Cây cảnh ngoài vai trò trang trí làm cảnh trong nhà còn có nhiều tác dụng phong thủy khác nhau, giúp duy trì, hoàn thiện nguồn sinh khí trong nhà, tạo ra môi trường sống hoàn hảo, thoải mái, tốt cho sức khỏe.
Cây cảnh(hoặc cây kiểng) là một số loại thực vật được chăm sóc, gieo trồng và tạo dáng công phu, thường dùng làm vật trang trí hay một chi tiết trong thuật phong thủy. Cây cảnh được bài trí có khi nhằm thể hiện một ý tưởng của người trồng qua cách xếp đặt mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên của lá. Thân cây được uốn theo một hình dáng nào đó, còn gọi là thế, kết hợp với chậu, đất hay nước là môi trường dinh dưỡng cho thực vật ấy.
Cây xanh còn có khả năng làm sạch môi trường
Con người và cây xanh có mối quan hệ hỗ tương: cây xanh cung cấp cho chúng ta khí O2 để thở và hấp thụ khí CO2 do quá trình hoạt động của chúng ta thải ra… Người ta ước tính khoảng 1/2 ha cây xanh có thể cung cấp một lượng O2 đủ cho 18 người. Không những vậy, cây xanh còn có khả năng làm sạch môi trường. Nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh chất lượng không khí trong nhà tăng lên khi có cây xanh.
Ngoài việc cung cấp dưỡng khí, chúng còn có thể hấp thụ những độc tố như carbon monoxide (CO), một số hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và thậm chí các nhóm xyanua và chuyển hóa chúng. Cây cối cũng có thể hấp thụ các phân tử kim loại nặng và giữ chúng bên trong thân. Trước khi sơn tường, bạn nên trồng một số cây trong nhà để chúng “hút” các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi thoát ra từ sơn, nhờ đó mọi người sẽ không hít phải chúng.
Cây xanh còn là nhà máy cải tạo chất lượng không khí cho chúng sống bằng cách lọc tất cả bụi có hại cho phổi chúng ta. Như vậy, trước hết cây cảnh có tác dụng làm sạch môi trường và điều tiết không khí, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện và nâng cao sức khỏe con người. Nhiều loại cây cảnh được người ta trọng dụng và khả năng hút khí độc cực tốt cho nhà riêng và văn phòng như cây ngũ gia bì, thiết mộc lan, cỏ seo gà, thiên niên kiện, cây mẫu tử, cây cọ cảnh, cây nha đam, cây dương xỉ, cây lan Ý, cây sung… các loại hoa như: hoa sống đời, hoa dơn, hoa ly, hoa dừa cạn, hoa cúc, hoa đồng tiền…
Cây cảnh có tác dụng làm giảm dị ứng và hen suyễn: cây cối góp phần làm tăng độ ẩm không khí, bởi khi một giọt nước xâm nhập vào rễ cây, nó sẽ di chuyển lên thân qua hệ thống mao mạch rồi hòa lẫn vào không khí. Khi độ ẩm không khí tăng, các chất có hại cho sức khỏe như bụi và phấn hoa sẽ giảm vì hơi ẩm khiến những hạt nhỏ li ti nặng hơn và rơi xuống dưới. Một điều nghịch lý là thực vật ngoài trời là một trong những tác nhân gây dị ứng cho con người, trong khi cây cối trong nhà giúp chúng ta ngăn chặn hiện tượng dị ứng. Một nghiên cứu tại Na Uy cho thấy, cây cối trong nhà giúp giảm ho, đau họng và các triệu chứng hen suyễn tới hơn 30%. Ngoài ra, cây cảnh còn tiết ra khoảng 97% lượng nước chúng hấp thụ, tăng độ ẩm cho căn phòng và ngăn ngừa nhiều bệnh lý hô hấp.
Cây cảnh giúp cho con người giảm bớt căng thẳng thần kinh
Tăng cường khả năng về trí tuệ, tăng độ tập trung và trí nhớ, làm giảm tác dụng bất lợi của stress, giảm nhiệt độ và tiếng ồn, từ đó giúp cải thiện chức năng nhận thức, làm tăng năng suất lao động. Nhiều nghiên cứu tại Mỹ chứng minh rằng, cây xanh trong nhà chẳng những làm tăng năng suất lao động mà còn giúp làm giảm hiện tượng đau đầu, mệt mỏi và căng thẳng trong môi trường làm việc. Vào mùa hè, dưới tán lá nhiệt độ có thể giảm từ 2 – 40C bằng cách tiết hơi nước qua khí khổng của lá và ngăn cản không cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống mặt đất và giảm hấp thu nhiệt trên nhựa.
Cây xanh hoạt động như vùng đệm hấp thu tiếng ồn vì lá cây và thân cây chia cắt nhỏ sóng âm thanh. Nếu trồng đai rừng rộng 30m và cây cao 12m có thể giảm 50% tiếng ồn (theo nghiên cứu của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ). Các nghiên cứu y học mới đây cho thấy rằng, bệnh nhân điều trị trong phòng có cây cảnh hoặc các khoảng không xanh thì sức khỏe có khuynh hướng phục hồi nhanh hơn… Bệnh nhân trong những căn phòng có cây cảnh sẽ cần ít thuốc giảm đau hơn, nhịp tim chậm hơn và huyết áp thấp hơn, ít bị stress và lo âu hơn. Theo một nghiên cứu khác, sau khi thử stress, những người ở trong phòng có cây cảnh, huyết áp tâm thu thấp hơn những người trong phòng không có cây cảnh. Học sinh trong lớp học có cây cảnh, khả năng tập trung cao hơn 70% và độ chuyên cần của học sinh cũng cao hơn. Một nghiên cứu tại Đại học Texas cho thấy, nhân viên trong phòng làm việc có cây cảnh sẽ có nhiều ý tưởng hơn 13% so với nhân viên trong phòng có tượng điêu khắc.
Cây cảnh có khả năng điều tiết không gian sống: và tạo ra một giá trị thẩm mỹ góp phần làm đẹp và nâng cao sức khỏe con người cả về thể chất lẫn tinh thần. Một góc cây xanh hay một vài chậu cây cảnh kết hợp hài hòa với các đồ vật trong nhà được bố trí vị trí thích hợp sẽ tạo ra một không gian xanh thoáng mát, trang nhã trong nhà, giúp cân bằng năng lượng, mang lại sinh khí, đem lại niềm vui, sự yêu đời và tạo ra sự ấm cúng giúp bạn thư giãn tinh thần sau ngày làm việc mệt mỏi.
Nếu tuân theo đầy đủ nguyên tắc phong thủy của phương Đông, cây cảnh rất hữu ích cho sức khỏe. Cây cảnh ngoài vai trò trang trí làm cảnh trong nhà thì còn có nhiều tác dụng phong thủy khác nhau giúp duy trì hoàn thiện nguồn sinh khí trong nhà, tạo ra môi trường sống hoàn hảo, thoải mái, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng theo nghệ thuật phong thủy, không phải mọi loại cây đều có ích cho sức khỏe. Ví như, hoa của cây trúc đào kép có độc tính, mùi hương gây buồn ngủ, hại trí lực; hoa của cây dạ hương mùi thơm quá nồng, không tốt cho hệ tim mạch; hoa của cây uất kim có chất kiềm độc, không tốt cho lông tóc; cây trinh nữ có độc tố dễ làm rụng lông tóc; hoa của cây ngọc đinh hương có mùi rất kích thích, dễ gây mất ngủ, suy nhược thần kinh, làm giảm trí nhớ.
Trồng cho phù hợp với sân vườn nhà
Thật tuyệt vời mỗi khi có những vị khách đến nhà, gia chủ lại có dịp khoe những cây xanh, cây hoa được trồng và chăm sóc bởi chính bàn tay của mình. Trồng cây xanh là thú vui, sở thích của nhiều người, giúp cho chúng ta thư thái, cảm thấy gần gũi với thiên nhiên hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn những loại cây xanh, hoa trồng cho phù hợp với sân vườn nhà.
Hoa Sứ, Đại
Hoa Sứ, Hoa Đại rất đẹp, tuy nhiên theo phong thủy truyền thống thì những loại cây này thường được trồng ở những nơi tâm linh như đền chùa miếu mạo, không phù hợp để trồng trong sân vườn nhà.
Trúc đào, thông thiên, hoa ngũ sắc
Đây là loài hoa rất đẹp, tuy nhiên theo nghiên cứu khoa học, cả 3 loài cây hoa này toàn thân cây đều có độc. Độc tính của nó khá cao, chủ yếu trong nhựa cây, ăn phải trúc đào có thể gây ra các triệu chứng đối với cả đường ruột và tim mạch. Các triệu chứng đường tiêu hóa có thể bao gồm buồn nôn và nôn mửa, tiết nhiều nước bọt, các tổn thương vùng bụng, tiêu chảy, nặng hơn có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Những loài cây lá rủ xuống như Liễu
Theo quan niệm của nhiều người phương đông, những loài cây được trồng trong vườn nhà giống cây ưa bóng râm thường phải có lá hướng lên trên, điều đó mang lại tài lộc cho gia chủ. Chính vì thế, những loài cây như Liễu thường ít được trồng ở sân vườn hơn.
Ngoài ra để ưng ý nhất khi tiến hành trồng cây trong sân vườn nhà, bà con cũng nên lựa chọn những hướng trồng cây cho phù hợp với phong thủy. “trước cau – sau chuối” là khu vực trồng cây phù hợp. Đào nên trồng trước cửa nhà để đón xuân và mang tài lộc năm mới, liễu nên trồng ở bờ ao, không nên trông trong vườn nhà dù dáng cây đẹp, nhưng lá cây lại chĩa xuống đất.
Trước cửa ra vào (cửa chính hay cửa phụ cũng vậy) không nên để cây chắn lối đi, hoặc trông cây quá to. Loại cây có gai nhiều hoặc dáng xấu cũng không nên trồng trước cửa nhà.
Không nên trồng nhiều loại cây lá rộng, rậm rạp trước nhà làm mất cân bằng âm dương cho sân vườn, những cây to khô héo, chết mà ở trước cửa nhà thì nên chặt bỏ.
Trồng cây xanh trong nhà không những giúp không gian trở nên hài hòa, giúp bạn cảm thấy gần gũi với thiên nhiên hơn mà còn cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là môi trường ở Thành phố hiện nay.
Cây Thường Xuân
Không phải bỗng nhiên mà NASA liệt vào danh sách những “bộ máy” lọc khí tốt nhất. Loại cây này rất hiệu quả trong việc làm sạch không khí và làm mát không gian. Ưu điểm dễ trồng và không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc. Sự mảnh mai, mềm mại của loại cây thường xuân rất phù hợp để trang trí nhà. Bạn có thể trồng ở các chậu treo bên hàng rào hoặc ở khu vực phòng ăn, cầu thang… nó sẽ góp phần cho ngôi nhà của gia đình thêm tươi tắn, mềm mại.
Cây Cọ Cảnh
Cọ cảnh dễ trồng, sống được trong bóng râm thời gian dài, không cần chăm sóc bón phân cầu kì tỉ mỉ, tuy nhiên nếu bạn muốn tạo dáng đẹp thì Cọ Cảnh không lý tưởng cho việc này.Cọ Cảnh có tác dụng lọc khí amoniac trong nhà.
Cây Nha Đam
Nha Đam được biết đến là cây có chức năng là thực phẩm, dược phẩm làm đẹp, tuy nhiên không mấy người biết được tác dụng làm sạch không khí tuyệt vời có nó. Nha Đam có thể hiển thị được mức độ ô nhiễm của không khí trong nhà của bạn thông qua những đốm nâu trên thân lá
Cây Vạn Niên Thanh
Nghe tên chúng ta có thể đoán ra đây là loài cây sống rất trường. Vào mùa đông lá không héo úa nên được coi là loài cây cát tường vì thế được mọi người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Không những thế cây còn giúp làm sạch formaldehyde trong bầu không khí và rất dễ trồng.
Cây Nguyệt Quế
Nguyệt Quế là cây có tác dụng hút ẩm, vào mùa thời tiết nồm ẩm ở nước ta, nếu bạn trồng một 1 bụi cây Nguyệt Quế trong nhà sẽ giúp không khí trở nên thoáng đãng, sảnh khoải hơn. Nguyệt quế là loài cây bụi sống lâu năm, có mùi thơm, xuất xứ tại các quốc gia thuộc vùng Địa Trung Hải, thích hợp ở những vùng đất ẩm ướt có bóng râm. Từ lâu, người ta vẫn coi nguyệt quế hồng là biểu tượng của “vinh quang và chiến thắng”.
Cây Lan Ý
Lan Ý có nhiều tên gọi tùy từng địa phương như Bạch Môn, Huệ Hòa Bình, Vĩ Hoa Trắng. Người ta tin rằng khi được trồng trong nhà Lan Ý sẽ mang niềm hạnh phúc tình yêu sẽ tràn ngập, vì Lan Ý đại biểu tượng cho niềm hạnh phúc của phụ nữ.
Cây Sống Đời
Sống Đời hay còn gọi là cây Lá Bỏng, nó tích nước rất nhiều trong lá, có tác dụng điều hòa không khí. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không tưới cây quá nhiều nước và đặt ở nơi đón nhiều ánh sáng nhé.
Cây Tuyết Trùng
Xuất sứ từ Nhật Bản, và hay được trồng làm bonsai cỡ nhỏ được trang trí trong nhà. Về công dụng, loài cây này giúp không khí trong nhà tươi mát, cung cấp độ ẩm, loại bỏ bụi bẩn. Thậm chí, chúng còn giúp bạn giảm bớt triệu chứng đau đầu và đau nửa đầu. Tuyết tùng đòi hỏi trồng ở nơi có bóng mát và được tưới nước thường xuyên.
Cây Cà Phê
Chúng ta không lạ gì với công dụng của hạt cafe, tuy nhiên nếu bạn trồng một vài cây cà phê con trong nhà, điều đó sẽ giúp bạn cải thiện không nhỏ không gian, không khí. Nó có tác dụng hấp thụ lượng hơi ẩm dư thừa, điều hòa không khí, tạo ra thứ mùi dễ chịu trong căn phòng khi ra hoa. Một điều bạn cần chú ý đó là Cà Phê là cây ưa bóng râm và bạn cần tưới nước cho nó thường xuyên.
Cây Trầu Bà
Bạn có thấy Cây Trầu Bà thường được trang trí tại những quán nước, quán cà phê hay không ? Trầu bà là một trong những cây nội thất phổ biến nhất. Cây giúp làm sạch không khí trong nhà. Để cây cạnh các thiết bị điện tử sẽ hấp thụ các chất phóng xạ phát ra từ máy tính, TV, máy in,…Cây nhỏ gọn dể treo trên nóc tủ, cửa sổ hay ban công, bàn làm việc…
Cây cảnh quen thuộc chứa chất độc cần cho trẻ tránh xa
Những loại cây độc thường gặp có thể gây ra các phản ứng nặng. Hãy thận trọng với các loại quả mọng, nhựa cây, cũng như đừng bao giờ để trẻ ăn phải rễ, thân và lá của các loại cây trồng trong nhà. Bạn sẽ bất ngờ vì rất nhiều cây cảnh chứu chất kịch độc gây ra các triệu chứng nôn mửa, khó thở, thậm chí là tử vong.
Cây anh thảo
Hoa anh thảo có vẻ đẹp sang trọng nên hay được bày trong chậu để trang trí văn phòng, nhà ở. Tuy vậy, những bông hoa đẹp với nhiều màu sắc lại chứa trong mình chất kịch độc gây nôn mửa, co giật và tê liệt. Các gia đình có trẻ nhỏ cần phải cẩn thận để tránh cho bé không ngắt hoa anh thảo cho vào miệng.
Cây trúc đào
Cây trúc đào là một trong những cây độc nhất được trồng phổ biến. Bạn đừng bao giờ nên nghĩ đến việc thử mùi vị của lá, thân, hoa hay chỉ đơn giản là chạm vào nó. Trẻ em dễ gặp các triệu chứng nhiễm độc dù chỉ sờ hay cầm một chiếc là trúc đào. Khi tiếp xúc nhiều hơn, chất độc gây ra các vấn đề về đường ruột như nôn mửa, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, và chuột rút. Nặng hơn thì tim đập nhanh bất thường, co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong. Ở Ấn Độ, có nhiều trường hợp mọi người tìm cách tự sát bằng cách ăn hạt cây trúc đào.
Cây thụy hương
Cây thụy hương là cây bản địa có xuất xứ từ Trung Quốc và Nhật Bản rồi dần dần lan ra nhiều vùng khác nhau có đất màu mỡ, độ ẩm cao. Tại Việt Nam, cây hoa thụy hương hay được trồng trong vườn làm cảnh.
Trong cây thụy hương chứa các chất độc như daphnetoxin hay mezerein. Nếu chim ăn phải quả của cây thụy hương sẽ tử vong. Còn trẻ em vô tình ăn phải quả của cây thụy hương sẽ bị ngộ độc, nôn mửa. Vì vậy, không được cắn, nhai hoặc nuốt bất cứ phần nào của loại cây này.
Cây trạng nguyên
Trạng nguyên là một loài cây nổi bật với những phiến lá bắc trên cùng có màu đỏ lửa, hồng hay trắng với chùm hoa vàng nho nhỏ ở giữa. Trạng nguyên hay được ưa chuộng bày trong nhà dịp Giáng Sinh, lễ tết bởi dáng vẻ tươi vui cùng cái tên may mắn của mình. Tuy vậy, nhựa cây trạng nguyên có thể gây kích ứng cho da và mắt giống như các loài cây cùng họ Thầu dầu (Đại kích). Nếu ăn phải lá trạng nguyên có thể bị tiêu chảy hoặc nôn mửa.
Cây thầu dầu
Dầu của cây thầu dầu sau khi được chiết xuất từ lâu đã được sử dụng để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Tuy nhiện, nếu một người trưởng thành nuốt phải hạt thô có thể sẽ tử vong trong vòng vài phút. Nhẹ hơn thì bị buồn nôn, tiêu chảy, tim đập nhanh, hạ huyết áp và co giật. Các triệu chứng sẽ kéo dài liên tục trong suốt một tuần cho đến khi chất độc được đẩy hết ra khỏi cơ thể. Điều này xảy ra do trong hạt thầu dầu chứa một hợp chất gây chết người là ricin. Khi ép dầu, các nhà sản xuất phải cẩn thận tách bỏ chất độc này.
Cây đại hoàng
Phần thân của cây đại hoàng cung cấp một lượng lớn calo và chất béo thấp. Tuy vậy, lá đại hoàng, dù sống hay nấu chín, có chứa các chất độc gây khó thở, rát miệng và bỏng cổ họng. Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện trong vòng một giờ sau khi ăn và dẫn đến co giật, chảy máu nội bộ, hôn mê và tử vong.
Cây vạn niên thanh
Vạn niên thanh là một trong những cây trong nhà phổ biến nhất bởi lá thường xanh, tốn ít công chăm sóc. Tuy nhiên, dù nhai phải bất kỳ phần nào của cây đều gây đau dữ dội trong miệng và cổ họng, tiết nước bọt quá mức. Vạn niên thanh không tiết ra chất độc gây chết người nhưng trong trường hợp nặng sẽ khiến cổ họng sưng to gây nghẹt thở.
Cây đỗ quyên
Hoa đỗ quyên là loại hoa cảnh được nhiều người yêu thích. Ngày Tết, các gia đình Việt hay trồng một vài chậu đỗ quyên trong nhà để cầu chúc sung túc, đủ đầy trong năm mới. Trong rễ, thân, lá và hoa của cây đỗ quyên đều chứa chất độc khiến buồn nôn, ói mửa, chóng mặt, khó thở. Trẻ em nặng 25kg sẽ bị ngộ độc nếu ăn từ 100 – 250g lá đỗ quyên.
- Trồng cây cảnh chuyên nghiệp: https://saigonlist.com/
- Khả năng phân cành trên thân cây sanh khả năng sinh trưởng kỹ thuật cắt tỉa cây sanh.