Nếu trong cuộc sống của mỗi con người mà không có tình yêu thương, lòng nhân ái thì cuộc đời sẽ lạnh lẽo và vô vị. Vì thế tác giả Tuốc–ghê-nhép đã có bài “Người ăn xin” để thể hiện rõ bài học về lòng nhân ái. Dưới đây là những câu chuyện về những tấm lòng nhân ái và hảo tâm trong cuộc sống khiến cho mỗi người chúng ta cảm thấy cảm kích.
Với suy nghĩ ấy, chị Đỗ Thị Kim Định là “Bộ đội Cụ Hồ” mặc dù vừa phải lo hoàn thành việc nước, việc nhà, chủ nhật nào cũng vậy, chị có mặt ở chùa Linh Sơn (Thanh Nhàn, Hà Nội) cùng mọi người tất bật nấu cơm từ thiện dành tặng những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Trước đó, với tấm lòng nhân ái và hảo tâm của mình chị đã tìm đến Nhóm từ thiện Cát Linh, mỗi tháng góp 100 nghìn đồng để nấu cơm, cháo tặng các bệnh nhân nghèo đang điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện K, Viện Bỏng quốc gia… Biết tin ông Đoàn Quang Nhiễm ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương có ba con đều bị bệnh thần kinh hành hạ, với tấm lòng nhân ái và hảo tâm chị đã về tận quê giúp ông Nhiễm đưa ba con lên điều trị tại Bệnh viện tâm thần Trung ương; đồng thời kêu gọi bạn bè ủng hộ 20 triệu đồng để hỗ trợ chữa trị các cháu.
Chị dành thời gian nghỉ phép lên tận xã Cốc Rễ, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang tặng quà cho các trường mầm non, tiểu học, nơi có nhiều học sinh gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Năm 2016, qua đài, báo, biết rõ hậu quả lũ lụt nặng nề ở các tỉnh miền trung, với tấm lòng nhân ái và hảo tâm của mình chị Định đã liên tục ngày đêm đi vận động một số doanh nghiệp, quyên góp được 10 tấn hàng hóa và hơn 50 triệu đồng tiền mặt tặng bà con vùng lũ tỉnh Quảng Bình.
Ở một số câu lạc bộ phụ nữ của không ít phường, xã nêu phương châm sống nhằm đánh thức lương tâm và trách nhiệm của chị em: “Yêu thương trao đi là yêu thương còn mãi”; “Bàn tay đẹp và đôi chân dẻo dai”, v.v. Theo đó, với tấm lòng nhân ái và hảo tâm các mẹ, các chị, các em tùy hoàn cảnh và sức vóc của mình, tự nguyện làm những việc có ích cho cộng đồng và xã hội. Ở quận Đống Đa (Hà Nội) nhiều người quan tâm tới chuyện thường ngày ở “xóm trọ đặc biệt”, nơi có nhiều sinh viên thuê nhà trọ học. Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của không ít cháu, với tấm lòng nhân ái và hảo tâm bà Nguyễn Thị Đỏ cần mẫn tìm cách nấu cơm giá rẻ, nhưng vẫn bảo đảm các cháu ăn ngon miệng.
Bà không ngại thức sớm, làm khuya mỗi dịp các cháu vào mùa thi cử. Ai có việc đột xuất về muộn, bà vẫn vui vẻ để phần cơm nóng, canh ngọt. Rèn “đôi chân dẻo dai”, với tấm lòng nhân ái và hảo tâm bà Hoàng Thị Lê ngày ngày đạp xe tới nhiều ngõ hẻm nhặt chai lọ bán để góp vào quỹ từ thiện. Không ít chị là giáo viên về hưu đã tình nguyện cùng mở “lớp học miễn phí”, giúp phụ đạo cho con em các gia đình chính sách. Chia sẻ và làm vơi đi tâm trạng đau buồn của các chị phải mang đầu trọc vì căn bệnh ung thư, em Nguyễn Thị Hải, 24 tuổi ở huyện Hoài Đức tự nguyện tỉa mái tóc của mình để góp sức “làm xanh mái đầu” người bệnh…
Cùng với phong trào “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”, “Phấn đấu bình đẳng cùng nam giới”…, những tấm lòng nhân ái và hảo tâm, hành động của các mẹ, các chị, các em nói trên làm ấm tình người, lan tỏa ngọn lửa yêu thương con người trong thời buổi có không ít người mang lòng vị kỷ, chạy theo đồng tiền bất chấp pháp luật và đạo lý. Chúng ta trân trọng và đánh giá cao những hành động dù nhỏ, nhưng sáng ngời chủ nghĩa nhân văn ấy, và mong rằng các cấp hội phụ nữ cần thường xuyên tổng kết và nhân rộng.