Loại cây hút khí độc tốt nên trồng trong nhà mùa hè

Loại cây hút khí độc tốt nên trồng trong nhà mùa hè

Cây lan ý, trầu bà, phất dụ, thường xuân, lưỡi hổ, nha đam… là những loại cây hút khí độc cực tốt mà bạn nên trồng trong nhà.

Cây lan ý (cây huệ bình)

Cây lan ý (cây huệ bình)

Loài cây này đứng đầu bảng trong danh sách các loài cây hút khí độc của cơ quan vũ trụ Mỹ. Không chỉ hấp thụ formaldehyde, benzen và trichloroethylene, nó còn hấp thụ cả xylene và toluene – hóa chất tìm thấy trong dầu hỏa.

Cây lan ý có tác dụng cân bằng trướng khí bằng cách hấp thu các nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp cân bằng cơ thể, đó là các trường năng lượng bức xạ nhân tạo (phát ra từ máy tính, đài, đồng hồ, lò vi sóng, điện thoại và tivi. Do đó nên đặt cây gần những thiết bị này để trung hòa môi trường sống.

Lan ý cũng tốt cho những người mắc các chứng bệnh như mất ngủ, mệt mỏi, các bệnh cấp tính và mãn tính khác. Vì hấp thụ được nhiều hóa chất, nên nó có thể đặt ở bất cứ đâu trong nhà.

Cây trầu bà

Cây trầu bà

Giống như nhiều cây dây leo khác, trầu bà khắc phục tình trạng có khí formaldehyde, carbon monoxide và benzene trong nhà. Cây trầu bà thích hợp trồng trang trí trong văn phòng, nhà hàng, khách sạn, tại nhà hoặc môi trường có nhiều tiếng ồn.

Trầu bà là thuộc họ cây thân leo. Thân tròn to, nhiều rễ, mọc thành giàn leo lên cao hoặc buông thõng từ trên chậu treo xuống. Lá trầu bà gần giống hình trái tim, thon dài ở phần đuôi. Lá đơn, màu xanh bóng. Trên lá có các vạch màu trắng hoặc màu vàng. Rễ cây là rễ sinh khí, rễ cây bò dài hoặc buông thõng trên các chậu treo.

Cây Hoàng Tâm Diệp có tốc độ sinh trưởng nhanh, có khả năng chịu bóng bán phần. Muốn loại cây này phát triển tốt. Bạn cần phải cung cấp đủ nước cho cây. Trầu bà có thể trồng trong nước, làm cây thủy sinh.

Ý nghĩa của cây trầu bà với môi trường

Đối với môi trường, trầu bà giúp cho không khí trong sạch, thoáng đãng hơn. Cây có khả năng giảm ô nhiễm, giảm bức xạ và loại bỏ các điện từ có hại từ sóng điện thoại, máy tính…

Ý nghĩa phong thủy

Trong phong thủy, trầu bà tượng trưng cho nguồn năng lượng dồi dào, sức sống mãnh liệt, bền bỉ, Loài cây này còn có tác dụng chiêu vượng tài lộc, mang đến may mắn cho chủ sở hữu.

Tác dụng của cây trầu bà đối với con người

Trầu bà mang đến một vẻ đẹp đơn giản nhưng đầy tinh tế cho căn phòng của bạn. Màu xanh của lá cây còn giúp cho không gian trở nên sạch sẽ, dễ chịu hơn. Đặc biệt đối với những ai có bệnh về mắt, màu xanh của lá cây sẽ giúp cho đôi mắt của bạn thư giãn hơn, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi trong công việc.

Vị trí ứng dụng của cây trầu bà

Loài cây này thường được dùng để làm cây cảnh trang trí ở các nơi công cộng như trong phòng làm việc, phòng họp… Cây trầu bà để bàn còn được đặt trên bàn làm việc, bàn ở phòng khách hoặc bàn ăn… Hoặc có thể trồng được trên chậu treo sau đó trang trí ở ngoài ban công.

Cây phất dụ

Loại cây này có thể lọc các loại khí xylene, formaldehyde, trichloroethylene vốn có nhiều trong các sản phẩm sơn mài, sơn dầu và chống thấm. Cây phất dụ phù hợp trồng trong văn phòng có trần nhà cao và ánh sáng mặt trời vừa phải.

Cây thường xuân

Cây thường xuân

Loại cây dây leo này phát triển mạnh trong không gian nhỏ. Nó cũng phát triển tốt ở trong phòng có cửa sổ hay nắng nhạt.

Tán lá rậm rạp của thường xuân hấp thụ rất tốt formaldehyde (còn gọi là phoóc môn), một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất, vốn được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, xốp cách điện và nhựa gỗ. Các vật liệu này sẽ thải ra formaldehyde rất chậm theo thời gian. Hít thở phải formaldehyde ở nồng độ cao có thể gây ra các kích thích mắt, làm chảy nước mắt và đau đầu, nóng trong cổ họng, khó thở và ung thư.

Cây Thường Xuân có tên khoa học là Hedera helix là một loài thực vật thuộc chi Dây thường xuân (Hedera), Họ Cuồng (Araliaceae). Thường Xuân thuộc loại cây leo, tập trung nhiều ở vùng Tây Á và Châu Âu, loại cây này có thể xanh tốt quanh năm.

Cây có thể sinh sống và lan trên bề mặt dốc cao tới 20 – 30m. Chính vì vậy mà người ta thường trồng cây để tạo màu xanh và để làm hàng rào.

Để giúp cho cây phát triển, những đốt trên thân dây Thường Xuân mọc ra rễ bám chặt vào bề mặt mà chúng leo lên. Lá cây có màu xanh non và chuyển đậm dần khi trưởng thành.

Đầu thu, cây có thể cho hoa nhỏ màu vàng nhạt, sau khoảng 2 tháng, Thường Xuân sẽ bắt đầu hình thành quả có màu vàng hoặc đỏ. Tuy nhiên, nếu trồng trong nhà bạn sẽ khó thấy cây ra hoa hơn so với khi trồng ở vườn. Cây rất dễ uốn và tạo hình, tùy vào sở thích mà bạn có thể tạo các hình dáng cho cây khi còn bé.

Cây thường xuân có tác dụng gì?

Công dụng đầu tiên của cây thường xuân mà ai cũng biết là làm cây cảnh. Lá dây thường xuân xanh biếc nhìn rất tươi mát và dễ chịu, cây thường xuân khá xum xuê tươi tốt nên trồng tại nhà sẽ mang lại không gian xanh quanh bạn.

Là loài cây leo nên không cần quá nhiều đất trống cho cây sinh trưởng. Dây thường xuân dễ dàng bám vào các bề mặt kiến trúc. Chỉ cần có một số kiến thức nhất định, bạn có thể điều chỉnh các cành lá thường xuân cho phù hợp nhất với yêu cầu trang trí của bản thân.

Nếu trồng cây thường xuân trước cửa nhà, bạn có thể làm dàn cho cây leo. Một dàn thường xuân trước cửa nhà sẽ giúp che nắng rất tốt và tạo không khí mát mẻ cho ngôi nhà.

Dây thường xuân được dùng nhiều làm hàng rào và trang trí tường ở một số nơi. Không chỉ tạo nên một bức tường xanh mát mắt, cây thường xuân có thể lọc không khí và khói bụi rất tốt. Trồng thường xuân quanh nhà sẽ khiến chất lượng không khí của nhà bạn gia tăng đáng kể đấy.

Ngoài ra, dây thường xuân là một loại dược liệu quý có tác dụng trị nhiều bệnh trong đông y.

Chống viêm: Các chất có trong cây thường xuân có tác dụng chống viêm nhiễm rất tốt. Sử dụng lá thường xuân như là trà để uống hoặc thoa lên da sẽ giúp điều trị hiệu quả các bệnh viêm khớp, viêm da,…

Giúp làm lành da: Cây thường xuân có tác dụng chống viêm nên có thể diệt khuẩn và giúp vết thương hở nhanh lành hơn. Các bệnh ngoài da như mụn trứng cá, vẩy nến,… cũng được giảm bớt khi sử dụng cây thường xuân.

Tẩy giun: Các chất trong cây thường xuân có tác dụng chống ký sinh trùng. Sử dụng tinh chất thường xuân khiến cơ thể loại bỏ số giun trong hẹ tiêu hóa và thải ra ngoài cơ thể.

Giải độc: Uống trà thường xuân đều đặn giúp chức năng gan mật được cải thiện và giải độc cơ thể.

Ngăn ngừa tắc nghẽn hệ hô hấp: cây thường xuân giúp long đờm, tiêu giảm các chất nhầy ở hệ hô hấp trên và chống viêm phế quản, dị ứng,…

Phòng chống ung thư: Với khả năng chống oxy hóa và loại trừ gốc tự do, dây thường xuân giúp bạn ngăn chặn sự phát triển của ung thư.

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ rất quen thuộc, và thực sự sẽ gây ngộ độc nếu bạn ăn vào. Ngược lại, nó cũng có tác dụng giải độc, vì lọc được các khí như formaldehyde. Cũng giống như cây thanh lan cây dễ sống, do vậy phù hợp với người ít có thời gian chăm sóc. Vì formaldehyde bay hơi chủ yếu từ các sản phẩm vệ sinh cá nhân, nên cây lưỡi hổ sẽ có hiệu quả nhất khi đặt trồng trong nhà tắm.

Cây nha đam (lô hội)

Đây là cây thảo sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô. Nha đam nổi tiếng nhất với khả năng làm lành vết thương. Gel trong lá cây này có thể làm dịu vết bỏng, vết cắt, vết côn trùng đốt và các dạng kích ứng da khác. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm sạch không khí trong nhà. Nha đam dễ dàng hấp thu benzen và formaldehyde, aldehyde formic, cacbonic, cacbondioxit. Cây mọc tốt khi có nắng, vì vậy hãy để nơi cửa sổ có nắng chiếu tới.

Cây cọ cảnh

Cây cọ cảnh lọc được cả benzen và formaldehyde cũng như trichloroethylene – hóa chất dùng trong quá trình giặt khô. Vì thế, nó thích hợp để đặt trong phòng giặt khô, hoặc phòng có nhiều đồ có thể giải phóng formaldehyde, chẳng hạn phòng ngủ hoặc phòng khách. Cây thân cột, đơn độc, lá to dạng tròn, màu xanh bóng ở mặt trên. Lá dạng như cái quạt xoè ra.

Cây xương rồng càng cua

Cây xương rồng càng cua

Ở phương tây, loài cây này được biết đến dưới cái tên Christmas Cactus – cây xương rồng cho lễ Giáng sinh. Dáng đẹp, chịu được thời tiết khắc nghiệt, nó có khả năng loại trừ chất formaldehyde có trong đồ gỗ hay bàn ghế tủ trong nhà. Trái với quy luật như những loài cây khác, loại cây này chỉ nhả ôxi về đêm nên khuyến khích để trong phòng ngủ hay phòng xem tivi.

Cây xương rồng càng cua là cây phân nhánh tầng, với các khớp phẳng. Chiều cao: 30 cm trước khi phân với tầng khác. Chiều rộng: 5 – 8 cm. Các khớp thân riêng lẻ tạo thành hình vòng cung, các nhánh lơ lửng và thường bám để cây leo lên, Có rất nhiều bông hoa và nhiều cánh hoa. Bông hoa dài 4,5 cm, rộng 2,5 cm, dẹt. Thân cây rất mọng nước gần như cây không có lá.

Hoa hình ống dài 7-12 cm, đỏ 4,5 cm, hồng, tím hoặc nhiều màu. Khoang dài 4 cm. Hoa ở khớp thân cũng như ở đầu cuống.

Thời kỳ nở hoa: Từ tháng 11 đến tháng 2. Sự ra hoa được kích hoạt bởi những ngày ngắn và nhiệt độ mát mẻ. Đây là một vaì đặc điểm bạn nên chú ý khi trồng cây xương rồng càng cua.

Chậu trồng

Cây hoa xương rồng là cây chịu khô. Nên hãy sử dụng những chậu có sự thoát nước tốt nhất để trồng loại cây này. Có thể là chậu sứ hoặc chậu nhựa đều được. Sau khi chọn xong hãy cùng trồng cây xương rồng càng cua nào.

Cách trồng

Những giống cây này, thường được trồng làm cây trồng trong nhà, với cách nhân giống khá độc đáo của chúng. Cách này đã được trồng phổ biến từ đầu những năm 1800. Ngoài ra cũng có thể giâm cành cây con để cây phát triển nhanh nhất. Cho cây con khi giâm cành vào chậu trồng cây xương rồng. Lúc mới trồng nên tưới nước đầy đủ cho cây.

Chăm sóc

Giống như Trạng nguyên, cần rất ít nỗ lực để cây xương rồng của bạn để ra hoa đúng lúc. Nó đòi hỏi nước mùa hè dồi dào và một phần bóng râm, nhưng cho phép đất khô nhẹ giữa các lần tưới. Hãy nhớ rằng những ngày rút ngắn của tháng 9 và tháng 10 là những gì kích hoạt chu kỳ ra hoa. Cho phép nhiệt độ vào ban đêm giảm nhẹ để ra hoa. Trong chu kỳ ra hoa, giữ cho cây xương rồng của bạn ẩm (nhưng không sũng nước). Sau khi hoa đã rụng, bạn nên trở lại trên mặt nước trong một vài tháng. Nếu nó cần thay chậu, đây là lúc để làm điều đó. Cây xương rồng sẽ không muốn có một mảnh đất xương rồng bình thường mà sẽ thích ở trong một vùng đất khô cây trồng mùa hè trong nhà là tốt nhất. Loại đất này thường được sử dụng cho hoa lan.

Cây sung cao su

Cây sung cao su

Cây có lá to, tròn dai như cao su, mọc cao 2,4m, chịu được trong râm hoặc ngoài nắng. Cây có khả năng hấp thụ tốt nhất độc tố formaldehyd, đồng thời trung hòa formol thường có trong keo dán, các lớp cách nhiệt, tăng độ ẩm không khí. Thích hợp đặt trong văn phòng lớn, phòng họp, tiếp khách, tổ chức tiệc hay ngoài sân vườn…

Cây dây nhện

Cây dây nhện “ngoại hình” đẹp mắt có nguồn gốc Nam Phi, thân dài, cuối thân dây điểm hoa trắng nhỏ hình ngôi sao, có giống lá xanh tuyền hay lá xanh sọc trắng. Loài cây này bỗng trở nên “nổi tiếng” khắp thế giới vào năm 1984, khi mà Cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA công bố nó có nhiều khả năng hút độc tố trong không khí.

Cây Dây Nhện có tên khoa học Chlorophytum comosum. Đây là loại cây thân cỏ sống lâu năm; thuộc họ măng tây và có nguồn gốc đến từ châu Phi xa xôi. Ngoài cái tên Lan chi, cây dây nhện còn có tên là cỏ nhện.

Cây cỏ Lan Chi mọc thành từng cụm, bộ rễ thịt đẻ nhánh thành cây con. Chiều cao cây trong khoảng từ 30 đến 60cm. Lá dài từ 20 đến 34cm, có chiều ngang hẹp; có sọc to màu xanh ở giữa, hai bên có màu trắng. Lá mọc theo kiểu tua tủa từ gốc; đầu nhọn nhưng rất mềm.

Cỏ nhện có mùa hoa vào mùa hè. Hoa có màu trắng đục, khá nhỏ, mọc riêng lẻ ở phần đầu cành. Cây con tạo thành nhờ những nhánh này rũ xuống và chạm vào đất, phát triển thêm các rễ phụ.

Điều trị bệnh

Phần rễ của Cây Dây Nhện có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, kiết lỵ,…

Thân cây cỏ nhện có tác dụng thanh nhiệt làm mát cơ thể, giải độc, tiêu sưng tán viêm. Ngoài ra, cây còn có tác dụng làm lành vết thương ngoài da bằng cách giã nhuyễn thân đắp lên vết thương.

Quà tặng ý nghĩa

Với nhiều tác dụng tốt đẹp của loài Cỏ Lan Chi, nên đây là một gợi ý rất hay nếu dành tặng người thân, bạn bè, đồng nghiệp để sức khỏe của mọi người được tốt hơn nhờ loài cây này.

Trang trí cảnh quan

Cây cỏ nhện giúp không gian ngôi nhà thêm màu xanh tươi mát; văn phòng được tô điểm thêm cây xanh giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng, hấp thụ khí độc. Bạn có thể đặt nó ở bàn phòng khách, để kệ tivi phòng ngủ, giá sách, hay bàn làm việc ở công ty… Bạn có thể trồng trong chậu rồi treo trước cửa sổ, ban công trang trí.

Cây mẫu tử

Cây mẫu tử

Mẫu tử là loài cây phân bố rộng rãi từ châu Phi đến châu Mỹ, du nhập vào Việt Nam và được ưa chuộng bởi hình dáng lạ, thân chồi mập mạp, phiến lá dẹt màu xanh nhạt, bóng và cong xuống. Cây sống lâu năm, có khả năng loại bỏ các khí độc như Carbon monoxide, Xylene, Formaldehyde,… thích hợp đặt gần bình gas – nơi có carbon monoxide tích tụ.

Hình dáng bên ngoài: Cây mẫu tử là cây thân thảo nhỏ, thân mập ngắn sát đất, thường mọc thành bụi nhỏ.

Kích thước: Chiều cao của cây chỉ khoảng 40 – 50cm.

Lá: Lá cây mẫu tử thon dài, nhọn ở hai đầu, phiến lá hẹp, dẹt và uốn cong xuống. Hai mặt lá nhẵn bóng màu xanh nhạt, ở giữa phiến lá có một dải màu trắng hoặc hơi vàng chạy dọc theo chiều dài của lá.

Hoa: Hoa mẫu tử nhỏ nhắn, khiêm tốn khi nở những cánh hoa xòe rộng làm lộ ra những nhị vàng rất nổi bật. Hoa ra theo chùm cùng chung một cuống dài màu xanh đậm, khi hoa tàn các cánh hoa rụng xuống cũng là lúc quả hình thành.

Quả: Quả mẫu tử thuộc dạng quả nang có 3 cạnh, bên trong chứa nhiều hạt. Khi quả già rụng xuống đất qua quá trình nảy mầm đã hình hình thành cây con mới.

Ý nghĩa

Mỗi loài cây, loài hoa đều có nét đẹp và ý nghĩa riêng của nó. Nếu như hoa hồng, hoa trinh nữ tượng trưng cho tình yêu đôi lứa thì loài hoa mẫu tử lại mang ý nghĩa tượng trưng cho tình cảm gia đình cụ thể hơn là tình cảm mẹ con, là tình máu mủ ruột già thiêng liêng nhất. Chỉ có ai đã và đang làm mẹ mới thấu hiểu được thứ tình cảm đó, câu hát “Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào” đã minh chứng cho điều đó. Quả đúng như vậy, tình mẹ luôn ấm áp, bao dung, che chở và không có gì có thể cân, đo, đong, đếm được, đó là ý nghĩa đặc biệt của loài hoa này.

Cây dương xỉ

Những loại cây hút khí cực độc nên trồng trong nhà như cây dương xỉ có thể hút khí aldehyde formic.

Cây mọc bò dài, dựng đứng ở đầu, lá mọc dạng trái xoan nhọn hai đầu, gốc có bẹ ôm thân, mềm. Cây dương xỉ có thể hút khí aldehyde formic.

Thiết mộc lan

Thiết mộc lan

Đây là cây có lá mọc thành hình nơ (hoa thị), bóng và sẫm màu, phiến lá có sọc rộng nhạt màu hơn và ngả vàng ở phần trung tâm. Nó là loại cây bụi phát triển chậm với các lá dài. Thiết mộc lan có thể hút khí toluen và khí CO.

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Lâm nghiệp, khả năng hấp thụ khí toluen sau 24h tiếp xúc (tính trên một đơn vị diện tích bề mặt lá) của thiết mộc lan là 1.3 µg/cm2, 2,7 µg/cm2 sau 72 giờ tiếp xúc.

Cây ngũ gia bì

Có tên khác là xuyên gia bì, thích gia bì, cao 2-3m, nhiều lá, thân trắng, vò dày. Vỏ có thể được dùng làm thuốc.

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Lâm nghiệp, khả năng hấp thụ khí toluen sau 24h tiếp xúc của ngũ gia bì là 0,7 µg/cm2 và 1,2 µg/cm2 sau 72 giờ tiếp xúc.

Cây trúc mây

Cây dễ trồng, đẹp mắt. Cao 1-2 m, gốc có nhiều rễ phụ và chồi bên. Thân nhẵn, đốt đều đặn, mang nhiều bẹ khô do lá rụng để lại. Cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần, thích hợp làm cây trồng nội thất, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng, đất thoát nước tốt. Nhu cầu nước trung bình.

Cây lọc tốt amoniac, một chất rất hại cho hệ hô hấp, vốn là thành phần chính trong chất tẩy rửa, dệt may, và thuốc nhuộm.

blank
Author: SÀI GÒN LIST
Sài Gòn List cùng cộng đồng chia sẻ những nội dung tích cực trong cuộc sống, làm việc trên nền tảng online marketing, làm dịch vụ sáng tạo nội dung, bài viết, hình ảnh, video clip, xây dựng phát triển thương hiệu cá nhân doanh nghiệp... Hợp tác phát triển Seeding, Review post, Guest post...
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận