Những cơn đau nhức xương khớp, đau đầu, đau dạ dày, đau mỏi vai gáy… là những triệu chứng đau nhức rất phổ biến và thường xuyên gặp phải ở nhiều người từ già tới trẻ. Tuy nhiên việc quá lạm dụng vào thuốc tây, hễ cứ đau là uống thuốc giảm đau vô tội vạ sẽ tổn hại đến gan, khiến viêm loét dạ dày, ảnh hưởng đến cả gan, thận, hệ thống thần kinh…
Cách bấm 15 huyệt đơn giản tại nhà, giúp bạn cắt đứt các cơn đau nhức
Có một biện pháp đơn giản hơn mà không hề có tác dụng phụ để làm giảm các cơn đau đó là xoa bóp, bấm huyệt. Sau đây là cách bấm 15 huyệt vị để giảm các cơn đau nhức tại nhà, mời quý độc giả tham khảo.
1. Huyệt Túc tam lý: Giảm đau dạ dày, cải thiện hệ tiêu hóa
Vị trí: Huyệt Túc Tam Lý nằm ở dưới lõm ngoài xương bánh chè (Độc Tỵ) 3 thốn
Tác dụng: Trị dạ dày đau, nôn mửa, tiêu hóa kém, táo bón, viêm ruột, chi dưới yếu liệt, các loại bệnh thuộc hệ tiêu hóa, kích ngất, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
Cách bấm: Bạn hãy gập chân và bấm vào huyệt trong một phút.
2. Huyệt Ấn Đường (con mắt thứ ba): Trị nhức đầu, trầm cảm
Vị trí: Huyệt con mắt thứ ba có thể dễ dàng xác định giữa lông mày của bạn.
Tác dụng: Tác động đến huyệt vị này giúp bạn điều trị nhức đầu, trầm cảm, mệt mỏi mãn tính, và căng thẳng.
Cách bấm: Dùng đầu ngón tay cái day ấn huyệt trong một phút.
3. Huyệt Nội quan hay “cánh cổng phía trong”: Giảm bớt buồn nôn, say tàu xe
Vị trí: Điểm áp lực nằm trên cẳng tay bên trong, vị trí cách khoảng 3 ngón tay từ cổ tay, ngay giữa hai gân.
Tác dụng: Nó giúp giảm bớt buồn nôn, nôn mửa và say tàu xe.
Cách bấm: Ấn một lực lên điểm này và massage trong 4-5 giây.
4. Huyệt Đồng tử liêu: Giảm đau nửa đầu, nhức mỏi mắt
Vị trí: Huyệt đồng tử liêu nằm ở góc mắt.
Tác dụng: có thể giúp giảm đau nửa đầu và nhức mỏi mắt.
Cách bấm: Day chậm điểm này bằng đầu ngón tay của bạn cho đến khi bạn cảm thấy nhẹ nhõm.
5. Huyệt Thái xung: Giảm đau đầu, mỏi mắt, chuột rút
Vị trí: Huyệt thái xung nằm giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai, lùi xuống dưới khoảng 4cm.
Công dụng: Đó là huyệt vị rất phổ biến để làm giảm đau đầu, mỏi mắt và chuột rút, và cũng có thể giúp cải thiện khả năng tập trung.
Cách bấm: Ấn huyệt và giữ trong một phút.
6. Huyệt Thiên Chung hay “biển yên tĩnh”: Giải tỏa lo lắng, ổn định tâm lý
Vị trí: Huyệt thiên trung có thể dễ dàng xác định ở trung tâm ngực.
Tác dụng: rất có ích lợi trong việc phục hồi sức khỏe tinh thần và tâm lý, giúp an định và giải tỏa những cơn lo lắng, bồn chồn, trầm cảm, kích động và những triệu chứng bất bình thường khác về tâm lý.
Cách bấm: Ấn vào đó và xoa bóp trong một phút.
7. Huyệt Hợp cốc: giảm đau đầu, đau vai, đau bụng kinh, điều hòa đường ruột
Vị trí: Huyệt hợp cốc nằm giữa ngón cái và ngón trỏ.
Tác dụng: rất hữu ích trong giảm đau răng, đau cổ và vai, và nhức đầu.
Cách bấm: Bấm và giữ huyệt hoặc xoa bóp trong một phút.
8. Huyệt Dũng tuyền: Giảm buồn nôn, nhức đầu, chữa mất ngủ
Vị trí: Huyệt dũng tuyền nằm trên gan bàn chân giữa ngón thứ hai và thứ ba.
Tác dụng: Có tác dụng giảm nhức đầu, buồn nôn, và ngất xỉu.
Cách bấm: Ấn lên điểm này dưới áp lực bằng đầu ngón tay và giữ trong một phút.
9. Huyệt Phong trì: nhức đầu, đau nửa đầu và chóng mặt.
Vị trí: Điểm này nằm trên rãnh giao tiếp của bắp thịt cổ và phần sọ.
Tác dụng: Nó có thể giúp điều trị nhức đầu, đau nửa đầu và chóng mặt.
Cách bấm: Ấn điểm này và giữ trong một phút.
10. Huyệt Phong phủ: giảm đau đầu, đau họng, hết chảy máu cam
Vị trí: Huyệt phong phủ nằm ở giữa gáy, dưới sọ.
Tác dụng: Bấm huyệt phong phủ giúp làm giảm đau đầu, đau họng, và chảy máu cam.
Cách bấm: Tác động một lực bằng đầu ngón tay của bạn và giữ trong một đến hai phút.
11. Huyệt Nghinh hương: trị nghẹt mũi, sổ mũi
Vị trí: Điểm này nằm trên đường hông, cách khoảng 2 – 4 ngón tay ở mỗi bên tính từ xương sống.
Tác dụng: Theo Sách “Châm cứu giáp ất kinh” và “Châm cứu đại thành”, huyệt Nghinh hương là chủ huyệt trong điều trị mũi không thông, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
Cách bấm: Dùng ngón tay cái bấm vào vị trí huyệt Nghinh hương liên tục trong khoảng một phút.
12. Huyệt Nội quan: Chữa đau dạ dày
Vị trí: Bạn có thể dùng 3 ngón tay khép lại, đặt từ chỉ cổ tay tính lên cánh tay, đo và đánh dấu đúng vị trí để khi bấm mới đạt hiệu quả.
Tác dụng: Trị đau dạ dày
Cách bấm: Khi bị đau bụng không rõ nguyên nhân, đau dạ dày, bạn có thể dùng tay phải bấm vào huyệt Nội quan ở tay trái và ngược lại. Làm như vậy khoảng 15 phút, hoặc đến khi cảm thấy đau ở tay thì dừng lại.
Sau khi bấm huyệt, có thể bạn sẽ có cảm giác tê ngứa ở tay, sau đó xuất hiện cảm giác nóng lan tỏa trong cơ thể, hiện tượng đau sẽ giảm dần, giúp bạn có thể tự mình nghỉ ngơi yên tĩnh mà không cần dùng thuốc khẩn cấp.
13. Huyệt Côn Lôn: Trị đau cổ vai gáy, đau lưng
Vị trí: Tại giao điểm của bờ ngoài gót chân và đường kéo từ nơi cao nhất của mắt cá chân, chỗ lõm giữa khe gân cơ mác bên ngắn và gân cơ mác bên dài, trước gân gót chân, ở sau đầu dưới xương chầy.
Tác dụng: Hữu ích trong điều trị đau cổ, vai và đau lưng.
Cách bấm: Bấm và day huyệt trong một phút.
14. Huyệt Khúc trì
Vị trí: Co khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khuỷu.
Tác dụng: giúp giảm bớt cảm lạnh và sốt cao, đau họng. Nó cũng giúp cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch.
Cách bấm: Gập khuỷu tay, ấn điểm này với ngón tay cái của bạn và massage hoặc giữ trong một phút. Thay đổi cánh tay và lặp lại.
15. Huyệt Thiếu Thương giảm ho
Vị trí: Huyệt nằm ở bờ ngoài ngón tay cái, cách góc móng tay 0,1 thốn về phía tay quay. Hoặc ở nơi gặp nhau tiếp giáp da gan – mu tay và đường ngang qua góc chân móng ngón tay cái.
Tác dụng: Thanh phế nghịch, thông kinh khí, thông lợi vùng họng, đặc trị ho khan
Cách bấm: Khi bị ho có thể dùng ngón tay cái và ngón trỏ bấm mạnh vào huyệt Thiếu Thương cho tới khi thực sự cảm thấy đau có thể giúp giảm ho. Những người hay bị ho khan trường hợp nghiêm trọng còn bị ho ra máu hãy dùng ngón cái bấm huyệt Thiếu Thương có thể đặc trị ho khan hiệu quả.
Bài viết mang tính chất tham khảo vui lòng không xem là chứng thực khoa học lâm sàng!