Cây linh sam hay còn được gọi là cây sam núi, là loại cây cảnh bonsai được nhiều người yêu thích với giá trị thẩm mỹ và phong thủy cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cây linh sam là cây gì, ý nghĩa và cách chăm sóc như thế nào đâu nhé… Cây linh sam và cây Siro hai loài cây cảnh chứa hoạt chất tốt cho sức khoẻ
Linh sam là cây gì?
Cây linh sam còn được biết đến là linh sam núi, cây sam gai, có tên khoa học là Antidesma acidum. Là loại cây phát triển chủ yếu ở châu Á tại các vùng núi, khe suối và được nhiều người dùng làm cây cảnh bonsai với giá trị cao, thường được dùng trang trí nội thất với ý nghĩa phong thủy cao.
Đặc điểm của linh sam núi
Linh sam (linh sam núi) có dạng thân gỗ không quá to, chiều cao từ 1 – 5m, mọc tự nhiên ở các vùng khe suối. Đây là loại cây có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện ngoài nắng và trong bóng dâm. Thân cây chắc khỏe, xù xì nhìn bề ngoài giống như khúc gỗ hóa thạch, các cành nhánh cong queo thành nhiều phần khác nhau. Lá cây nhỏ, hình trái xoan, thuộc lá đơn có màu xanh bóng, đầu lá thì nhọn như gai và có thể bẻ gãy, lá cây thường dài từ 1 – 1.5cm.
Là loại cây tự nhiên thân gỗ nên linh sam có phần rễ chắc khỏe, có thể đâm xuyên qua các lớp đá cứng để sinh sôi và phát triển. Cây linh sam có hoa màu tím, thường nở vào khoảng tháng 5 – tháng 6, hoa có mùi thơm đặc trưng. Quả có hình bầu dục, hơi dẹt, mọc cạnh nhau và thả hướng xuống đất.
Chính nhờ vào những đặc điểm trên đã khiến cho cây bonsai linh sam có được dáng cây cổ thụ lâu năm, đẹp vô cùng, được nhiều người yêu cây cảnh yêu thích lựa chọn. Tuy nhiên giá thành của linh sam bonsai cũng khá cao. Ngoài tác dụng làm cảnh thì trong cây linh sam có chứa dược tính, có thể ngăn ngừa và chữa được nhiều bệnh trong dân gian.
Linh sam có mấy loại?
Cây linh sam chủ yếu sinh trưởng và phát triển tại các tỉnh nam trung bộ: Bình Định, Nha Trang, Ninh Thuận, Phú Yên. Và cũng có rất nhiều loại khác nhau tùy vào xuất xứ hoặc là đặc điểm nhận dạng của từng loại. Tuy nhiên, nhìn chung thì sẽ được chia thành các loại như sau:
Linh sam phổ biến: linh sam sông Hinh với bông hoa to, đậm màu, phát triển chủ yếu trong tự nhiên; linh sam đa, linh sam bông chùm lá chung hay linh sam an hải, linh sam khủng,…
Linh sam đột biến: Clinh sam 86, linh sam lá rí hạt gạo tân phú, linh sam tím thạch, inh sam lá nhỏ,…
Ý nghĩa cây linh sam
Cây linh sam là loại cây sinh trưởng và phát triển ở tự nhiên trong điều kiện khí hậu và môi trường khắc nghiệt, nhưng khi được trồng trong nhà thì linh sam phong thủy có khả năng xua đuổi tà khí, đem đến sự may mắn, tài lộc dành cho gia đình bạn.
Ngoài ra, sức sống bền bỉ, thân cây rắn rỏi, bên ngoài xù xì nhưng lại đem đến những bông hoa màu tím đẹp rực rỡ thể hiện cho sự cố gắng, bền bỉ trong cuộc sống, sự hiên ngang, không ngừng vươn lên để đạt được mục tiêu cuối cùng. Chính vì thế mà loại cây này còn được dùng để biếu, tặng cho người thân vào các dịp đặc biệt.
Linh sam hợp mệnh gì? Với màu xanh của lá cây và màu tím của hoa thì cây hợp phong thủy với những người mệnh Mộc và Hỏa (do Mộc sinh Hỏa). Những người mệnh Mộc, Hỏa trồng cây linh sam trong nhà sẽ đem đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia đình gia chủ.
Giúp trang trí không gian nhà: Với dáng đứng bonsai đẹp, cùng với hoa màu tím nở nổi bật của linh sam đã khiến cho không gian nhà bạn được tô điểm thêm rất nhiều, tạo nên không gian nhà sinh động.
Giúp thanh lọc không khí: Vì là loại cây xanh thân gỗ có nguồn gốc từ tự nhiên nên linh sam có khả năng hút những khí hại như tia tử ngoại, khí CO2 để thải ra khí O2 giúp gia đình bạn có được không gian thoáng mát, thoải mái hơn. Ngoài ra, khi trồng nhiều năm ở môi trường tốt thì cây còn được dùng như là một loại cây công trình.
Có giá trị kinh tế cao: Nhờ vào các nhánh phần thân dễ uốn nắn nên cây có thể tạo nên các dáng bonsai đẹp với giá trị kinh tế cao.
Hỗ trợ điều trị các bài thuốc dân gian: Ngoài những công dụng ở trên thì linh sam còn được dân gian áp dụng để chữa nhiều loại bệnh khác nhau như cây hoa sữa nữa.
Cách trồng linh sam
Cây linh sam là loại cây tự nhiên có thể phát triển ở điều kiện môi trường khí hậu khắc nghiệt chính điều này đã tạo nên sự sần sùi cổ thụ của loại cây cảnh bonsai này. Linh sam thường được nhân giống bằng cách ươm hạt hoặc chiết cành, tuy nhiên thì chiết cành khá phổ biến bởi thời gian nhanh cũng như đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Kỹ thuật trồng linh sam trong chậu
Đây là cách phổ biến nhất thường được áp dụng để tạo cây linh sam bonsai mini để vừa trang trí ngôi nhà vừa đem lại sự phong thủy cho người người “chơi cây cảnh”. Đây là loại cây rất dễ trồng, không kén đất vì thế mà khi mua đất trồng bạn có thể sử dụng đất cát, hoặc đất xốp. Tuy nhiên, nên lưu ý chọn chậu trồng cây phải là loại có khả năng thoát nước cao, trong đất có thể cho thêm ít sỏi để hạn chế tình trạng ứ đọng nước khiến cây bị thối rễ.
Cây non sau khi mua về đang còn đặt trong bầu thì bạn không cần rạch bỏ phần đất bên ngoài sẽ khiến ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Cho đất vào chậu sau đó lắc nhẹ chậu để đất cố định trong chậu, sau đó để cho đất nghỉ từ 1 – 2 tiếng. Tiến hành trồng cây bầu non hoặc cành chiết vào chậu.
Đối với cây non mới trồng thì bạn nên thường xuyên tưới nước đảm bảo độ ẩm cho cây, và cho cây ra ngoài ánh sáng buổi sáng để quang hợp. Và sau khoảng từ 5 – 8 tháng thì bạn có thể đảo đất để tỉa uốn cây theo các dáng bonsai yêu thích.
Cách trồng linh sam ra đất
Bên cạnh việc trồng cây linh sam bonsai trong chậu thì bạn cũng hoàn toàn có thể trồng cây ra đất, trồng ở khuôn viên vườn trước nhà. Linh sam trồng trong đất thường phát triển to khỏe, kích thước lớn hơn so với những loại được trồng trong chậu (cách này thường áp dụng cho những ai yêu thích cây cảnh, thích tạo dáng bonsai cho cây).
Lựa chọn chỗ trồng cây thoáng mát, có ánh nắng mặt trời chiếu vào để cây quang hợp và phát triển, cây non khi mua về bỏ lớp túi bầu bên ngoài. Đào một hố khoảng 5cm, rải một lớp đất xốp cùng với phân xuống dưới, đặt cây linh sam lên phía trên. Sau đó thì lấp đất xung quanh cây sao cho cao hơn mặt bầu đất khoảng 2 – 3cm để cây không bị đổ.
Sau khi trồng xong thì nên tưới nước thật ướt để rễ cây nhanh chóng bám vào đất để sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng nó quá sẽ khiến cho cây bị thối rễ và chết.
Cách chăm sóc cây linh sam
Linh sam thường ra hoa vào khoảng tháng 5 – tháng 6, tuy nhiên thời gian thường không cố định, có thể chênh lệch theo mùa, thời tiết hoặc là cách chăm sóc. Vì thế hãy theo dõi ngay cách chăm sóc những cây linh sam đẹp đúng cách để cây nở hoa đúng thời vụ nhé:
Lượng nước thích hợp
Là một loại cây sống tại các vùng ven suối, có thể sống trong điều kiện khô hạn nhưng lại là loài ưa nước. Vì thế để cho cây phát triển nhanh thì bạn nên thường xuyên tưới nước cho cây. Đảm bảo độ ẩm của đất, tùy vào thời tiết nắng nóng mà bạn có thể tưới nước từ 2 -5 ngày/ lần.
Nhiệt độ phù hợp
Cây linh sam là loại cây ưa sáng nhưng cũng có thể sống trong bóng dâm bán phần, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là từ 20 – 30 độ C. Vì thế nếu trồng trong chậu thì nên thường xuyên cho cây ra ngoài để tắm nắng vào buổi sáng, còn nếu trồng ở đất thì nên lựa chọn nơi có ánh sáng nhẹ, để cây có thể quang hợp.
Cung cấp dinh dưỡng cho cây
Để cho cây linh sam bonsai ra hoa đúng mùa, bông to đẹp thì bạn nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây. Bạn nên bón phân định kỳ từ 1 – 2 tháng/lần cho cây, có thể hòa nước để tưới để cây có thể hấp thụ dinh dưỡng nhanh hơn.
Phòng ngừa các loại sâu bệnh tấn công
Linh sam mini khi trồng ở nhà thường dễ bị các loại sâu bệnh tấn công hơn: bệnh phấn trắng, bọ rày, cây bị vàng lá,… có thể do sâu bệnh từ bên ngoài hoặc do bạn không cắt tỉa lá hỏng khiến cho các loại nấm phát triển.
Vì vậy để phòng trừ thì bạn nên tỉa cành lá định cho thông thoáng, sử dụng thuốc trừ sâu đi kèm với 0.01% thuốc tím để trừ các loại nấm ký sinh gây hại cho cây.
Cây siro là loài cây cảnh, cây ăn quả còn khá xa lạ đối với tất cả mọi người. Đa phần loài cây này chỉ được trồng ở miền Nam nước ta. Tại Tiền Giang nổi tiếng có một cung đường cây si rô với sắc đỏ rực thu hút rất nhiều du khách tới check – in và thưởng thức quả. Ngoài ra, loài cây này còn sở hữu rất nhiều tác dụng khác như ngâm rượu, chữa bệnh,…
Cây siro là cây gì?
Cây si rô hay còn có tên gọi khác là cây xi rô, tên khoa học là Carissa carandas L. Loài cây này sinh trường và phát triển khá tốt ở môi trường nhiệt đới ẩm nên được trồng nhiều ở các nước Châu Á. Ở Việt Nam, loài cây này mới được trồng trong những năm gần đây nên còn khá xa lạ đối với tất cả mọi người.
Cây siro là cây gì? Thân cây si ro dạng bụi, chiều cao khoảng 2 đến 4m, trên thân có nhựa mủ màu trắng và nhiều gai nhọn. Bạn có thể trồng loài cây này thành từng hàng ven đường, tại các vườn tược hoặc trong chậu để làm cảnh và làm cây ăn quả. Lá cây si rô có hình bầu dục, mọc đối xứng cao, chiều dài lá trung bình từ 5 đến 8cm. Phần rễ loài cây này có vị khá đắng được sử dụng để sát trùng và bổ sung vitamin C cho cơ thể con người.
Trái siro khi còn non có màu tím, vị khá chua nên thường được sử dụng để làm gia vị cho các món ăn hoặc giã với tỏi ớt. Khi chín, quả siro có hình dáng tròn mọng nước với màu đỏ tươi vô cùng bắt mắt. Thêm vào đó là vị ngọt lịm chính vì vậy mà loài quả này khá đắt khách. Ngoài ra, người ta còn sử dụng chúng để làm mứt siro, ngâm rượu. Những hàng siro đỏ rực cũng là một trong những địa điểm check – in đầy thú vị mà du khách không thể bỏ lỡ.
Cây siro có trồng được ở miền bắc không? Là câu hỏi của rất nhiều người đặt ra. Loài cây này ưa khí hậu mát mẻ và chịu nóng kém chính vì vậy mà chúng được trồng nhiều ở miền Nam nước ta. Nếu sống trong điều kiện khí hậu miền Bắc nắng nóng cây sẽ khó phát triển và không cho trái.
Có 3 loại cây si rô: Cây siro đỏ, siro Thái và siro Đài Loan, mỗi loài mang một nét được trưng riêng biệt.
Cây si rô đỏ: Là loài cây được trồng phổ biến nhất tại Nam Bộ, quả có màu tím khi còn xanh và màu đỏ khi chín. Thân cây có nhiều cành lá um tùm, mọc thành từng bụi.
Cây siro Thái: Có quả mọc thành từng chùm, khi chín quả có màu đỏ và có khả năng ra trái quanh năm. Ngoài ra, trái của cây si rô Thái to và dài hơn loại siro thường.
Cây siro Đài Loan: Có lá khá nhỏ và bóng ở mặt trên. Ưu điểm của loài cây này là cho trái khá to và sai trái quanh năm.
Cách trồng cây siro sai quả
Cây siro trồng chậu
Đầu tiên người trồng nên lựa chọn chậu có kích thước phù hợp với bầu cây si ro. Sau đó chuẩn bị loại đất tơi xốp, thoát nước tốt trộn với một ít phân để làm tăng chất dinh dưỡng trong đất rồi tiến hành đào một cái hố vừa bằng với bầu cây. Tiếp đến, tháo lớp bọc nilong của bầu cây siro rồi đặt xuống hố lấp đất lại. Cuối cùng, người trồng tưới một lượng nước nhỏ lên đất để duy trì độ ẩm.
Trồng cây siro bonsai
Cây siro bonsai có kích thước nhỏ được dùng để trang trí phòng khách, phòng làm việc hoặc ban công…Bạn có thể sử dụng phương pháp ươm hạt, chiết cành hoặc trồng cây con để trồng cây siro bonsai. Đầu tiên trộn đất với phân bón và sơ dừa ẩm để kích thích cây ra rễ nhanh hơn. Tiếp đến đặt cây si ro con có đầy đủ thân, rễ, cành, lá vào rồi lấp đất lại tưới một lượng nước lên đất.
Sau một khoảng thời gian cây siro lớn lên thì người thì người trồng tiến hành uốn cành và tạo dáng cho cây. Đầu tiên cần chuẩn bị kéo cắt tỉa và dây uốn cành. Sau đó cắt tỉa bớt phần cành lá để tạo thế đẹp cho cây rồi sử dụng dây uốn cành bằng đồng hoặc kẽm để uốn.
Cách ươm hạt cây siro
Mùa xuân là mùa thích hợp nhất để ươm hạt cây siro. Đầu tiên người trồng cần lựa chọn những hạt giống có chất lượng tốt để ươm. Ngâm hạt giống trong nước có nhiệt độ khoảng 30 đến 45 độ C để thúc đẩy hạt nhanh ra chồi. Tiếp đến, người trồng gieo hạt xuống một mảnh đất nhỏ rồi phủ lớp trấu hoặc rơm lên. Khi chồi đã bắt đầu nhú thì mới bỏ lớp phủ ra.
Cách chăm sóc cây siro đúng cách
Chăm sóc là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng quả của cây. Chính vì vậy mà người trồng cần phải biết cách chăm sóc cây siro đúng cách và tỉ mẩn.
Chế độ nước tưới: Người trồng chỉ nên tưới lượng nước vừa phải cho cây si ro để tránh tình trạng cây bị ngập úng dẫn đến thối rễ. Nên tưới 1 ngày 1 lít nước/ cây để cây không bị khô hạn.
Về điều kiện đất: Cây si ro không kén đất trồng chính vì vậy mà bạn có thể trồng loài cây này ở bất cứ loại đất nào. Tuy nhiên, nên chọn đất thoát nước tốt và tơi xốp để tránh tình trạng ngập úng.
Về điều kiện ánh sáng và nhiệt độ: Người trồng nên trồng loài cây này ở nơi có nhiều ánh sáng và nhiệt độ mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây siro sinh trưởng và phát triển là từ 16 – 30 độ C.
Điều kiện độ ẩm: Lựa chọn nơi có độ ẩm trung bình
Bón phân: Người trồng cần bổ sung thường xuyên lượng phân bón cho cây để cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Nên bón các loại phân đa vi lượng như phân hữu cơ, phân NPK, phân vi sinh,…đều độ hàng tháng.
Tác dụng của quả siro
Trang trí cảnh quan
Với hình dáng tựa như những cây hoa giấy có thể leo và uốn cành, cây siro được xem là một trong những loại cây cảnh đẹp. Đặc biệt, trái siro có màu đỏ mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng. Chính vì vậy, những cây siro có kích thước vừa hoặc cây siro cảnh bonsai thường được đặt tại các văn phòng, phòng khách của các hộ gia đình, quán cà phê,…
Được sử dụng như thực phẩm
Trong thành phần của trái siro có chứa hoạt chất tốt cho sức khoẻ nên được sử dụng để làm thực phẩm. Người ta thường sử dụng trái siro xanh để trộn gỏi, làm dưa chua hoặc dầm với tỏi ớt để làm phong phú thêm bữa cơm gia đình.
Sử dụng làm mứt, siro
Những trái siro căng mọng, có màu đỏ vô cùng đẹp mắt, mùi thơm và vị chua ngọt đặc trưng thường được sử dụng để làm mứt ăn vào dịp Tết. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng loại quả này để làm nước siro uống vào những ngày hè nóng bức.
Cung cấp vitamin C và trị bệnh rất tốt
Trái siro có chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C, chính vì vậy mà người ta thường ăn loại trái này để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Ngoài ra, trái siro còn có tác dụng trị bệnh vô cùng hiệu quả:
Ngăn ngừa ung thư: Trong thành phần của trái si ro có chứa các hoạt chất giúp ngăn ngừa ung thư phổi và ung thư biểu mô buồng trứng.
Chống nôn mửa: Đây cũng là một trong những tác dụng của trái siro mà ít người biết đến.
Chữa bệnh sốt rét: Theo một số nghiên cứu khoa học đưa ra cho thấy chiết xuất từ trái cây siro chống lại được kí sinh trùng sốt rét rất tốt
Chống tiêu chảy và táo bón
Giúp kháng lại virus herpes simplex và virus bại liệt HIV-1.
- Cách trồng cây cảnh đẹp: https://saigonlist.com/
- Cây Hương Đào Cây Nguyệt Quế trong phong thủy có đặc điểm gì?
Cảm ơn đã xem bài viết!