Với một số người lòng nhân ái đồng nghĩa với yếu đuối và ngây thơ, muốn thành công trong xã hội ngày nay chỉ có tàn nhẫn và sắt đá thì mới đủ sức cạnh tranh. Lòng nhân ái sẽ cản trở bạn trong cuộc sống và công việc. Chính suy nghĩ sai lệch này đã tăng thêm áp lực, khiến con người trở nên vô cảm và lạnh lùng. Trên thực tế, lòng nhân ái lại giúp chúng ta tạo ra một môi trường làm việc và học tập vô cùng thoải mái và tốt đẹp. Bài viết dưới đây là tấm lòng nhân ái bao la của những người chiến binh những tấm gương tốt cho mỗi người chúng ta.
Chiến tranh đã lùi xa, vết thương cũ dẫu có lúc còn đau, nhưng những cựu chiến binh, thương binh ở làng nghề bánh chưng Bờ Đậu, xóm 9, xã Cổ Lũng (Phú Lương) vẫn luôn sát cánh bên nhau cùng vun đắp tình đoàn kết nhân ái. Mỗi người một hoàn cảnh, nhưng các bác, các anh đều chung một tâm niệm: “Chúng tôi đã may mắn trở về, vì vậy mỗi việc làm nhân đạo, từ thiện cũng là trách nhiệm với những người đã ngã xuống”.
Nồi bánh chưng tỏa hơi ngào ngạt thơm mùi nếp mới quện với đỗ xanh, nhân thịt ngầy ngậy gợi nhớ về ngày Tết cổ truyền của dân tộc đang độ dền sắp được vớt lên trong niềm vui của các bác cựu chiến binh xóm 9. Tất cả đang nóng lòng đón đợi những chiếc bánh đầu tiên mà họ gửi gắm bao điều thiêng liêng, trân trọng như thể sắp mâm ngày Tất niên với tổ tiên. Đúng vậy, ở Bờ Đậu (xóm 9, xã Cổ Lũng) năm nào đến độ 27-7 cũng có nồi bánh chưng tri ân các Anh hùng liệt sĩ, với lòng nhân ái bao la của những người chiến binh gửi đến các cơ sở chăm sóc thương binh, gia đình cựu chiến binh hoàn cảnh khó khăn.
Bác Nguyễn Hải Âu, thương binh hạng 1, trong người không chỉ có mảnh đạn mà cả chất độc da cam nhiệt tình tiếp chúng tôi. Bác vào chuyện: Xã có hơn bốn chục người con đã anh dũng hy sinh ngoài chiến trường trong kháng chiến vệ quốc và trên sáu chục thương, bệnh binh, đối tượng nạn nhân chất độc da cam… năm nào anh em Hội Cựu chiến binh cũng tổ chức làm nồi bánh chưng tri ân. Vừa là nghĩa cử truyền thống đền ơn đáp nghĩa với người đã anh dũng hy sinh cho độc lập dân tộc, vừa là dịp động viên, thăm hỏi giữa thương binh, gia đình trong diện chính sách người có công và các thế hệ cựu chiến binh, cựu quân nhân cùng quần chúng nhân dân, nên chúng tôi tổ chức Lễ tri về lòng nhân ái bao la của những người chiến binh ân rất trang trọng và chu đáo.
Còn bác Nguyễn Tiến Sỹ, thương binh hạng 3 chia sẻ: “Mỗi năm, dịp 27-7 và Tết nguyên đán, với lòng nhân ái bao la của những người chiến binh gia đình thường xuyên gói bánh chưng ủng hộ hàng trăm chiếc cho chương trình nhân đạo, từ thiện. Chúng tôi làm vậy là để tri ân đồng đội đã ngã xuống hướng về nguồn cội truyền thống dân tộc. Chứ ủng hộ bằng tiền mặt thì biết bao nhiêu cho vừa. Làm bánh từ thiện là tự nguyện, tự giác, gửi cả tình cảm, tấm lòng của mỗi người đến với những hoàn cảnh khó khăn, đến các gia đình thương, bệnh binh và liệt sĩ. Đây cũng là hình thức giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống hướng về nguồn cội như sự tích Bánh chưng, bánh dày”.
Nghề làm bánh chưng, bánh dày ở xóm 9 (Bờ Đậu) vốn đã có từ lâu và trở thành làng nghề truyền thống của tỉnh, nhưng cách nghĩ, cách làm bằng cả cái tâm, đức và thiện nguyện của các gia đình là thương binh của xóm như góp phần nâng giá trị thương phẩm và đưa sản phẩm đi xa hơn trên thị trường. Bác Nguyễn Hải Âu cho chúng tôi biết thêm: Mỗi năm vào dịp sau tháng 10 Âm lịch, mỗi hộ làm từ 6-7 tấn gạo/tháng và hợp đồng đặt hàng vươn đến cả các tỉnh trong Nam. Chính vì vậy, hầu hết các hộ làm bánh chưng, bánh dày của xóm 9 đều có thu nhập ổn định và chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao.
Được biết, xóm 9 có 15 thương, bệnh binh, nhưng đã không còn hộ nghèo. Các cựu chiến binh là thương, bệnh binh trong xóm đã đóng góp xây dựng quỹ 5 triệu đồng luân phiên hỗ trợ nhau tiêu dùng theo từng năm và dành ra hàng chục triệu đồng tổ chức cho những bệnh binh trong xóm hàng năm đi tham quan, nghỉ dưỡng. Đặc biệt, doanh nghiệp Hảo Âu do chính bác Nguyễn Hải Âu làm chủ với lòng nhân ái bao la của những người chiến binh mỗi năm hỗ trợ cho các hoạt động nhân đạo, từ thiện và hỗ trợ cho các gia đình thương, bệnh binh, gia đình người có công, nạn nhân chất độc da cam, cựu chiến binh hoàn cảnh khó khăn từ 60-70 triệu đồng.
Ra trận và chiến thắng rồi trở về địa phương, mỗi người một hoàn cảnh, nhưng nhớ lại những khoảnh khắc “vào sinh, ra tử”, các bác, các anh dường như không ngăn nổi những giọt nước mắt xúc động về những thời khắc sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc. Bác Nguyễn Tiến Sỹ – lòng nhân ái bao la của những người chiến binh trầm tư bên mâm bánh chuẩn bị cho Lễ tri ân tâm sự: “Chúng tôi còn sức khỏe, còn nghĩ được và còn làm việc được thì sẽ còn làm từ thiện để vơi đi những mất mát, hy sinh từ chiến tranh để lại. Đó cũng là trách nhiệm của chúng ta hôm nay làm cho xã hội tốt đẹp hơn, cuộc sống bình an, sung túc hơn”.