Dù tuyến bã có vai trò quan trọng với da chúng ta. Nhưng khi có những thay đổi bất thường (rối loạn nội tiết tố, yếu tố tâm lý, chế độ ăn uống, …) sẽ làm tuyến bã tăng tiết chất bã nhờn. Điều này sẽ khởi động quá trình hình thành mụn trứng cá. Khi có hiện tượng tăng chế tiết chất bã nhờn, chất bã nhờn tiết ra nhiều nhưng thoát ra không kịp hoặc không thoát ra được.
Vi khuẩn Propionibacterium acnes (có sẵn trên da) sẽ phân hủy chất bã nhờn tạo thành các acid béo tự do, acid béo tự do sẽ lan ra các tổ chức xung quanh tạo thành các sẩn viêm, sẩn cục. Nếu bội nhiễm thêm các vi khuẩn như S. aureus (tụ cầu khuẩn), S. pyogenes (liên cầu khuẩn),…tạo nên sẩn mủ, mụn mủ.
Ai dễ bị mụn trứng cá?
Lứa tuổi thường gặp nhất bị mụn trứng cá là 10 – 25 tuổi ở cả nam và nữ.
• Giai đoạn dậy thì: nam bị nhiều hơn nữ.
• Giai đoạn trưởng thành: nữ bị nhiều hơn nam.
Trong đó, có một số yếu tố khởi động hoặc làm cho mụn trứng cá trầm trọng thêm: rối loạn nội tiết tố, stress tâm lý, sử dụng kéo dài một số thuốc (thuốc hỗ trợ điều hỗ trợ hỗ trợ điều trị động kinh, thuốc lao, thuốc tránh thai, …), chế độ ăn có nhiều dầu mỡ, đường, thiếu Vitamin, khoáng chất, các axit béo cần thiết.
• Vì làm thay đổi về mặt thẩm mỹ, mụn trứng cá có thể làm cho người bệnh bị “đau đớn” về mặt tâm lý xã hội.
• Mụn trứng cá có thể để lại sẹo rỗ.
• Trứng cá ngóc ngách khi bị viêm nhiễm nặng (còn gọi là trứng cá ác tính – acne maligna) có thể đi kèm với sốt, viêm khớp và một số triệu chứng toàn thân khác.
Biểu hiện cơ bản (sang thương cơ bản) của mụn trứng cá như thế nào?
Sắp xếp theo thứ tự từ nhẹ đến nặng, mụn trứng cá có các biểu hiện cơ bản như sau:
• Mụn trứng cá đầu trắng (nhân đóng): ở dưới da có các điểm trắng đường kính 1-2mm, chính là nhân trứng cá. Loại này là các sang thương đầu tiên của mụn trứng cá, không có hiện tượng viêm.
• Mụn trứng cá đầu đen (nhân mở): thấy điểm đen ở lỗ chân lông, đó là chất bã nhờn phần trên bị oxy hóa.
• Mụn trứng cá sẩn viêm: các sẩn viêm có đường kính 1-3mm, khi nặn ra nhân trứng cá là chất nhờn như dầu mỡ và có màu trắng ngà đến vàng nhạt.
• Mụn trứng cá sẩn mủ, mụn mủ: sẩn mủ có đường kính 1-5mm, lõi của nó là nhân trứng cá và mủ, bao quanh là quầng viêm đỏ.
• Mụn trứng cá viêm tấy: khối viêm tấy bao quanh nhân trứng cá có đường kính rất lớn (1-3cm). Khối viêm đỏ sưng cứng, đau khi ấn vào, về sau thường là hóa mủ.
• Mụn trứng cá nang bọc: có các nang bọc nằm dưới da, bao quanh là vỏ xơ, bên trong chứa chất bã nhờn và mủ.
Người bị mụn trứng cá có thể có biểu hiện một hay nhiều loại sang thương cơ bản trên da. Để đơn giản, mụn trứng cá được chia thành hai nhóm chính:
• Mụn trứng cá không viêm: mụn trứng cá đầu trắng, đầu đen.
• Mụn trứng cá có viêm: mụn trứng cá sẩn, mụn mủ, viêm tấy, nang bọc
Điều hỗ trợ hỗ trợ điều trị mụn trứng cá có hai biện pháp chính yếu là điều hỗ trợ hỗ trợ điều trị nội khoa và thủ thuật can thiệp.
1. Điều hỗ trợ hỗ trợ điều trị nội khoa
Điểm then chốt của điều hỗ trợ hỗ trợ điều trị nội khoa là “đánh trực tiếp” vào các yếu tố “khởi động”, các yếu tố “làm trầm trọng thêm”, các yếu tố “liên quan” của mụn trứng cá. Những tác nhân tạo ra các yếu tố này có thể kể ra là sự tăng sinh nang lông, tiết chất bã nhờn quá mức,vi khuẩn P. acnes và viêm nhiễm.
Thuốc bôi tại chỗ
Benzoyl peroxide. Benzoyl peroxide là một thuốc tương đối “xưa” và hiện nay được xếp vào nhóm thuốc không cần kê toa trong điều hỗ trợ hỗ trợ điều trị mụn trứng cá. Khi bôi lên vùng da bị mụn trứng cá, Benzoyl peroxide lập tức vỡ ra thành benzoic acid và oxygen, điều này giải thích cho hoạt tính diệt khuẩn của nó trên vi khuẩn P acnes.
Và cho đến nay, chưa có báo cáo về sự đề kháng của P acnes trên Benzoyl peroxide.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dạng chế phẩm của Benzoyl peroxide: kem bôi, gel, lotion, thuốc rửa và xà phòng. Benzoyl peroxide có thể được sử dụng một đến hai lần mỗi ngày. Đặc biệt, khi có sử dụng kháng sinh để điều hỗ trợ hỗ trợ điều trị mụn trứng cá (bôi hay uống), nên phối hợp với Benzoyl peroxide sẽ cho kết quả tốt hơn.
Benzoyl peroxide tương đối an toàn khi sử dụng. Một số ít trường hợp có thể bị viêm da tiếp xúc khi sử dụng Benzoyl peroxide.
Kháng sinh bôi. Các kháng sinh bôi được sử dụng chủ yếu với mục đích loại trừ vi khuẩn Propionibacterium acnes và cũng có thể có hoạt tính kháng viêm. Kháng sinh bôi không có tác dụng ly giải nhân trứng cá và cũng rất dễ bị phát triển đề kháng. Để giảm thiểu tình trạng đề kháng, nên sử dụng phối hợp với Benzoyl peroxide.
Hai kháng sinh thường được sử dụng dưới dạng bôi tại chỗ cho mụn trứng cá là erythromycin và clindamycin. Các kháng sinh này được bôi lên vùng mụn một hoặc hai lần mỗi ngày. Clindamycin có khả năng duy trì hiệu quả tốt hơn erythromycin.
Retinoid bôi tại chỗ. Ba loại retinoid bôi tại chỗ hiện có là adapalene, tazarotene và tretinoin. Chúng có tác dụng tiêu sừng, bình thường hoá sự tăng sinh nang long, chống lại dày sừng ở cổ nang lông giúp cho chất bã nhờn dễ dàng thoát ra. Chúng cũng có tác dụng làm giảm nhân trứng cá và chống viêm.Retinoid bôi tại chỗ được sử dụng một lần mỗi ngày sau khi rửa sạch và lau khô da.
Nếu bị kích ứng, nên giảm số lần sử dụng (dùng cách nhật). Do tính chất làm mỏng lớp sừng, Retinoid bôi tại chỗ có thể gây ra tình trạng nhạy cảm với ánh sang. Vì thế, cần có chế độ chống nắng thích hợp, không được dùng laser hỗ trợ hỗ trợ điều trị liệu khi đang sử dụng Retinoid bôi tại chỗ.
Cách sử dụng Retinoid bôi tại chỗ: một lần vào buổi tối, bôi một lớp mỏng để qua đêm, không nên bôi vùng da quanh mắt. Tuần đầu bôi thuốc có thể có tác dụng phụ là da hơi đỏ, rát, tróc vảy. Mỗi đợt bôi thuốc khoảng 4-8 tuần, đôi khi cần đến12 tuần.
Một số thuốc “lột da” và chống nhờn. Các thuốc này làm lột da nhẹ và giảm dầu cho da. Chúng giúp cho các nhân trứng cá dễ thoát ra ngoài. Các thuốc này bao gồm lưu huỳnh, Salicylic acid, resorcinol và benzoyl peroxide loại 10%, đơn chất hoặc phối hợp.
Thuốc uống có tác dụng toàn thân
Nhóm này bao gồm: tetracycline, doxycycline và minocycline. Trong đó, doxycycline và minocycline có ái tính với dầu mỡ cao hơn nên nói chung là có hiệu quả cao hơn tetracycline.
Hiện nay, trong 3 thuốc này thì minocycline ít bị đề kháng nhất với P acnes. Một điều thú vị là, ngoài tác dụng chống P. acnes, một số nghiên cứu chứng minh rằng, dùng liều thấp và kéo dài nhóm tetracyclin có tác dụng ức chế sự chế tiết của tuyến bã.
Các kháng sinh khác có thể được sử dụng đường uống trong điều hỗ trợ hỗ trợ điều trị mụn trứng cá là trimethoprim-sulfamethoxazole, azithromycin, clindamycin. Các kháng sinh này rất hữu ích khi có trứng cá mụn mủ, viêm tấy nghĩa là có thể có nhiễm thêm vi khuẩn khác (tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,…).
Một số thuốc khác. Các thuốc này có thể được cân nhắc trong một số trường hợp đặc biệt của mụn trứng cá.
Hormone.
Thuốc ngừa thai uống. Thuốc ngừa thai uống làm tăng hormone sinh dục, chúng gắn kết với globulin, và vì vậy làm giảm testosterone tự do trong máu (nghĩa là cắt đi yếu tố “khởi động” mụn trứng cá).
Spironolactone. Spironolactone gắn với thụ thể androgen receptor và làm giảm sự sản xuất androgen vì vậy có tác dụng hữu ích trong điều hỗ trợ hỗ trợ điều trị mụn trứng cá.
Isotretinoin. Isotretinoin có hiệu quả cao trong điều hỗ trợ hỗ trợ điều trị mụn trứng cá nặng, mụn trứng cá khó điều hỗ trợ hỗ trợ điều trị. Tác dụng của Isotretinoin là do nó làm bình thường hóa sự biệt hóa của biểu bì, giảm bài tiết chất bã nhờn (có thể lên đến 70%) và thậm chí làm giảm sự hiện diện của P acnes.
2. Thủ thuật can thiệp
Những thủ thuật có thể sử dụng là “trích” nhân mụn và tiêm steroid vào trong sang thương. Có thể sử dụng những thuốc “lột da” nông như glycolic acid ha salicylic acid để việc “trích” nhân mụn trứng cá có hiệu quả cao hơn.
Ánh sáng hỗ trợ hỗ trợ điều trị liệu được sử dụng là ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh cũng có thể có hiệu quả trong điều hỗ trợ hỗ trợ điều trị mụn trứng cá.
Hiện tại, đang có nhiều nghiên cứu để đánh giá tính hữu ích của laser vi phân (fractional laser) trong điều hỗ trợ hỗ trợ điều trị mụn trứng cá.
Ngăn ngừa mụn trứng cá như thế nào?
Bên cạnh đó, cần tránh sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa nhiều chất giữ ẩm, gây nhờn và các loại khó tẩy rửa. Không nên sử dụng các loại xà phòng hoặc dung dịch tẩy rửa mạnh. Không nên sử dụng dài hạn một số thuốc khi chưa có ý kiến bác sĩ.
, , 2024-09-19 12:56:18