Công nghệ xe điện camera 360 trên ô tô hệ thống kiểm soát lực kéo cho xe ô tô tương lai

Công nghệ xe điện camera 360 trên ô tô hệ thống kiểm soát lực kéo cho xe ô tô tương lai

Những công nghệ này không chỉ tăng cường độ an toàn mà còn mang lại sự thoải mái và tiết kiệm chi phí cho người dùng.

Xe “giao tiếp” với nhau

Xe "giao tiếp" với nhau

Hãy thử tưởng tượng bạn đang đến gần ngã tư đèn đỏ và chiếc xe phía trước đã dừng lại. Tuy nhiên, do không chú ý nên bạn vẫn tiếp tục cho xe di chuyển và xảy ra va chạm.

Với công nghệ “giao tiếp” mới, chiếc xe phía trước sẽ truyền tín hiệu đến ôtô của bạn. Sau khi nhận được tín hiệu, chiếc xe của bạn sẽ phản ứng lại bằng cách đưa ra các cảnh báo va chạm thông qua cả hình ảnh lẫn âm thanh và tự động lại để tránh đâm.

Đây là công nghệ đang được các nhà sản xuất xe như Ford nghiên cứu và phát triển để giảm thiểu các vụ va chạm không đáng có trên đường. Công nghệ Vehicle to Vehicle (V2V) hoạt động bằng cách sử dụng các tín hiệu không dây để truyền và nhận thông tin về vị trí, tốc độ cũng như hướng di chuyển giữa các xe với nhau.

Theo nghiên cứu do Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ thực hiện, nếu thành công, V2V có khả năng giảm thiểu 79% các vụ va chạm trên đường đồng thời thay đổi cách thức điều khiển phương tiện của con người và nâng cao độ an toàn khi đi lại bằng xe hơi.

Xe tự động lái

Xe tự động lái

Ý tưởng xe tự lái không hề mới. Rất nhiều bộ phim đã sử dụng ý tưởng này và trên thực tế là đã có những chiếc xe có khả năng tự đỗ vào vị trí. Ở California và Nevada, những chiếc xe tự động lái đã được các kỹ sư của Google cho chạy thử với tổng quãng đường lên đến 321.860 km. Những chiếc xe của Google không chỉ có thể ghi lại những hình ảnh trên đường đi mà còn có thể đọc biển chỉ đường, tìm ra đường ngắn hơn và phát hiện đèn tín hiệu trước khi người lái có thể nhìn thấy.

Bằng cách sử dụng tia laser, hệ thống radar và camera, chiếc xe có thể phân tích và xử lý thông tin những vật xung quanh xe. Xe tự động lái có thể khiến giao thông an toàn hơn khi không cần đến người lái vốn là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn.

Những điều có thể bạn chưa biết về xe điện

Những điều có thể bạn chưa biết về xe điện

Xe điện sẽ trở nên phổ biến, sớm thôi, khi mà Tesla không còn là hãng xe điện duy nhất ở Việt Nam nữa, ắt hẳn sẽ có nhiều người muốn phân biệt một chiếc xe điện tốt hay không, đắt hay rẻ, thậm chí nguyên lý cấu tạo của nó…

Công suất, tính bằng HP hay Kw (hay HP): Cái này như xe xăng: Xe Wave có công suất 1hp, xe Mercedes thì 200 đến 500hp tùy xe, càng nhiều Hp thì càng giống xe hiệu năng cao, hay xe hạng sang (chả ai nói Kia Morning 60hp là xe hạng sang, trong khi nếu bất kỳ chiếc xe nào có 600hp thì nghe qua thấy hơi sang sang rồi), chỉ cần nhớ Hp hay Kw là 2 đại lượng đại diện cho công suất. (1hp=0,75Kw).

Torque – Moment xoắn: cái này là công suất thể hiện trong chuyển động quay, vì ô tô vận hành bằng chuyển động quay bánh xe, nên miêu tả khả năng của xe bằng Moment thì chuẩn hơn là công suất.

Kw-Hr: Kilowat – giờ: nghe quen quen vì nó là con số trên công tơ điện, mà nhân dân Việt Nam gọi là ‘’số điện‘’, ‘’tháng này nhà tôi hết 1tr tiền điện, tức là khoảng 500 Kw-hr’’. Xe Tesla S có dung tích pin khoảng 100 Kw-hr, ta có thể hiểu nôm na là với mức tiêu thụ nhiên liệu 25 kw-hr/100km thì con xe này đi được 400km. Khá giống xe xăng, mỗi tội thay lít bằng Kw-hr.

Xe điện thực ra có nhiều loại, việc so sánh 2 chiếc Tesla 3 và Porsche Taycan sẽ hé lộ nhiều điều phức tạp ẩn sau công nghệ xe điện.

Xe điện thực ra có nhiều loại

Cứ cho là cấu tạo pin và động cơ có thể giống nhau (việc này sẽ phân tích sau), thì Tesla sử dụng dòng điện có hiệu điện thế 350 Volt để vận hành động cơ (motor điện), trong khi Porsche sử dụng dòng điện 800v, điều này tất nhiên tạo ra 2 chiếc xe rất khác cả trong vận hành đến sử dụng.

Ví dụ như Tesla mới cho ra mắt trạm sạc nhanh có công suất 250 KW, để giảm thời gian sạc xuống còn dưới 30 phút cho mỗi lần sạc đầy. Ta có thể liên hệ Kw và Kw-hr theo cách nhìn nhận công suất trạm sạc: trạm sạc 250kw mỗi giờ sạc đầy 2,5 xe Tesla có dung lượng pin 100 Kwh, tương đương mỗi xe tầm 25p. (Thực ra thử nghiệm mất 104 phút – các công thức trên giấy luôn bị coi là chém gió trong điều kiện đời thật)

Theo như con số đưa ra, các trạm sạc nhanh của Tesla sẽ cần dòng điện cỡ 700 Ampe để dẫn điện vào các ắc quy của xe, tức là dây điện phải to như cổ chân mới đủ để đưa dòng điện lớn như vậy lưu thông. Với Porsche, các trạm sạc nhanh công suất 270kw của họ xây dựng dựa trên nền tảng hiệu điện thế 800v nên dòng điện sử dụng chỉ còn 337 Ampe, ta có thể hiểu lúc này dây điện chỉ cần to tầm ngón chân cái là đủ.

Nếu hình dung dòng điện như dòng nước, thì Hiệu điện thế sẽ như máy bơm, còn Cường độ dòng điện Ampe sẽ như lưu lượng nước trong ống, và ống chính là dây dẫn. Nếu máy bơm khỏe tạo áp suất cao, thì không cần ống to vẫn vận chuyển được nhiều nước và ngược lại.

Khi xe điện là một thứ gì đó mới, phần lớn chúng ta sẽ cần thời gian để hiểu rõ về nó. Nếu so sánh những thông số trên giấy như số km đi được, thời gian tăng tốc từ 0-100km/h… chúng sẽ có vẻ khá giống nhau, nhưng sự thật ẩn sau những chiếc xe điện sẽ dần dần được hiểu rõ hơn qua thời gian, cũng như tính cách 1 chiếc xe điện hay 1 hãng xe điện sẽ cần thời gian để thể hiện thật sự.

So sánh Tesla Model S và Porsche Taycan Turbo S

Một ví dụ điển hình khi so sánh Tesla Model S và Porsche Taycan Turbo S: với các thông số trên giấy, chúng ta sẽ không nhìn rõ bản chất thật sự của những chiếc xe. Tesla S sở hữu khả năng đi xa hơn, nhưng nếu dùng nó vào mục đích đề pa 0-100 km/h liên tục như Taycan thì nó sẽ lập tức hủy bỏ chế độ ‘’thể thao‘’, đồng thời chuyển sang chế độ tiết kiệm nhiên liệu ngay lập tức bởi sự tiêu hao nhiên liệu quá đáng, và người lái sẽ chỉ có một chiếc xe đi phố với khả năng thể hiện trung bình, trong khi Taycan có thể đề-pa, đua bơi liên tục đến tận giọt năng lượng cuối cùng.

Điều khác biệt giữa những chiếc xe chủ yếu đến từ tư duy chế tạo, công nghệ mới phía trong, giá tiền… Tesla S cố gắng thể hiện là chiếc xe hoàn hảo ở mọi điều kiện, trong khi Taycan được chế tạo trên tinh thần một chiếc xe thể thao 4 cửa thứ thiệt, và có thể nói họ đều thành công theo cách riêng của mình.

Phần sau thì sẽ phân tích về động cơ điện: Tesla 3 dùng động cơ Cảm ứng / điện xoay chiều trong khi Taycan dùng động cơ Nam châm vĩnh cửu / điện 1 chiều. Còn bây giờ hãy tạm tính: nếu 1 chiếc xe điện mất 20 Kw-hr cho 100km tức là nó sẽ mất 20 số điện cho mỗi trăm km, quy ra tiền điện mua của EVN sẽ là 30k vnd. Nếu nhà nước tăng giá xăng và giảm giá điện, thì vui!

Biểu đồ thông tin thời gian thực

Biểu đồ thông tin thời gian thực

Hãy nhớ lại về phim Kẻ Hủy Diệt hay một số bộ phim khoa học giả tưởng khác khi một rô-bốt nhìn vào và tự động hiển thị thông tin về một người hoặc một vật nào đó. Công nghệ Augmented Reality (AR) cũng có tác dụng tương tự với người lái xe.

BMW đã ứng dụng công nghệ hiển thị thông tin lên kính chắn gió ở một số mẫu xe của hãng. Đồng thời, hãng xe Đức cũng đang phát triển công nghệ AR có khả năng nhận diện các vật ở phía trước xe và cho người lái biết khoảng cách giữa xe và vật đó. AR sẽ hiển thị thông tin chung về vật đó trên kính chắn gió ngay trước mặt người lái.

Ví dụ, nếu bạn đang tiến đến một chiếc xe khác với tốc độ nhanh, một hộp màu đỏ sẽ hiện lên ở trên kính chắn gió, trùng với vị trí của chiếc xe phía trước, sau đó một mũi tên chỉ dẫn và làn đường bên cạnh sẽ hiển thị trên kính chắn gió giúp bạn biết nên chuyển làn tránh xe theo phía nào.

Công nghệ này còn có thể ứng dụng cho các kỹ thuật viên để sữa chữa xe. Các kỹ thuật viên sẽ được trang bị kính AR, khi nhìn vào động cơ, thông tin về động cơ, bộ phận cần thay và các bước thực hiện sẽ được hiển thị trên kính.

Hãng Toyota lại áp dụng công nghệ AR cho các hành khách giúp họ xác định được thông tin và khoảng cách của các vật bên ngoài xe. Chiếc xe sẽ được trang bị cửa sổ cảm ứng để hành khách thực hiện các thao tác này.

Túi khí giúp dừng xe

Túi khí giúp dừng xe

Mercedes-Benz đang nghiên cứu cách sử dụng túi khí mới, biến chúng trở thành một phần của hệ thống an toàn chủ động trên xe. Cụ thể, Mercedes-Benz đặt các túi khí ở bên dưới xe, khi các cảm biến trên xe xác định sắp xảy ra va chạm, các túi khí này sẽ tự động bung ra giúp dừng xe lại.

Túi khí cũng sẽ nâng xe lên 8 cm khi phanh gấp nhằm giảm quán tính cho hành khách cũng như giảm lực va chạm nhằm giúp hành khách không bị trượt khỏi dây an toàn.

Ốp thân xe tích trữ năng lượng

Theo dự đoán, đến năm 2040, một nửa lượng xe được sản xuất mới sẽ là xe hybrid. Đây là một tin đáng mừng với những nhà bảo vệ môi trường nhưng có một vấn đề với hệ thống hybrid là bộ pin khá cồng kềnh và nặng.

Thậm chí được trang bị bộ pin lithium-ion tiên tiến thì trọng lượng cũng không giảm nhiều. Đó là lúc ý tưởng về các tấm ốp thân xe tích trữ năng lượng ra đời.

Ở châu Âu, một nhóm 9 nhà sản xuất xe hơi đang hợp tác nghiên cứu và thử nghiệm các tấm ốp thân có khả năng tích trữ năng lượng và sạc nhanh hơn cả các bộ pin ngày nay.

Các tấm ốp này được làm bằng sợi polimer và nhựa carbon. Chúng đủ cứng để ốp lên xe và cũng đủ mềm dẻo để đúc thành tấm. Bằng việc sự dụng các tấm ốp này, trọng lượng của xe có thể giảm 15%.

Những tấm ốp này có thể được sạc thông qua cắm điện trực tiếp hoặc bằng công nghệ tích trữ năng lượng khi phanh xe hoặc đổ dốc. Sử dụng công nghệ này không chỉ giảm được kích thước của khối pin mà còn giảm được lượng năng lượng tiêu tốn do trọng lượng của khối pin gây ra.

Hãng xe Nhật Bản Toyota cũng đang nghiên cứu công trình tương tự nhưng với một bước tiến xa hơn là trực tiếp sạc pin thông qua năng lượng mặt trời. Dù là tích trữ hay nạp năng lượng thì các hãng sản xuất xe hơi đang tìm cách để giảm trọng lượng cũng như lượng tiêu thụ nhiên liệu cho xe của họ.

Hệ thống kiểm soát lực kéo Traction Control

Hệ thống kiểm soát lực kéo Traction Control

Traction Control System là hệ thống kiểm soát lực kéo được trang bị ngày càng phổ biến để ngăn hiện tượng trượt bánh khi tăng tốc đột ngột trên xe. Hệ thống này đặc biệt hữu ích không chỉ với những mẫu xe hiệu suất cao mà còn rất cần thiết khi xe vận hành trong điều kiện đường có độ bám thấp như đường ướt, cát đất, băng tuyết,…

Giới thiệu chung
Sơ lược một chút về lịch sử, hệ thống kiểm soát lực kéo là một phần của bộ công nghệ cân bằng điện tử (Electronic Stability Control/Program – ESC/ESP) ứng dụng trên hệ thống phanh được BMW hợp tác với Bosch phát triển.

Trong hệ thống này, bên cạnh tính năng kiểm soát lực kéo TCS, còn một công nghệ rất quen thuộc khác là chống bó cứng phanh ABS. Tuy nhiên, nếu ABS giữ nhiệm vụ kiểm soát độ bám đường của bánh xe khi phanh thì TCS hoạt động theo cơ chế ngược lại, giúp kiếm soát độ bám của các bánh xe khi tăng tốc, ngăn tình trạng trượt bánh khi tăng tốc đột ngột, đặc biệt trong điều kiện đường trơn trượt.

Từ một công nghệ tân tiến và cao cấp cho những dòng xe hiệu suất cao những năm 80, hệ thống kiếm soát lực kéo (Traction Control System – TCS) đã ngày càng trở nên phổ biến trong ngành công nghiệp ô tô hiện đại. Ngày nay, ngay cả những mẫu xe phổ thông như Honda City hay Toyota Vios cũng đã được trang bị Traction Control.

Thành phần cấu tạo và nguyên lý làm việc
Về thành phần, hệ thống kiểm soát lực kéo sử dụng chung các cảm biến tốc độ bánh xe của ABS để phát hiện sớm hiện tượng trượt bánh khi xe tăng tốc. Khi nhận thấy một (hoặc nhiều) bánh xe quay nhanh hơn hẳn các bánh còn lại, tín hiệu sẽ được báo về ECU (hệ thống điều khiển điện – có thể hiểu nôm na như bộ não của xe), từ đó ECU sẽ can thiệp và điều khiển phanh bánh xe ấy lại để ngăn hiện tượng trượt.

Ở những mẫu xe với hệ thống điều khiển hiện đại hơn, ECU sẽ trực tiếp giảm moment từ động cơ truyền xuống bánh xe bằng cách tự động tăng giảm ga và/hoặc ngắt phun nhiên liệu, ngắt đánh lửa. Đây cũng là lý do mà khi hệ thống TCS bắt đầu can thiệp, người lái có thể cảm nhận thấy độ giật từ chân ga tương tự như khi ABS tác động lên bàn đạp phanh.

Những ứng dụng cụ thể của hệ thống kiếm soát lực kéo trên ô tô

Những ứng dụng cụ thể của hệ thống kiếm soát lực kéo trên ô tô

Trên ô tô thương mại: hệ thống kiểm soát lực kéo từ khi ra đời đã trở thành trang bị quen thuộc trên những mẫu xe hiệu suất cao – những mẫu xe vốn đòi hỏi người lái phải cực kỳ nhạy cảm khi điều ga để không gầy trượt bánh khi tăng tốc, đặc biệt là trong những điều kiện đường ướt, băng tuyết,… .

Những năm gần đây, với sự phát triển của công nghệ, TCS đã dần được phổ biến rộng rãi hơn đến nhiều dòng xe ở mức giá dễ tiếp cận hơn nhiều. Từ những dòng xe phổ thông như Honda City, Civic, Toyota Vios,… đến cả những mẫu minivan cho gia đình như Kia Sedona, Chevrolet Orlando,… .

Trên xe đua: TCS được ứng dụng như một công cụ giúp cải thiện hiệu suất cho xe, giúp tăng tối đa khả năng tăng tốc thoát cua của xe mà không gây trượt bánh.

Trang bị camera 360 trên ô tô

Trang bị camera 360 trên ô tô

Camera 360 ô tô là trang bị tiêu chuẩn trên các phiên bản cao cấp của Mercedes-Benz, BMW hay Lexus. Tuy nhiên, khoảng 5 năm trở lại đây, hệ thống này dần xuất hiện nhiều trên các dòng xe phổ thông với chi phí nâng cấp từ 10 triệu đồng.

Camera 360 ô tô gồm 4 mắt camera có góc quan sát 180 độ, bố trí ở trước/sau xe và hai bên gương chiếu hậu, giúp người lái có thể quan sát được toàn cảnh 360 độ xung quanh xe. Nhờ đó, người lái có thể dễ dàng điều khiển xe, ra vào ngõ hẹp, căn xe khi lùi hay đơn giản là ghi lại hành trình của xe khi tham gia giao thông.

Một số thương hiệu camera 360 trên ô tô phổ biến trên thị trường hiện nay là camera 360 Owin, camera 360 DCT, camera 360 Elliview, camera 360 OLED… Mỗi thương hiệu đều có thế mạnh riêng nhưng đều cùng chung các chức năng chính cơ bản sau:

– Gồm 4 camera chuẩn AHD (Analog High Definition) cho hình ảnh hiển thị sắc nét trên màn hình, góc quan sát 180 độ hiển thị không gian xung quanh xe. Một camera lắp ở trước, một camera lắp ở sau, hai camera lắp ở dưới ốp gương.
– Hiển thị đánh lái vô lăng, giúp người lái nhìn được quỹ đạo di chuyển của xe theo vô lăng lái. Đây là tính năng rất hữu ích cho những người mới lái.
– Ghi lại toàn bộ hành trình của xe khi lưu thông trên đường.

Ngoài các tính năng cơ bản này, các thương hiệu riêng sẽ phát triển thêm những tùy chọn sau:

– Chế độ xem 3D/2D đa hướng. Trước đây, camera 360 chỉ có thể xem 3D từ trên xuống hoặc riêng lẻ từng góc camera. Tuy nhiên, hiện tại có một số thương hiệu đã cập nhật tính năng hiển thị góc nhìn 3D, quan sát theo nhiều hướng khác nhau.

Giám sát xe từ xa

– Giám sát xe từ xa. Nếu bạn thường xuyên phải di chuyển, đỗ, dừng xe ở nhiều nơi khác nhau thì đây là tính năng rất phù hợp. Hệ thống camera 360 ghi hình 24/24 kể cả khi bạn tắt máy.

– Tích hợp cùng màn hình android. Một số thương hiệu màn hình android ô tô cũng sản xuất camera 360 độ đi kèm, tích hợp vào màn, giúp người dùng có thể ra lệnh bằng các câu lệnh như “Tắt/mở camera…”, “Mở camera trước”, “Mở camera sau”.

Nếu bạn là một người mới lái xe, cần camera 360 hiển thị không gian để dễ dàng điều khiển, hãy tham khảo các phiên bản camera 360 tiêu chuẩn. Nếu nhu cầu của bạn cao hơn, thường xuyên đi xa, đỗ xe nơi vắn vẻ, hãy lắp các bản cao cấp hơn để thêm tính năng an toàn. Dù lắp bản tiêu chuẩn hay cao cấp, bạn cũng phải cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, chất lượng của camera 360, đặc biệt là sự ổn định khi sử dụng.

blank
Author: SÀI GÒN LIST
Sài Gòn List cùng cộng đồng chia sẻ những nội dung tích cực trong cuộc sống, làm việc trên nền tảng online marketing, làm dịch vụ sáng tạo nội dung, bài viết, hình ảnh, video clip, xây dựng phát triển thương hiệu cá nhân doanh nghiệp... Hợp tác phát triển Seeding, Review post, Guest post...
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận