, và phun chế phẩm kích thích ra rễ như N3M, kích rễ Bimix Super Root, Roots 2…

Sau 7 ngày trồng, bạn có thể sử dụng các dòng phân bón lá như Org Hum, Seasol, Powerfeed, NPK 30-10-10, đầu trâu 501… đình kỳ 7 – 10 ngày/ lần. Đồng thời kết hợp một số loại phân hữu cơ cho cây son môi như phân trùn quế viên, phân cá, phân dê, phân gà, phân hữu cơ Bound Back…

Khi thấy cây son môi đã phát triển ổn định thì bạn đưa dần chậu cây ra chỗ có ánh sáng rồi đưa lên giàn.

Khi cây đã trưởng thành, bước vào thời gian cây tập trung tích lũy dinh dưỡng chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa thì lúc này bạn nên điều chỉnh lại hàm lượng phân bón.

Chủ yếu bổ sung các loại phân bón có hàm lượng lân và kali cao hơn như đầu trâu 701, 15-30-15, 10-55-10, 6-30-30… kết hợp bổ sung các loại phân trung, vi lượng như canxi bo… để hoa được to, đẹp, bền màu, chống rụng hoa, hoa lâu tàn. Việc bổ sung phân bón được thực hiện định kỳ 10 – 15 ngày/ lần.

Để phòng ngừa nấm bệnh cho cây son môi bạn có thể sử dụng các loại thuốc như Citizen, Aliette, Olicide, Antracol… tiến hành phun thuốc định kỳ 10 – 15 ngày/ lần, hoặc tùy theo tình hình thời tiết, điều kiện chăm sóc mà có lịch phun phòng cho thích hợp.

Ngoài phòng trừ nấm bệnh, bạn cũng cần chú ý quan sát và phát hiện kịp thời các đối tượng côn trùng gây hại như rệp sáp, rệp vảy, nhện đỏ… để có biện pháp phòng trị thích hợp với các loại thuốc như Movento, dầu khoáng SK Enpray, Ortus…

Ứng dụng của cây lan son môi

Sau khi trồng khoảng 1 năm, nếu bạn thấy cây đã phát triển quá lớn so với kích thước chậu, bạn có thể tiến hành thay chậu cho cây son môi.

Ứng dụng của cây lan son môi

Lan Son Môi phù hợp trồng chậu cho rủ xuống, treo trang trí ban công, cửa sổ, sân thượng, quán cafe, nhà hàng,…Trang trí nhà cửa ngày tết.Cái tên Son Môi được hình thành bởi hình dáng giống như những thỏi son đỏ dành cho các cô gái. Nên mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, quyến rũ người ta còn sử dụng Lan Son Môi làm quà tặng bạn bè đầy ý nghĩa.

Lan Son Môi không ưa nắng gắt, cây phù hợp treo nơi bán râm, nơi có ánh sáng chiếu vào.
Lá Lan Son Môi có hình trứng có màu xanh sẫm, nhẵn và bóng.
Ngoài hình dáng bắt mắt với cây hoa đỏ, cây hoa son môi còn tỏa hương thơm nồng nàn đầy ấn tượng.

Lan Son Môi không chỉ được bán quanh năm, mà cứ mỗi dịp tết đến nhu cầu khách hàng mua cây hoa Son Môi có hoa đỏ mong gia đình gặp nhiều may mắn.

Không chỉ nổi trội với sắc đỏ nổi bật mà hoa còn có tính chất chơi lâu tàn.

Ý nghĩa trang trí của hoa son môi

Ý nghĩa trang trí của hoa son môi

Với hình dáng buông rủ mềm mại của son môi sẽ rất thích hợp trồng trong chậu treo trưng ở ban công, hiên nhà, quán cà phê, nhà hàng,…Một vẻ đẹp thướt tha pha chút lãng mạn cho không gian khi em nó xuất hiện.

Son môi chịu bóng bán phần nên được lựa chọn vào slot cây nội thất có hoa hiếm hoi. Nên trưng cây ở những vị trí có nhiều ánh sáng khuếch tán chiếu vào như cửa sổ, cửa kính… để tăng thêm độ đẹp.

Cây hoa son môi còn được trồng vào chậu và treo lên trên những chiếc đôn sắt mỹ thuật bày ở phòng khách vô cùng đẹp mắt. Sắc hoa rực rỡ như sự đón tiếp nồng nhiệt của chủ nhà với khách quý.

Cây hoa son môi có sắc màu tươi tắn có ý nghĩa vô cùng quan trọng như thể hiện tấm lòng son sắt, thủy chung, sự vĩnh cửu trong tình yêu, tình bạn. Với hình dáng đẹp và ý nghĩa sâu sắc, cây hoa son môi rất được ưa chuộng làm món quà giàu ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu.

Người ta còn trồng son môi phối hợp với một số cây khác tạo thành chậu hoa tổ hợp duyên dáng cho không gian.

Cây Thanh Lan – Hay còn được gọi với cái tên quen thuộc khác là cây Phất Dụ. Loài cây này có khả năng hấp thụ những khí độc hại rất tốt, có sức sống khỏe và mãnh liệt. Thêm nữa, loài cây này từ lâu được nhiều người biết đến là một trong những loài cây hấp thụ được nhiều linh khí trời đất, cho nên người ta tin rằng nó có thể đem đến vượng khí và tài vận, may mắn đến cho gia chủ. Chính vì thế, tuy không có bề ngoài bắt mắt nhưng nó lại rất được ưa chuộng.

Đặc điểm của cây Thanh Lan (Cây phất dụ)

Tên khoa học: Dracaena angustifolia
Tên gọi khác: Cây Phất Dụ
Họ: Cọ (Asparagaceae)

Cây có sức sống rất mãnh liệt, chịu được khô hạn, giữ dáng tốt và rất ít bị sâu bệnh.

Cây Phất Dụ có thân thuộc thân cột, cây cao từ 1m2 – 1m6 hoặc hơn, đường kính tán cây khoảng 40 – 50 cm. Trong chậu có 3- 4 gốc nhỏ hoặc 1 gốc lớn.

Lá màu xanh đậm, dẹt và dài, thường mọc ở lá ở ngọn cây. Khi lá già rụng xuống có thể tạo thành đốt cây sần sì. Cành lá của nó khi già vẫn giữ được màu xanh đậm, không bị úa vàng.
Cây có hoa màu trắng ngà đến vàng nhạt rất độc đáo.

Ý nghĩa phong thủy cây Thanh Lan (Cây phất dụ)

Ý nghĩa phong thủy cây Thanh Lan (Cây phất dụ)

Cây được khai thác chủ yếu ở các vùng núi đá nên cây hấp thu được rất nhiều tinh hoa của trời đất, cây có sức sống rất mãnh liệt nên tính vượng khí của loại cây này tương đối cao. Với các đặc tính này thì cây mang đến cho gia chủ sự thịnh vượng, may mắn và nhiều sức khỏe.

Đầu tiên phải kể đến công dụng quan trọng của loài thực vật đẹp đẽ này. Cây Thanh Lan được chọn lựa để trang trí cho nội thất có không gian nhiều ánh sáng hoặc có nhiều kính. Chúng có tác dụng điều hòa, lọc không khí khá tốt. Loại bỏ các chất độc hại (benzene, formaldehyde, toluene). Diệt một số vi khuẩn có hại cho đường hô hấp đồng thời làm mát, làm ẩm không khí.

Có thể trồng cây ở các chậu có kích thước lớn, trưng bày ở các quầy lễ tân, ở phòng họp có diện tích phù hợp. Nếu đặt cây ở những phòng làm việc có vách ngăn bằng kính, đặt tại sảnh cầu thang có nhiều ánh sáng là điều vô cùng thích hợp. Đặc biệt là để chậu cây Thanh Lan trong nhà khiến con người có cảm giác thoải mái và trong lành hơn.

Một sức sống mạnh mẽ cũng là ưu điểm nổi bật của loài cây này. Chúng có nguồn gốc từ những vùng núi cao, hấp thụ được “tinh hoa trời đất” nên theo phong thủy chúng có vượng khí rất cao. Cây Thanh Lan giúp tăng cường khí tốt mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Đặc biệt là sức khỏe, giúp bạn làm việc cũng tốt hơn.

Công dụng của cây Thanh Lan (Cây phất dụ)

Công dụng trang trí

Cây có sức sống khỏe, dễ chăm sóc, phù hợp với môi trường điều hòa, bóng râm và ánh sáng nhẹ lại luôn xanh tươi quanh năm nên được nhiều yêu thích trồng để trang trí nội thất. Người ta thường trồng cây trong chậu lớn để trưng trong phòng khách, cạnh bàn làm việc, cầu thang, cửa sổ hay hành lang văn phòng công ty.

Công dụng làm quà tặng

Với ý nghĩa phong thủy đem lại vận khí tốt, sức kiên trì bền bỉ nên cây thực sự là món quà ý nghĩa dành tặng cho nhau.

Công dụng lọc khí

Cũng giống như các loại cây khác, Phất Dụ có khả năng hấp thu các loại khí độc trong nhà rất tốt, thanh lọc không khí và diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh hô hấp cho con người.

Cây có thể hấp thụ chất monoxide de carbone (lên tới hơn 75 %) và hút các chất khác như benzene, toluene, formalhelyde.

Cách trồng và chăm sóc cây Thanh Lan (Cây phất dụ)

Cách trồng cây Thanh Lan (Cây phất dụ)
Cây được nhân giống bằng cách tách nhánh. Cây có thể trồng bằng 2 hình thức: trồng trên đất hoặc trồng thủy sinh. Chú ý trồng thủy sinh cần bón dinh giưỡng hàng tuần.

Cách chăm sóc cây Thanh Lan (Cây phất dụ)

Cách chăm sóc cây Thanh Lan (Cây phất dụ)

Cây ít bị sâu bệnh, chịu được khô hạn và có sức sống khỏe. Tuy vậy, bạn cần lưu ý một số yếu tố để cây có thể sinh trường một cách thuận lợi nhất. Cụ thể:

Về ánh sáng: Cây ưa sáng dịu và ánh sáng bán phần. Đặt cây những nơi có ánh sáng để cây có thể quang hợp tốt, giúp cây phát triển ổn định, nếu đặt trong nhà, không có ánh sáng tự nhiên thì bạn nên sử dụng thêm một số loại đèn led chuyên dùng cho cây.

Đất trồng: Cần chọn đất tơi xốp giữ ẩm tốt và giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Nếu trồng thủy sinh cần cung cấp dinh dưỡng cho cây hàng tuần.

Nước tưới: Tưới nước thường xuyên, chu kỳ 1 tuần 3 lần vào buổi sáng, mỗi lần tưới khoảng 0, 5 – 1 lít nước tùy vào điều kiện không khí khô hay ẩm.

Nhiệt độ: Cây có thể chịu được môi trường điều hòa. Cây ưa lạnh hơn nóng. Nhiệt độ yêu thích của cây là từ 18-28 độ C.

Độ Ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình 50-65%.

Phân bón: bón phân NPK định kỳ 1-2 tháng/lần cho cây. Chú ý bón nhiều hơn cho cây lúc ra hoa và lúc mới trồng để cây đủ dinh dưỡng phát triển.

Sâu bệnh & cắt tỉa: Một số loại sâu bệnh có thể gặp trên cây: Cây bị mối mọt, Đục thân, vàng lá, cháy lá, đốm lá, cây héo úa. Để xử lý, cần tưới đủ nước và lau lá cho cây, bón phân nếu thấy đất quá cằn, hết dinh dưỡng. Đem cây ra hứng nắng, nếu cần thiết hãy thay đất mới cho cây.

blank
Author: SÀI GÒN LIST
Sài Gòn List cùng cộng đồng chia sẻ những nội dung tích cực trong cuộc sống, làm việc trên nền tảng online marketing, làm dịch vụ sáng tạo nội dung, bài viết, hình ảnh, video clip, xây dựng phát triển thương hiệu cá nhân doanh nghiệp... Hợp tác phát triển Seeding, Review post, Guest post...
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận