Hoa ly không chỉ quyến rũ bởi mùi hương nồng nàn, hoa ly còn rực rỡ về màu sắc và tươi rất lâu. Hoa ly yêu ánh nắng mặt trời, ngay cả khi được trồng trong bóng râm. Hoa ly có nguồn gốc ôn đới nhưng nay đã rất phổ biến tại xứ sở nhiệt đới như Việt Nam. Hoa ly có nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau, có 6 cánh và mùi hương nồng nàn lan tỏa.
Thời vụ trồng và chọn giống
Là loại hoa sống ở vùng ôn đới nên hoa ly có thể trồng quanh năm tại những vùng có khí hậu mát mẻ ở Việt Nam như Đà Lạt, Sapa hay Mộc Châu, tại các tỉnh miền Bắc thì vụ thu đông (tháng 10 trở ra) là thời điểm thích hợp để trồng.
Nói đến kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa ly bước đầu tiên phải chú ý tới đó là khâu chọn đất và củ giống. Theo đó đất trồng cần phải có đặc điểm nhiều mùn, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và khả năng thoát nước tốt. Bạn cũng có thể tự trộn giá thể để nuôi hoa ly theo công thức 1:1:2 gồm: đất phù sa – phân chuồng hoai mục – xơ dừa.
Củ giống hoa ly có thể mua ở nhiều nơi được bán nhiều trên thị trường. Củ giống hoa ly chất lượng thường được nhập khẩu từ Hà Lan, đã xử lý mầm bệnh và bảo quản lạnh, to tròn mập mạp.
Nhiệt độ và ánh sáng
Hoa ly là loại cây khá khó tính về nhiệt độ, ngưỡng nhiệt thích hợp cho cây vào ban ngày là từ 19 đến 25 độ C còn ban đêm là từ 12 đến 13 độ C. Nhu cầu về ánh sáng của hoa ly ở mức trung bình, để cây khỏe mạnh thì cường độ chiếu sáng cho cây cần phù hợp. Hoa ly thích hợp sống ở nơi có độ ẩm cao, tốt nhất trong khoảng 80 đến 85%. Tùy từng giống ly mà thời gian sinh trưởng của cây khác nhau nhưng thường dao động từ 100 – 120 ngày. Chiều cao của hoa ly trưởng thành là khoảng 100 – 120cm.
Kỹ thuật trồng hoa ly trong chậu tại nhà
Cây hoa ly ưa ẩm nhưng không chịu được úng, nên đất trồng ly phải chọn những vùng đất cao ráo, thông thoáng và có điều kiện tưới nước. Theo kinh nghiệm thì nên chọn đất ở những vùng núi cao, ven sông, ven hồ hoặc bán đảo là tốt nhất. Đất làm vườn ươm phải là đất nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước tốt, luống rộng 100-120cm, đọ dài tùy ý. Trồng với khoảng cách cây 12x15cm. Mỗi luống rạch 5-6 hàng sâu 5-7cm; rạch xong tưới đủ nước, đợi nước ngấm đi rồi đặt củ vào hàng, cách nhau 15cm, sau đó lấp đát dày 5-8cm.
Đổ giá thể đã trộn theo tỷ lệ trên vào ½ chậu. Tiếp theo đặt củ hoa vào trong chậu, mầm hướng lên trên, phủ phần đất còn lại lên bề mặt đến khi gần như kín toàn bộ mầm hoa là được.
Sau khi trồng, bạn cần chú ý tưới nước ngay và tưới hằng ngày để duy trì độ ẩm cho hoa sau đó tưới ít dần. Lượng nước tưới phù hợp nên dựa vào độ ẩm của đất hiện có, khi tưới nên dùng bình tưới hoặc bình phun sương vì chúng có áp lực thấp sẽ giúp cây không bị tổn thương.
Kiểm tra cây sau trồng: Sau trồng 10-12 ngày, bới đất ở phần gốc của một số cây để kiểm tra sự phát triển của rễ. Nếu thấy rễ trắng, ra đều xung quanh gốc là cây sinh trưởng bình thường; ngược lại cần phải xem xét tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp khắc phục ngay lập tức (lúc này cần có sự tư vấn của các nhà khoa học). Đối với trồng chậu, nên kiểm tra để bổ sung giá thể nếu thấy rễ thân bị nhô lên khỏi mặt giá thể.
Kỹ thuật tưới nước và bón phân
Bạn cần nhớ phải luôn giữ ẩm cho đất trong suốt quá trình trồng. Cần tưới cây ở phần gốc, tránh làm lá và nụ bị ướt. Ngoài ra cần sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho ly với chế độ tưới 30 phút/ngày. Đặc biệt, để kiểm tra việc tưới nước đã thực sự đủ chưa bạn cần bóp chặt 1 nắm đất sau khi tưới, không thấy nước rỉ ra ngoài tay, đất nắm thành cục, khi gõ nhẹ vào nắm đất sẽ bị vỡ ra thì đó là lúc bạn nên dừng lại không tưới nữa.
Việc bón phân cho hoa cũng cần tiến thành kịp thời, bạn dùng phân hữu cơ (NPK, lân) để bón từ khi cây được 20 ngày đến khi cây nở hoa với tần suất 10 ngày/lần. Hỗn hợp phân hòa với nước đem tưới đều lên cây, sau đó đem tưới lại bằng nước để rửa phân còn bám trên lá.
Phòng trừ sâu bọ cho cây hoa ly
Các loại sâu và côn trùng như rệp, sán thích tấn công hoa ly vì mùi thơm của hoa. Các loại sâu bọ phá hoại này hút nhựa từ mặt dưới của lá và hoa, gây nên sự hình thành các đốm đen ở mặt trên của lá. Chúng cũng tiết ra một loại chất ngọt, dính nhỏ từ lá xuống đồ gỗ hoặc sàn nhà nơi đặt chậu cây, gây bẩn sàn.
Nhân giống cây hoa ly từ củ
Tách củ là phương pháp nhân giống bằng cách tách củ con được sinh ra từ củ mẹ. Có thể trồng cây chuyên để nhân giống. cũng có thể kết hợp với sản xuất hoa vụ Hè để nhân giống, nhưng do khí hậu nóng nên chất lượng củ loại này kém. Chọn củ không sâu bệnh, đường kính từ 8-10cm ngâm vào dung dịch foocmalin 40% pha theo tỉ lệ 1/80 lần trong 30 phút, lấy ra rửa sạch hong khô.
Chăm sóc hoa ly nở đẹp và bền như ý muốn
Bí quyết làm sao để hoa ly nở theo ý muốn không hề phức tạp nếu thực sự tâm huyết khi trồng và chăm sóc loại hoa này. Việc bạn cần làm chỉ là kết hợp song song việc điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ của cây. Cây sẽ phát triển tốt hơn nếu được đặt vào nơi ít nắng và hạn chế việc thoát hơi nước của cây.
Khi hoa lan đến thời điểm ra nụ, bạn đem ra ngoài nơi có ánh sáng để cây hấp thụ. Ở điều kiện có nhiều ánh sáng và nhiệt độ ấm thì cây sẽ nhanh nở hoa hơn. Ngược lại hoa ly sẽ chậm nở nếu hạn chế tưới nước và không có nhiều ánh nắng.
Còn nếu muốn giữ hoa ly được tươi lâu trong suốt dịp Tết bạn cần để ý tới các loại ốc sên, đặc biệt là những con ốc sên nhỏ, màu vàng rất thích ăn mầm cây vì vị ngọt và thơm. Ốc sên sinh trưởng nhanh vào những ngày mưa, ẩm ướt, vì thế bạn nên chú ý loại trừ con vật gây hại này.
Để đối phó bạn hãy bê chậu ly vào nhà tắm, sử dụng vòi xịt hoặc vòi hoa sen xịt chúng khỏi lá cây. Lau bụi thường xuyên cho lá cũng là một cách ngăn ngừa nhện, sâu bệnh khỏi xâm nhập vào cây. Những loại sâu này thích các nơi có điều kiện ấm, khô, bụi bặm, một số loài còn giăng mạng khắp giữa các tán lá khiến cây khó sinh trưởng.
Kỹ thuật trồng hoa dừa cạn rủ ngập ban công ‘siêu’ đơn giản
Tương tự như nhiều loài hoa khác, kỹ thuật trồng hoa dừa dù đơn giản nhưng nếu người trồng hoa không bỏ công chăm sóc hay sự khéo léo trong cách tỉa cành, nhân giống thì cũng khó có được một chậu hoa đẹp rực rỡ quanh năm.
Đặc điểm của hoa dừa cạn
Dừa cạn có cánh đơn, mỏng. Có nhiều mầu sắc như trắng, tím, hồng, đỏ. Thích hợp để trồng thảm, trồng chậu hoặc giỏ cheo. Cây có sức sống khoẻ. Có thể sống quanh năm, tốt nhất vào mùa hè và thời gian có nhiều nắng.
Dừa cạn là cây thảo sống lâu năm, cao 40 – 60cm, phân nhiều cành. Thân mọc thẳng, hình trụ nhẵn, lúc non màu xanh lục nhạt, sau chuyển hoa màu hồng hoặc trắng (hiếm hơn). Lá mọc đối, hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, dài 4-6cm, rộng 2-3cm, hai mặt nhẳn, mặt trên sẩm bóng, mặt dưới nhạt. Hoa màu hồng hoặc trắng (trắng hiếm hơn).
Chọn giống
Việc chọn giống rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng khi hoa trưởng thành và thu hoạch. Hạt giống hoa Dừa Cạn các loại có thể tìm mua tại cửa hàng hạt giống cây trồng. Có thể mua hạt giống hoa về gieo, sau vài ngày là nảy cây con. Nếu cẩn thận thì nên gieo hạt riêng, chờ cây lớn khoảng gang tay thì bứng ra trồng nơi đất rộng.
Cũng có thể mua sẵn cây ở vườn kiểng, lưu ý chọn những cây khỏe, nhiều búp để còn dưỡng lâu dài. Hoa dừa cạn sau khi rụng sẽ thành quả, quả khô cho rất nhiều hạt. Nhiều hạt rụng xuống nảy cây con mới, nhiều hạt được mình thu hoạch để trồng đợt mới khi cần.
Kỹ thuật trồng hoa dừa cạn
Cách gieo hạt
Nước ngâm hạt phải là nước ấm. Bỏ hạt vào trong miếng vải sáng màu, túm lại và bỏ vào nước ấm ngâm trong 3 tới 4 giờ. Sau đó để hạt vào giấy ăn, phun ẩm, bỏ giấy ăn và hạt vào túi nilon buộc chặt để chỗ mát trong 3 – 4 giờ.
Đất gieo hạt tốt nhất nên dùng giá thể. Bỏ đất vào khay gieo hạt hoặc cốc gieo hạt có lỗ thoát nước, ấn nhẹ đất. (Giá thể trồng hoa bao gồm có cát đen + bột sơ dừa + trấu hun hoặc sơ dừa + trấu hun tỉ lệ 1:1.)
Dùng đầu tăm tre cho từng hạt xuống khay gieo hoặc cốc gieo và tạo cho chúng khoảng cách nhất định. Sau khi gieo ta phủ lên một lớp đất mỏng.
Lưu ý: Từ lúc gieo hạt tới lúc bứng cây ra trồng là khoảng 1 tháng, lúc này cây bé và lớn rất chậm. Còn tới khi bứng ra chậu cây lớn rất nhanh và đẻ nhiều nhánh. Giai đoạn ươm cây ta nên để cây chỗ có ánh sáng vừa đủ, có mái che để dễ kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ, giúp cây phát triển tốt hơn.
Sau 1 tháng cây ở trong khay, cốc ươm, ta có thể bứng cây ra trồng riêng, lúc này cây đã có từ 4 – 5 lá thật. Mỗi chậu nhựa treo có thể trồng từ 1 – 3 cây con ( tùy loại chậu to hay nhỏ). Có thể phun B1 sau khi bứng cây 1 tuần kích thích bộ rễ phát triển, sau 10 ngày thì có thể dùng phân bón thúc cho cây hoặc phun phân bón lá theo định kỳ tháng ( để tăng đề kháng và dinh dưỡng cho hoa giúp hoa lâu tàn và có màu sắc rực rỡ). Tưới đều đặn ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.
Chăm sóc
Sử dụng Phân bón dưỡng hoa. Phân bón dưỡng hoa có tác dụng dưỡng hoa, làm cho hoa có màu sắc sặc sỡ và lâu tàn. Sử dụng muỗng cafe nhỏ, dùng phân bón này khi thấy cây vừa ra nụ hoa. Pha 0,5-1 muỗng cafe/1lít nước phun. Định kỳ 7-10 ngày phun một lần.
Không phun thuốc trên hoa, phun lúc sáng sớm hay chiều mát sau khi cây được tưới đầy đủ nước và đợi khô ráo tán lá. Bảo quản thuốc nơi khô mát, tránh xa tầm tay trẻ em, không cho tiếp xúc với vết thương hở. Nên phun kết hợp với Vitamin B1, phân bón lá 20-20-20 TE để tăng đề kháng và dinh dưỡng cho hoa giúp hoa lâu tàn và có màu sắc rực rỡ.
Cách nhận biết bệnh ở dừa cạn
Nếu cây dừa cạn đang vô cùng tươi tốt mà tự nhiên vao một ngày đẹp trời nào đó mà toàn bộ cây héo rũ và chết cực nhanh thì do cây bị úng rễ. Chúng ta chỉ cần tưới phân siêu ra rễ là ổn, nhưng phải xử lý ngay, để chậm dù chỉ một ngày chắc chắn sẽ khó chữa. Vì vậy để chậu hoa dừa cạn luôn tươi tốt, khỏe mạnh, Các bạn nên thường xuyên kiểm tra cây nếu thấy có những biểu hiện dưới đây phải can thiệp ngay lập tức.
Thứ nhất, nếu toàn bộ cây hoặc một vài cành bị héo rũ từ gốc lên: Kiểm tra gốc sẽ thấy gốc bị thâm và da cây ở gốc hơi sun lại. Nếu dùng móng tay cậy lên thì thấy phần thịt của cây ở gốc không còn xanh mà thâm lại thì cây đã bị thối gốc hoặc bị nấm ở gốc. Biểu hiện này thì cây đã vô phương cứu chữa , cây dừa rủ sống được lúc nào thì hay lúc đó thôi. Mình vì xót xa nên cố chữa cho những cây đã trưởng thành chẳng những cây không khỏi mà còn chết nhanh hơn.
Vì vậy, đừng cố chữa mà tốt nhất cắt cành bị nấm đi, nếu cắt lửng lơ thì bệnh sẽ bị lây lan sang các cành khác. Một điều không kém phần quan trọng nữa là phải cách ly cây bị bệnh, tránh việc dùng tay, kéo vừa cắt cành bị bệnh xong lại cắt cành của cây khỏe là bị lây sang cây khác. Dừa cạn là cây có thể phát triển đến kích thước dài và xum xuê, nên tốt nhất trồng vào chậu chứa được nhiều đất để cây phát triển nhanh và đỡ công chăm sóc.
Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng trong chậu cho ban công thêm lãng mạn
Đặc điểm của cẩm chướng là thân mảnh, có các đốt ngắn mang lá kép, bé, thân gãy khúc nhiều, thân bò là chính, trên mặt lá có ít phấn trắng, hoa nhiều màu sắc, hoa đơn nhiều hơn hoa kép, lông nhỏ, ít bị sâu bệnh. Thân phân nhánh nhiều, có đốt dễ gãy giòn, lá cẩm chướng mọc đối, phiến lá nhỏ dày, dài, không có răng cưa, mặt lá thường nhẵn. Hoa mọc đơn từng chiếc một ở nách lá hoặc hoa kép có nhiều màu sắc ngay trên cùng một bông.
Tuy nhiên để tạo ra được một chậu hoa cẩm chướng đẹp trưng bày trên ban công nhà bạn thì ngoài việc nắm bắt kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng thế nào cho khoa học thì việc chăm sóc cũng hết sức quan trọng.
Nhiệt độ thích hợp trồng hoa cẩm chướng
Hoa cẩm chướng thích hợp trồng vào mùa hè cũng được, nhưng hoa xấu nên thời vụ chủ yếu là đông xuân. Hoa cẩm chướng thích hợp ở nhiệt độ từ 18-25 độ C. Hoa ưa đất thịt nhẹ, tơi xốp có nhiều mùn, thoáng khí, giữ ẩm tốt, giàu dinh dưỡng.
Chọn giống
Cây hoa thường được trồng bằng chồi (vô tính) ngọn, nhưng ít người làm mà thường gieo hạt. Chọn những cây khỏe, có hoa đẹp, không sâu bệnh, màu hoa tươi, sặc sỡ, hoa to và cây để lấy hạt làm giống không nên cắt hoa, chỉ để giống ở cây chính vụ. Hạt hoa khó nảy mầm, phải bảo quản tốt hạt giống.
Kỹ thuật trồng
Để tiến hành trồng hoa cẩm chướng trước hết phải chuẩn bị 10kg phân chuồng mục, 1kg Tecmo phốt phát, 1kg vôi bột, 0,5kg kali sunphát, trộn đều rải trên đất, xới nhẹ để trộn.
Sau khi đã chuẩn bị hết nguyên liệu bạn có thể gieo hạt rồi trộn với tro hay cát rắc cho đều. Hạt rắc xong phủ 1 lớp đất bột mỏng, phủ một lớp rơm rạ mỏng, sau khi gieo 4 – 6 ngày, hạt sẽ mọc, tưới nhẹ đủ ẩm 2 lần trong 1 ngày. Khi cây gieo cao 2- 3cm, nhổ tỉa trồng thưa trong chậu với khoảng cách 5 x 5cm.
Chăm sóc
Cây hoa cẩm chướng sẽ đâm chồi ở nhiệt độ 18 độ C. Chú ý khi thời tiết quá lạnh nên để cây dưới mái hiên. Đợi bề mặt đất trong chậu khô mới tưới thêm nước. Trồng cẩm chướng tại nơi có đủ ánh nắng. Để cây phát triển trước khi có sương giá. Chọn đất trồng cẩm chướng phải cao ráo, đất tốt, nhiều mùn, tránh nắng.
Mật độ khoảng cách bằng trồng 30 x 30cm, sau khi trồng, ở mỗi gốc cây cắm 1 que nhỏ, rồi buộc nhẹ cây vào que để bảo vệ. Sau khi trồng ta tưới nước phân chuồng loãng tỷ lệ 1/200; lượng N:P:K = 1:1:1, tưới thường xuyên 20 ngày/lần cho tới khi cây ra nụ.
Khi cây ra nụ, bón N:P:K = 1:2:3 dạng phân là urê, tecmôphotphat, K2SO4. Nếu cần ngắt ngọn thường xuyên để nhân giống thì N:P:K = 1:3:2. Cẩm chướng trồng bằng ngọn sau 70–85 ngày thì bắt đầu ra hoa. Những ngày mới trồng cây cần tưới sương 3 lần/ngày để cây mau hồi phục sau đó chỉ cần tưới 2 lần/ngày, giữ vừa đủ ẩm. Hoa cẩm chướng trồng trong nhà che phủ plastic cho cành hoa cao nên dể bị đỗ ngã, do vậy cần làm nhiều tầng lưới đỡ cây.
Nhân giống vô tính bằng ngọn
Thường nhân giống bằng hạt nhưng vì nhập hạt quá đắt nên người ta phải giâm bằng chồi và ngọn. Bằng phương pháp này chúng ta chủ động thời vụ, lượng cây giống, nhanh ra hoa, sử dụng cây mẹ lấy giống là F1. Ta tách ngọn từ nách lá cây mẹ, tiến hành giâm từ tháng 8.
Chuẩn bị giá thể giâm: Giá thể giâm cẩm chướng tốt nhất là trấu hun, nếu không có trấu hun có thể thay thế bằng cát sạch. Giá thể được xử lý trước khi giâm bằng Zineb hoặc Daconil 75 WP liều lượng 10-15ml/ bình 10 lít phun trực tiếp vào giá thể .
Chọn, ngắt ngọn giâm: Chọn ngọn trên cây mẹ không bị sâu bệnh, không dị dạng, xanh tốt có chiều dài từ 8-10 cm; 6-8 lá; đường kính thân: 0.4–0.5cm, sau đó dùng dao cắt ngang cành.
Chú ý: Dùng tay cắm cành thẳng đứng, sâu khoảng 1,5- 2cm. Sau khi giâm tưới đẫm nước bằng cách tưới trực tiếp hoặc phun lên cây, trong 7-10 ngày đầu tưới 5-7 lần/ngày, để luôn đảm bảo độ ẩm giá thể đạt 90%, sau đó giảm dần lần tưới 4-5 lần/ ngày (ẩm độ giá thể đạt 70-80%). Nếu giâm bằng cát thì số lần tưới ít hơn, (4-5 lần sau đó giảm còn 3-4 lần/ ngày).
- Kỹ thuật trồng hoa khác: https://saigonlist.com/
- Kỹ thuật trồng hai loại cây may mắn và cây vạn lộc mang tài lộc cho dân văn phòng.