Một vài kinh nghiệm trồng Muồng hoàng yến hoa giấy Mai địa thảo hoa thiên điểu

Một vài kinh nghiệm trồng Muồng hoàng yến hoa giấy Mai địa thảo hoa thiên điểu

Các nhà vườn gây trồng nhiều dạng hoa có màu sắc khác nhau, lai ghép để cho trên một cây có đủ các màu sắc của hoa. Các loại có màu sắc khác nhau có thể thuộc các chủng hoặc loài riêng rẽ, vì nguồn gốc lai tạo không rõ ràng. Có loại cho lá màu xanh bóng với các vạch màu trắng…

Hoa giấy có 2 loại (hoa đơn và hoa kép)

Hoa giấy có 2 loại (hoa đơn và hoa kép). Hoa giấy có nhiều mầu khác nhau: Đỏ thẫm, tím Huế, vàng, trắng… có giống hoa chỉ có 1 mầu (đơn tính), có giống hoa 2 mầu (lưỡng tính). Hoa giấy là loại hoa đẹp, đa mầu nên được nhiều người ưa thích. Hiện nay trên đất nước VN hoa giấy đang được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Từ trong các công viên đến các nơi công sở, từ các vườn sân cảnh gia đình đến các nơi khuôn viên, nhà hàng khách sạn, phòng tiếp khách… đâu đâu cũng có những bồn hoa giấy xinh xắn, sắc mầu rực rỡ.

Vào cuối tháng giêng âm lịch, sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn, tiến hành cắt tỉa, sửa lại tán cành cho đẹp rồi trồng lại bằng đất, phân mới. Cách chăm sóc cho cây sống ổn định rồi vặt bỏ toàn bộ lá cũ. Khi chồi mới bắt đầu nảy, dừng chăm sóc, để cho bầu đất khô, chồi ở tất cả các tán cành mọc ra bị chùn lại, tức nảy hoa đồng loạt. Khi hoa đã nở đều trên tất cả các tán cành, tiến hành tưới nước thường xuyên cho hoa tươi lâu, giữ mầu bền đẹp.

Khi đợt hoa thứ nhất tàn lại tiếp tục cắt tỉa, tạo tán lại cho cây và chăm sóc bằng cách tưới nước phân NPK pha loãng bồi dưỡng cho cây hồi sức rồi bỏ khô không tưới nước vài ngày cho lá héo rũ, sau đó lại tiếp tục tưới nước, nhưng chỉ tưới ít một, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sống. Làm như vậy chỉ sau 1 – 2 tuần cây lại tiếp tục vừa nảy lộc vừa ra hoa. Tiếp tục tưới nước thường xuyên cho cây để giữ cho hoa luôn có sắc mầu tươi đẹp, lâu tàn.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa giấy

Cách trồng và chăm sóc cây hoa giấy

Cây hoa giấy nếu trồng ra đất thì vươn rất cao và lá xanh tốt, sau khi thân cành già mới cho hoa ở ngọn cành. Cây càng tốt càng khó ra hoa, nếu trồng cho leo trùm nóc cổng hay dàn hiên thì nên trồng vào bồn xây, lúc đầu cho cây tốt. khi gần kín thì làm cho đất cằn khô và cho điều kiện sống khắc khổ. Cây hoa giấy còn có thể trồng vào chậu và tạo dáng, tạo thế được.

Nếu trồng cây hoa giấy vào chậu, sau mỗi đợt hoa cần tưới thêm nước phân thúc hoặc nước ngâm lông xương súc vật. Sau một vài năm trồng, thức ăn trong đất đã cạn, phải lấy cây ra, dũ đất cắt hết rễ rồi trồng lại. nếu cây tốt, lá to, xanh đậm thì nên hái bớt lá từ ½ -2/3 để kích thích cho cây ra hoa.

Cách cho hoa giấy lâu tàn và ra hoa quanh năm

Cách cho hoa giấy lâu tàn và ra hoa quanh năm

Cách trồng:
Vào cuối tháng giêng sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn, dùng kéo cắt tỉa, sửa lại cành nhánh, rồi đánh ra khỏi chậu, rũ 2/3 đất, cắt bỏ những rễ già khô, cho đất mới vào trộn với phân chuồng và NPK với tỷ lệ :10 phần đất – 3 phần phân chuồng -1 phần NPK. Sau khi trồng xong, tưới đẫm nước, chăm sóc cây ổn định, sang tháng ba cây ra hoa rực rỡ.

Để cây có màu xanh đậm lâu tàn, tôi ngâm phân NPK với lân theo tỉ lệ :3 NPK – 1 lân pha loãng, cứ năm ngày tưới 1 lần, làm như vậy giữ được hoa, lá trên cành cây đến 2 tháng

Sau khi biểu hiện hoa sắp tàn, lấy NPK bón sâu quanh gốc rồi tưới nước, giữ độ ẩm thường xuyên, dùng kéo cắt hoa đã tàn, vặt bỏ cành lá già trên cây, cành rườm rà, chỉnh lại cây. Làm vậy chỉ 10-20 ngày sau cây lại ra hoa trở lại.

Rực rỡ Mai địa thảo

 

Mai địa thảo thuộc giống cây bóng nước với đặc điểm hình thái rất đa dạng. Tuy nhiên khi nói đến Mai dạ thảo với tên khoa học là Impatiens walleriana thì đấy là loài có xuất xứ từ vùng Đông Phi; thân cỏ mọng nước cao từ 15-60cm; lá hình mác có răng cưa dài từ 3-12cm, rộng từ 2-5cm. Hoa có 5 cánh với cánh hoa xòe rộng, phẳng. Màu sắc hoa có khi đơn sắc như đỏ tía, cam, hồng, tím nhưng có khi pha thêm một màu khác như trắng hồng, hồng tía… Hạt cây hình trái xoan rất dễ bung nếu chạm phải. Đây là hình thức phát tán hạt giống độc đáo của các loài cây thuộc giống cây bóng nước.

Cây rất thích hợp để trồng trong luống và trong chậu.

Điều kiện sinh trưởng:
Cây ưa sáng nhưng có thể bị héo nếu bị phơi dưới ánh nắng trực tiếp. Nhu cầu nước tưới và phân bón ở mức độ trung bình. Nếu mật độ trồng thưa, thân cây sẽ phát triển thêm nhiều nhánh và cho nhánh to, nhiều bông.

Ưu điểm:
Cây cho hoa màu sắc rực rỡ. Hoa nở hầu như quanh năm, ít bị sâu bệnh. Thích hợp để trang trí ở các khu vực ban công, vĩa hè, lối đi. Cây dễ nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành. Có thể được trồng để buôn bán vào dịp Tết.

Thông tin cơ bản hoa xương rồng bát tiên

Thông tin cơ bản hoa xương rồng bát tiên

Lúc ban đầu chúng ta phải làm sao tạo cho được môi trường khí hậu gần với môi trường khí hậu gốc, dần dần chúng ta mới tập cho nó quen dần thời tiết, khí hậu môi trường ở nơi chúng ta đang trồng, nghĩa là phải thuần hoá dần cây Bát Tiên theo khí hậu của Việt Nam, kế đến kỹ thuật trồng là quan trọng nhất, phải biết cho rõ một số điều kiện cần thiết để cho cây sống mạnh, siêng ra hoa, hoa lâu tàn…

Chậu trồng cây :
Cây Bát Tiên thường có thân nhỏ, trồng lâu năm mới phát triển, nhưng cây cũng không to lắm, nên không cần phải có chậu lớn. Thật ra có chậu nào trồng chậu đó cũng được, nhưng trồng làm cảnh cần phải có chậu đẹp như chậu Bát Tràng, chậu Minh Long, nó vừa bền lại vừa đẹp, bình thường ta trồng chậu bằng đất, khoảng 2-3 dm đường kính là được. Chậu đất nung vừa rẻ tiền vừa tiện lợi rất phù hợp trồng cây Bát Tiên. Những người có tiền, có thể đặt làm chậu men đề tên “Bát Tiên Phước Lộc Thọ Toàn “ với nhiều hoa văn và màu sắc rất đẹp. Nếu đơn giản thì dùng chậu nhựa cũng được.

Đất trồng xương rồng bát tiên
Là điều quan trọng thứ hai. Đất phải tơi xốp, không có đất sét, không có phèn, phải phơi khô để diệt hết vi khuẩn, hết côn trùng, làm sao khi tưới nước phải rút hết ngay. Theo tài liệu của Thái Lan và theo kinh nghiệm của nhiều nghệ nhân thì thành phần đất trồng cụ thể như sau:
3 phần đất thịt hoăc đất phù sa.
1phần vỏ đậu phộng đã ngâm mục.
1phần vỏ xơ dừa đã ngâm mục
2phần phân chuồng và một ít phân bánh dầu đã xay nhuyễn.
2 phần tro trấu.
1 phần phân hoá học và thuốc linh tinh rất ít, như các loại phân vôi, phân lân , thuốc trừ kiến…

Tuy nhiên, tuỳ theo từng vùng có những nguyên liệu nào nhiều và rẻ tiền thì cũng có thể sử dụng để thay thế hoặc thêm bớt hoặc thay đổi thành phần cho thích hợp, miễn sao đất trồng phải tơi xốp, rút nước nhanh và đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển là được. Các thành phần trên phải mua tập trung một chỗ, trộn cho đều, sau đó phơi nắng cho thật khô để diệt hết vi khuẩn, có thể trộn thêm thuốc trừ sâu và thuốc trừ kiến như BaSudin 10H, nay đổi tên là Vibasu 10H dạng viên nhỏ. Sát trùng đất là rất cần thiết nhằm tránh côn trùng, sùng, ốc, quấn chiếu, kiến đục khoét rễ cây làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.

Cách trồng xương rồng bát tiên

Cách trồng xương rồng bát tiên

Trước khi bỏ đất vào chậu thì cần phải bỏ ở dưới đáy chậu một lớp gạch đá nhỏ, nhưng phải lớn hơn lỗ chậu. Mục đích để thoát nước nhanh cho cây và khi chêm gạch nên lưu ý đừng để cho rễ cây sao này có thể chui vào lỗ thoát nước, làm bít những lỗ này. Cho hỗn hợp đất và tro trấu đã chuẩn bị sẵn vào chậu đến cỡ khoảng nữa chậu rồi mới đặt cây Bát Tiên vào, canh cho ngay ngắn rồi mới tiếp tục bỏ thêm chất liệu trồng vào, đến cỡ khoảng 8/10 chậu là vừa, để khi tưới nước, nước không tràn ra bên ngoài chậu làm dơ bẩn. Mới trồng nên tưới nước cho vừa đủ ẩm, nên cắm một cây nọc nhỏ, cột giữ chặt thân cây lại không cho cây bị lay động . Cây mới trồng nên để vào chỗ râm mát, mỗi ngày chỉ nên tưới nước một lần, ít ngày sao cây sẽ mọc rễ, đâm chồi, ra lá mới chừng đó mới cần tưới phân tăng trưởng NPK 30-10-10, pha 10gam/10lít nước, cỡ từ 7 đến 10 ngày tưới một lần cây sẽ phát triển tươi tốt. Đến chừng nào cây mập mạp trưởng thành mới tưới thúc bổ sung thêm phân hoá học NPK 15-30-15, để kích thích cây ra hoa.

Sang chậu:

Sang chậu cũng không khác mấy cách trồng. Sau khi trồng 1-2năm cây sẽ cao to lên nhưng dần dần ốm yếu, ít ra hoa , là do cây đã ăn hết phân, nên phải nhổ cả cây lên trồng lại hoặc sang qua chậu khác to hơn cho phù hợp với kích cỡ của cây hiện tại. Sang chậu hoặc trồng lại đều phải thay đất mới, có thể thay một phần hoặc thay hết. Muốn nhổ cây lên phải lấy dao xoắn đào đất ở sát vành chậu bỏ bớt ra ngoài, cho đất trồng tách ra khỏi vành chậu, sao đó mới lắc nhẹ từ từ nhổ cả cây lên, xem xét kỹ bộ rễ, có thể lấy tay bẻ bỏ bớt đất dính theo bộ rễ, cắt bỏ bớt rễ nào bị hư thối hoặc rễ nào đã khô chết, đồng thời cũng cắt tỉa bỏ bớt những nhánh nào quá già, hoặc nhánh nào mọc quá dày cho thông thoáng, những nhánh đã cắt đi này có thể đem giâm trồng lại được. Trồng cây trở lại vào chậu mới hay cũ cũng như cách trồng lúc trước, cũng để vào chỗ râm mát một thời gian để cây sống mạnh rồi từ từ mới đem ra để ngoài nắng vài tiếng rồi mới đem vào, cho cây quen chịu nắng dần rồi mới để hẳn ở ngoài nắng được, nếu để ngoài nắng ngay thì cây sẽ bị cháy lá.

Bón phân cho xương rồng bát tiên

Bón phân cho xương rồng bát tiên

Mặc dầu khi trồng cây, trong đất đã có trộn phân rồi, thường là phân hữu cơ, tuy nhiên khi cây sống lâu ngày đã ăn hết phân, cần phải bón bổ sung thêm hoặc bón thúc thêm để kích thích cây ra hoa bằng phân hoá học. Thành phần chính trong phân là :

Đạm (N): là chất dinh dưỡng căn bản nhất, cây cần rất nhiều chất đạm để tăng trưởng phát triển, đâm chồi, nảy tược ra lá, giúp cây quang hợp tốt, mập mạp, xum xuê, cành nhánh to…
Lân (P): là loại phân quan trọng thứ hai, kích thích cây ra hoa mạnh, nhanh, ra trái to, chất lượng hạt chắc, tỷ lệ nảy mầm cao…

Kali (K): giúp cây hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng khác, ra chồi lá to, mập, cây cứng cáp, đứng thẳng, không đỗ ngã. Kali còn làm cho hoa to, màu sắc đẹp và hoa lâu tàn.
Ngày nay các nhà sản xuất phân đều chế biến, pha trộn nhiều thành phần hỗn hợp gọi là phân NPK cộng với phân vi lượng, với nhiều loại tên như: phân tăng trưởng, phân kích thích,… thường dùng để bón cho cây con có tỷ lệ đạm cao như :
Loại phân NPK 30-10-10 : trong đó tỷ lệ phân đạm là 30, lân là10, kali là 10. Loại phân này có nhiều đạm, nên khi tưới cây sẽ tăng trưởng nhanh, ra nhiều chồi lá, cây mập mạp, thường dùng bón cho cây con hoặc cây mới trồng.
Loại phân NPK 15-30-15: đây là loại phân có tỷ lệ lân cao, giúp cây ra hoa nhanh, hoa to, dễ đậu trái.
Loại phân NPK 10-10-30 : có tỷ lệ Kali cao (30) dùng bón cho cây sắp và đã ra hoa để có được hoa to, hoa đẹp hoa lâu tàn, đồng thời giúp cho cây cứng cáp, không đỗ ngã …
Đó là 3 loại phân căn bản nhất:
Loại 30-10-10 : cho cây con
Loại 15-30-15 : cho cây trưởng thành
Loại 10-10-30 : cho cây sắp ra hoa

Tuy nhiên các loại phân này cũng gây bất tiện cho người trồng, nghĩa là bắt buộc phải trồng cây cùng lúc cùng cỡ: khu nào trồng cây con thì phải trồng toàn cây con, khu nào trồng cây trưởng thành thì phải trồng toàn cây trưởng thành để thuận tiện cho vịêc tưới phân . Nếu vườn to thì mỗi loại cây có thể xếp thành nhóm riêng. Còn nếu vườn nhỏ trồng cây đủ cỡ cây con có cây trưởng thành có, cây ra hoa cũng có thì rất khó cho việc bón phân. Vì vậy các nhà sản xuất đưa ra loại phân thứ tư là NPK 20-20-20 trong đó tỷ lệ đạm, lân, kali đều là 20 được dùng để bón cho bất cứ giai đoạn nào của cây, cây sẽ luôn tươi tốt và ra hoa, hoa cũng đẹp và lâu tàn. Loại phân này thực sự tốt và thích hợp cho những người có vườn nhỏ.

Lưu ý : cách bón phân cũng phải tính cho cân đối, nếu bón hoài một thứ phân sẽ làm dư lượng
– Dư đạm cây sẽ rất mập mạp, cành lá xanh tươi, lá to quá cỡ làm cho ngọn cây oằn xuống dễ đỗ ngã hoặc gãy, đồng thời thu hút nhiều sâu rầy, và cây dễ bị thối nhũng. Cây dư đạm phải ngưng tưới đạm, chỉ tưới lân và kali, cây sẽ cứng cáp trở lại.
– Khi thiếu đạm cây sẽ ốm yếu, lá nhỏ, không xanh tươi, có khi vàng úa, chậm lớn, ít hoặc không ra hoa, cây cằn cỗi. Gặp trường hợp này phải tưới loại phân có nhiều đạm, cây sẽ trở lại mập mạp.
Khi dư lân, cây sẽ ra hoa sớm, cây sẽ mau già, cây cứng cáp khác thường, lá nhỏ… nên giảm tưới lân và bón thêm phân đạm.

Khi dư lân, cây sẽ ra hoa sớm, cây sẽ mau già

– Khi thiếu lân lá xanh đậm, nhỏ, ngắn, hẹp và dày, trông bất thường, bộ rễ yếu không phát triển được làm cây cằn cỗi, hoa nhỏ, không đậu trái, nếu có thì hạt lép.
– Khi dư Kali thì lá chuyển sang màu vàng rồi cháy khô, cây ngưng phát triển, có khi héo rũ. Gặp trường hợp này cần ngưng tưới phân có nhiều kali mà tưới thêm phân đạm, cây sẽ trở lại bình thường.
– Khi thiếu Kali cây ngưng phát triển, lá già trở nên vàng rất nhanh và khô rụng, lá non không to, mọc chụm lại do không hấp thụ được các loại phân khác, cây èo uột rồi chết dần.

Tưới nước :

Cây Bát Tiên rất cần nước , trồng ở Thành phố Hồ Chí Minh, vào mùa nắng có thể tưới mỗi ngày một lần vào mùa mưa thì 2-3 ngày tưới một lần cũng được tuỳ theo đất trồng trong chậu khô nhiều hay ít nhưng tốt nhất là xem đất trên mặt chậu nếu khô thì tưới, mỗi lần tưới phải tưới cho đủ nước, để nước thấm sâu xuống đáy chậu, phải đục lỗ thoát nước để nước không ứ đọng gây thối rễ. Lưu ý “ cây mạnh phải tưới nhiều nước, cây ýêu tưới ít nước và cây mới trồng không nên tưới nước chỉ phun sương mà thôi”.

Thông gió :

Cây Bát Tiên cũng cần phải thông gió, nên trồng trên cao càng tốt và phải xếp theo thứ tự cây cao theo cây cao, cây thấp theo cây thấp và khoảng cách phải hơi xa một tý cho gió vào được khắp vườn, không để cây nhỏ phải ở giữa các cây lớn. Tốt nhất nên làm kệ có nhiều tầng cao thấp tầng này cách tầng kia 20 cm là vừa.

Anh sáng :

Cây Bát Tiên cần rất nhiều ánh sáng mới tốt, hoa mới đẹp, nhưng cây mới trồng phải để nơi râm mát, bao giờ cây sống mạnh mới đem dần dần ra ngoài nắng, phải tập cho cây quen dần , cây mới chịu được nắng 100%. Mùa nắng cây thường ra hoa nhiều hơn mùa mưa.

Nhiệt độ :

Cây Bát Tiên thính hợp được với nhiệt độ của môi trường tại TP Hồ Chí Minh, đa số cây trồng đều sống mạnh và siêng ra hoa.

Phòng trừ bệnh

Cây Bát Tiên rất dễ trồng và ít bị bệnh, chỉ có bệnh nấm mốc là cần phải phòng trị :

Bệnh nấm mốc :

Cây Bát Tiên qua tháng mưa nếu tưới nước nhiều quá nhất là về đêm, khi quá ẩm cây sẽ dễ bị mấm mốc. Nấm thường bám vào gốc cây quá già, có nhiều cây con nhỏ dài đặc ở dưới gốc, hoặc cỏ rác bám lấy gốc cây, cây quá ẩm nên sinh nấm. Nấm cũng thấy trên lá già bị che khuất không có ánh nắng mặt trời, nấm thường bám vào mặt dưới của lá, có khi đóng dầy và ăn lên đến mặt trên. Đối với trường hợp này nên làm vệ sinh, tỉa bỏ những nhánh dư thừa, nhỏ cỏ rác, cắt bỏ lá già. Nếu trường hợp bị nặng thì phun thuốc trừ nấm Aliette.

Bệnh đốm lá :

Đây là bệnh khá phổ biến vào mùa mưa. Trên lá bị đọng nước hoặc bị thương thường thấy có một đốm nhỏ, màu đen, rồi lan dần ra một đốm to, bên trong màu đen , bên ngoài màu vàng, rồi lan rộng ra cả nửa lá, lá đó sẽ vàng úa và rơi rụng. Trường hợp lá rụng thì không sao, nhưng khi lây qua lá khác thì phải phun thuốc trừ ngay nếu không thì bệnh sẽ lây lan cả cây rụng hết lá chỉ còn một chùm đọt trông rất xấu xí. Có thể phòng trừ bằng cách phun thuốc Aliette hoặc Benlat.

Phòng trừ sâu rầy:

Vườn trồng Bát Tiên phải thường xuyên làm vệ sinh, dọn sạch rác, nhổ sạch cỏ chung quanh. Nếu môi trường thoáng mát thì không có kiến dế sâu rầy phá hoại và mang mầm bệnh đến, nhất là nên cách ly cây bị bệnh, cũng như cây mới mua về phải phun thuốc xử lý trước khi trồng thì khỏi sợ sâu rầy và bệnh lây lan ra các cây khoẻ mạnh trong vườn.

Rệp sáp hay rầy bông :

Rệp này hay xuất hiện khi có kiến, rệp này bên ngoài được bao bọc bởi một lớp bông màu trắng như sáp không thấm nước. Rệp này hút ăn nhựa cây, tiết ra một chất ngọt nuôi lại kiến, cho nên rệp và kiến là hai côn trùng cộng sinh. Kiến tha rệp để lên ngọn cây, rệp hút nhựa cây ăn rồi tiết ra một chất ngọt gọi là sữa nuôi lại kiến, cho nên trên bất cứ cây nào hễ thấy có kiến bò lên là có rệp sáp. Rệp sáp rất khó trị do mình có bộ lông không thấm nước không thấm thuốc. Muốn trừ rệp này phải pha thuốc trừ sâu rầy với một chất bám dính như Lanyl sulfate. Có thể phòng trừ rệp sáp bằng Supracide, Sherpa hoặc Trebon. Phun thuốc kỹ ở nách lá, mặt dưới của lá. Nếu muốn trừ tận gốc rệp sáp thì phải rắc thêm thuốc trừ kiến như Basudin chung quanh chậu trồng.

Bọ trĩ, sâu rầy khác :

Các loại này ít thấy ở cây Bát Tiên , ở sách của Thái Lan có chụp ảnh con bọ Thrip và rệp đỏ Red Spider mite, phòng trị cũng dễ chỉ cần phun thuốc trừ sâu rầy như : Sherpa, Trebon, Bi 58…

Một số đặc điểm nổi bật của hoa Muồng hoàng yến: Cây osaka hoa vàng Là cây gỗ trung bình, có tên khoa học là Cassia fistula Linn thuộc họ Vang Casesalpiniaceae, tên Anh là Indian Laburnum, Pudding-pipe tree, Golden Shower, tên Pháp là Aversedore.

Một số đặc điểm nổi bật của hoa Muồng hoàng yến

Chùm hoa osaka có cuống dài, mọc ra từ nách lá, buông thòng xuóng cỡ từ 30 đến 40 cm, mang từ 10 đến 30 hoa màu vàng tươi, xoè to chum cách dài phủ đầy lông tơ mịn như nhung, nở dần từ gốc đến ngọn nên mùa hoa kéo dài rất lâu, cả cây phủ một màu vàng tươi rất hấp dẫn, được nhiều người yêu thích nuôi trồng làm cảnh.

Ngoài thiên nhiên, đến mùa hè cây bị thiếu nước, nên thường bị rụng trụi lá, qua mùa mưa cây có đủ nước, xanh tươi, phát dục nảy chồi ra lá mới và bắt đầu ra hoa, mùa hoa nở rộ từ tháng 4 đến tháng 4 đến tháng 7. Đậu thành trái hình trụ khá to, dài cỡ 40 cm, có nhiều ngăn mang hạt dẹp, màu nâu. Trái non màu xanh, trái già màu đen, buông thòng xuống như trái ô môi. Hạt có thể dùng làm thuốc xổ nhuận trường. Cây này cùng có họ với cây ô môi nên qua mùa hạ cây thay lá, khi ra lá non thường quyến rũ nhiều sâu rày đến cắn phá, nên phải đề phòng xịt thuốc như sherpa hay supracide cộng thâm với chất bám dính mới diệt được hết sâu rầy.

Kỹ thuật trồng osaka hoa vàng cho hoa đúng dịp Tết

Kỹ thuật trồng osaka hoa vàng cho hoa đúng dịp Tết

Đặc biệt muốn cho cây bò cạp nước ra hoa đúng Tết để làm đẹp sân vườn, làm đẹp ngôi nhà thì phải làm như sau:

Thứ nhất nếu cây trồng dưới đất cỡ 60 ngày trước Tết, phải cắt nước không tưới cỡ 15 ngày cho cây bắt đầu héo hết tàng lá, thì lảy hết lá, rồi bón thúc mạnh phân NPK 6.30.30 hoặc 10.50.10, loại có nhiều lân và kali để kích thích ra hoa. Trong vòng 20 ngày là cây sẽ nhú rất nhiều nụ hoa và cũng cỡ 20 ngày sau nữa là hoa bắt đầu nở, nụ hoa lớn nở trước, nụ hoa nhỏ nở sau, đến cả tháng mới hết hoa, nên suốt mấy ngày Tết đều có hoa để thưởng thức vui Xuân.

Thứ hai nếu cây trồng trong chậu thì trước Tết cỡ 50 ngày, chỉ cần cắt nước cỡ 5- 10 ngày thì tàn lá sẽ héo, cũng lảy hết lá như trên, cây sẽ ra hoa đúng vào dịp Tết, để trang trí làm đẹp ngôi nhà.

Kỹ thuật trồng hoa thiên điểu

Kỹ thuật trồng hoa thiên điểu

Cây thiên điểu (Strelitzia reginae) là cây thân cỏ sống nhiều năm thuộc chi Thiên điểu họ Chuối rẻ quạt, nguyên sản ở các nước Nam Châu Phi và châu Mỹ nhiệt đới.

Có thể trồng cây thiên điểu để trưng bày ở hội trường, trồng ở các đình chùa, là cây phong cảnh tự nhiên rất hấp dẫn.
Thân cao 1m, rễ mềm, thân lá to hình bầu dục, hình kim hoặc hình trứng, có cuống dài, mọc đối xếp thành 2 hàng. Dáng hoa độc đáo bao màu tím, đài hoa màu vàng da cam, tràng hoa màu lam sẫm, nhụy màu trắng.

Cây thiên điểu là cây chiếu sáng dài, ưa nắng, sợ ánh sáng trực xạ. Yêu cầu ấm áp, ẩm ướt, thoáng gió, tránh ngập nước, không ưa rét, sợ sương muối. Cây thiên điểu có thể mọc trên đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp nhiều mùn, pha cát. Vùng nguyên sản hoa nở vào mùa xuân, vùng khác nở vào mùa hè cho đến tháng 10. Mỗi kỳ nở hoa kéo dài 30-40 ngày, hoa nở đơn độc chỉ 15 ngày. Người ta thường dùng 2 phương pháp gây trồng là gieo hạt và tách cây.

Phương pháp gieo hạt

Phương pháp gieo hạt

Sau khi thụ phấn bằng nhân tạo, 80-100 ngày sau hạt sẽ chín, cần thu hái và gieo ngay. Việc gieo thường tiến hành vào giữa tháng 2 đến tháng 3. Trước khi gieo cần ngâm hạt vào nước khử trùng 0,1% sau 6-8 giờ. Luống gieo phải là đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, nhiều mùn. Gieo hạt xong phun nước và đậy tấm polyethylen, giữ nhiệt độ 25-300C độ ẩm không khí 70-80%, sau 15 ngày khi hạt nảy mầm bỏ tấm che và tiến hành chăm sóc.

Cần chú ý độ ẩm đất tránh quá ẩm làm thối rễ. Khi cây con ra 2 lá, đem trồng vào luống với cự ly cây và hàng là 15x15cm. cánh nửa tháng rắc một lớp phân, mùa thu bón phân P.K để tăng sức đề kháng. Sau 2 năm cây cao 50cm, mỗi cây có 8-10 cành, có thể đem trồng vào vườn để sản xuất hoa.

Phương pháp tách cây

Mỗi năm cây thiên điểu có thể mọc ra 4 cây con. Do gieo hạt phải mất mấy năm mới cho hoa, nên hiện nay phần nhiều dùng phương pháp tách cây để trồng.

Nói chung thời gian tách cây vào mùa xuân hay thu, cây mới tách càng nhiều rễ càng tốt, khi nhiệt độ ổn định trên 20 o C chọn cây có khoảng 6 lá tiến hành cắt cây, bôi tro hoặc sáp rồi để nơi râm mát 2 giờ sau đem trồng, sau 1 tháng cần tăng cường chăm sóc quản lý, trong năm hoặc năm sau có thể có hoa nở.

Tạo luống

Tạo luống

Khi làm luống cần cho luống cao 40-50cm, rộng 1,80cm, tạo hình mai rùa, cự ly cây và hàng là 50-60×80- 90cm, có thể để hàng dày.

Tốt nhất đem cây ngâm vào thuốc kích thích ra rễ trong 1 giờ, không nên trồng sâu quá, tránh ảnh hưởng ra rễ, sau khi trồng cần tưới đủ nước, tuần đầu tưới mỗi ngày 1 lần, về sau giảm dần, nhưng không để quá khô. Sau khi trồng cần phải quản lý cây bằng cách tạo đủ ánh sáng, giờ chiếu sáng ngày là 6,5 giờ, tránh nắng. Vì vậy cần chú ý đến điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng và ánh sáng.

Khống chế nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng tháng 3-4 và tháng 10 là thích hợp nhất. Mùa hè nhiệt độ cao cây dễ bị khô, phát sinh bệnh, cho nên cần phải che bóng, chú ý thoáng gió; mùa đông cần phải che bằng tấm polyethylen.

Nhiệt độ trong mùa ra hoa là 15-24 0C, nhiệt độ thấp sẽ kéo dài thời kỳ ra hoa. Nhiệt độ 20-24 0C là thích hợp Cho Sự ra hoa, nhiệt độ 18 0C có thể rút ngắn thời kỳ ra hoa 5-7 ngày; nếu nhiệt độ 28 0C có thể ra hoa nhưng hoa rất bé và thời kỳ ra hoa rút ngắn được 2-3 ngày, nhiệt độ 32 0C, hoa nở rất chậm, 35 0C thì không ra hoa nữa.

Bón phân

Nhu cầu phân bón của cây thiên điểu ở dạng trung bình phải lấy việc bón lót là chính, trong thời kỳ sinh trưởng cứ 10-15 ngày bón thúc N, P, K 1 lần. Trong kỳ hình thành hoa bón photphat canxi 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày.

Tỉa cành

Tỉa cành

Đặc điểm của loại hoa này là 1 lá 1 hoa, nên kịp thời cắt bỏ lá khô, lá bệnh để tập trung nuôi chồi hoa mới, giảm bớt được bệnh hại, tiêu hao ít dinh dưỡng

Phòng trừ sâu bệnh

Cây thiên điểu thường bị một số loài sâu như rệp sáp, bọ hung, ngài túi. Có thể dùng biện pháp bắt diệt và phun thuốc. Cần thoát nước tốt để tránh bệnh thối cổ rễ, bệnh gỉ sắt.

Khống chế thời kỳ ra hoa

Muốn để cây thiên điểu ra vào mùa xuân, trước mùa xuân 50 ngày đem cây đặt vào nhiệt độ 5-7 0C, cho cây ngủ nghỉ sau đó chuyển cây vào nhiệt độ 18-22 0C và chiếu sáng 6 giờ mỗi ngày, tăng cường tưới nước phân.

blank
Author: SÀI GÒN LIST
Sài Gòn List cùng cộng đồng chia sẻ những nội dung tích cực trong cuộc sống, làm việc trên nền tảng online marketing, làm dịch vụ sáng tạo nội dung, bài viết, hình ảnh, video clip, xây dựng phát triển thương hiệu cá nhân doanh nghiệp... Hợp tác phát triển Seeding, Review post, Guest post...
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận