Nhân câu chuyện đầy cảm xúc của Nick Rô Phi Everything về KHỞI NGHIỆP, LÒNG THAM VÀ CÂU CHUYỆN LY CÀ PHÊ, có vài người thắc mắc, không tin về chàng trai trong câu chuyện, đại loại rằng:
“E khó tin câu chuyện bạn trẻ này của anh, vì khi đã tham là họ làm luôn rồi, nếu ko thì là chân chính hoàn toàn, ko có chuyện nửa vời vừa muốn tham vừa muốn ko (kiểu này còn gian hơn nguòi tham thật nữa – có khi đã tham rồi mà giả bộ than vãn với thiên hạ mong cứu dc chút tiếng tăm và tỏ ra mình còn lương thiện đó a).
Kiểu người đó thì càng ko có tự trọng”.
Thật ra bạn nói cũng không sai ??? Thuở xưa, Khổng Tử đã từng nói trong quyển Tam Tự Kinh rằng “Nhân chi sơ tính bản THIỆN” nghĩa là con người sinh ra bản tính ban đầu vốn thiện và tốt lành, khi lớn lên, do ảnh hưởng của đời sống xã hội mà tính tình trở nên thay đổi, tính ác có thể phát sinh, do đó cần phải luôn được giáo dục, giữ gìn và rèn luyện cho đời sống lành mạnh thì tính lành mới giữ được và phát triển, để tính dữ không có điều kiện nảy sinh.
Tuy nhiên đến thời gian sau, Tuân Tử lại nói ngược lại “Nhân chi sơ tính bản ÁC”, mà Tham cũng vốn là 1 trong các tính ác ??? Tại sao lại như vậy? Hãy quan sát 1 đứa trẻ đang cầm cái kẹo, giờ có người giật lấy cái kẹo thì thử hỏi đứa trẻ có vui vẻ gì ko hay là thực hiện hàng loạt các phản ứng để đòi lại cái kẹo đó? Thật vậy, hạt giống Tham luôn tồn tại, ẩn chứa sâu trong tâm hồn của mỗi chúng ta, khi có những điều kiện thuận lợi là nó sẽ nảy mầm, nếu trong 1 lúc tĩnh lặng ngồi nhìn giọt cafe rơi và thấy tâm hồn bị sóng sánh mà dừng lại kịp thì vẫn còn tốt chán, bạn nhỉ?
Trong quản lý hay hợp tác kinh doanh cũng vậy, mặc dù các partner của chúng ta rất đàng hoàng, rất ổn nhưng chúng ta cũng đừng nên để “mỡ trước miệng mèo” trêu ngươi nó, lúc có mặt mình thì mọi thứ ok, còn lúc ko có mặt mình thì lại hên xui, cho nên tốt nhất phải có hệ thống Kiểm soát nội bộ đủ mạnh để ngăn ngừa (cắt đứt những điều kiện thuận lợi để những hạt giống Ác không có cơ hội nảy mầm).
Như vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ là gì? Đó chính là những phương pháp và chính sách được thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động, và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình được thiết lập.
Một vài ví dụ đơn giản nhất (là 1 phần rất rất rất nhỏ của hệ thống KSNB) là tách bạch thủ quỹ với kế toán, mua hàng phải có ít nhất 3 báo giá của 3 nhà cung cấp ….
Vậy khi thiết lập được 1 hệ thống KSNB phù hợp, chúng sẽ mang lại những lợi ích gì?
? Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính của công ty;
➡️ cái này đặc biệt quan trọng khi chúng ta đi gọi vốn, câu cá mập nè.
? Giảm bớt rủi ro gian lận hoặc trộm cắp đối với công ty do bên thứ ba hoặc nhân viên của công ty gây ra;
➡️ hiển nhiên rồi.
? Giảm bớt rủi ro sai sót không cố ý của nhân viên mà có thể gây tổn hại cho công ty;
➡️ công nợ 1 đằng nhưng thanh toán tiền lại 1 nẻo.
? Giảm bớt rủi ro không tuân thủ chính sách và quy trình kinh doanh của công ty;
➡️ giúp NV tránh phải những những tình huống khó xử giữa tình và lý.
? Ngăn chặn việc tiếp xúc những rủi ro không cần thiết do quản lý rủi ro chưa đầy đủ;
➡️ đừng liên tục để “mỡ trước miệng mèo”, kẻo lại hối hận.
P/s nếu như không đồng ý với quan điểm này thì hãy cho ad biết bạn muốn như này nào ??? Triển khai ra sao???