Cây hoa sữa loài cây ý nghĩa cùng hương thơm nồng nàn hoa đặc trưng của Hà Nội

Cây hoa sữa loài cây ý nghĩa cùng hương thơm nồng nàn hoa đặc trưng của Hà Nội

Hoa sữa là dấu hiệu báo thu về, những chùm hoa nhỏ xinh với hương thơm ngây ngất từ lâu đã là một nét văn hóa của người Hà Nội.

Hoa sữa có tên khoa học là Alstonia scholaris, đây là một loài thân gỗ thuộc Chi Hoa sữa (Alstonia), Họ Dừa cạn (Apocynaceae). Cây phân bổ chủ yếu ở châu Úc và các quốc gia Đông, Nam Á. Tại Việt Nam, cây còn được gọi với tên cây Mò cua.

Hoa sữa có tên khoa học là Alstonia scholaris

Cây hoa sữa là loài thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 10 – 20m, thậm chí có thể cao tới 40m trong điều kiện môi trường phù hợp. Ngược lại thì những cây được trồng làm cảnh chỉ giới hạn chiều cao dưới 10m.

Tác dụng của cây hoa sữa

Tác dụng của cây hoa sữa

Cây hoa sữa khá dễ trồng và việc chăm sóc cũng không quá cầu kì chính vì thế cây được trồng nhiều làm cây công trình ở những nơi công cộng. Cây có tán lá rộng và dày nên thích hợp trồng làm cây bóng mát, chủ yếu tại công viên, sân trường, khu dân cư, khu đô thị hay dọc theo những con phố…không chỉ thế cây có hoa đẹp nên cũng được trồng trang trí cho khi nghỉ dưỡng, biệt thự sân vườn…

Hoa sữa còn nhả khí oxi hấp thụ những khí độc hại giúp cho môi trường thêm mát mẻ, không khí thêm trong lành hơn. Vỏ cây hoa sữa có màu xám, về già sẽ có các đường nứt nẻ. Bên trong vỏ là lớp nhựa cây màu trắng sữa.

Cây phân nhiều cành nhánh vớn tán rộng. Lá cây có hình bầu dục, nhọn về 2 đầu, dài từ 10 – 20cm, mọc nhiều ở đầu cành, phát triển theo đốt, cứ mỗi đốt sẽ có khoảng 5 – 8 lá mọc vòng xoắn. Bề mặt lá dày và nhẵn, màu xanh thẫm phía trên, phía dưới màu hơi xám, mép nguyên.

Điểm nổi bật nhất của cây hoa sữa chính là hoa. Hoa của cây có dạng lưỡng tính, cuống dài 3 – 5cm, phía trên là các bông hoa mọc thành từng chùm.

Có nên trồng cây hoa sữa trước nhà hay không?

Thực tế việc nên hay không nên trồng hoa sữa trước nhà phụ thuộc vào sở thích của gia chủ.

Với những gia chủ trót yêu thích mùi thơm của loài hoa sữa, thì trồng 1 cây hoa sữa nhỏ trước nhà không phải là vấn đề gì quá khó chịu. Vào những lúc tiết trời trở mình sang Thu, thời tiết dịu nhẹ, không khí trong lành, cơn gió se se lạnh tràn về, mùi hoa sữa nồng nàn đặc trưng lan tỏa mang đến dư vị khó tả. Những chùm hoa sữa nhỏ liti, trắng muốt dịu nhẹ tô điểm cho không gian sống. Cây cũng cho bóng mát, góp phần thanh lọc không khí, hạn chế bụi bặm, ô nhiễm, giúp cuộc sống trong lành hơn.

Ngược lại những người không thích mùi hoa sữa, cảm thấy hoa có mùi hắc, nồng, thì cũng không nên ép mình trồng cây hoa sữa trước nhà. Suy cho cùng việc trồng cây cảnh là thú vui, phải thực sự thích thì hẵng trồng, có như vậy ta mới chăm sóc cho chúng được tốt nhất.

Có nên trồng cây hoa sữa trước nhà hay không?

Trước khi quyết định trồng, bạn nên hỏi ý kiến thành viên trong gia đình, nếu một người không thích thì cũng cần xem xét lại có nên trồng hay không. Vì nếu cố tình trồng, thành viên đó dị ứng hoặc khó chịu với mùi hoa sẽ gây bất hòa trong gia đình, tất nhiên đây là điều không ai muốn phải không nào.

Cho dù có thích hoa sữa thì bạn cũng chỉ nên trồng 1 cây nhỏ trước nhà mà thôi, không nên trồng vài cây liền bởi đến mùi hoa sẽ rất nồng nặc, ngửi nhiều dễ đau đầu, buồn nôn. Với những gia đình có trẻ nhỏ và người già thì hệ hô hấp dễ bị ảnh hưởng xấu. Hơn nữa, việc trồng quá nhiều cây hoa sữa trước nhà cũng có thể ảnh hưởng đến hàng xóm bởi hoa sữa mùi hương lan tỏa xa, đậm mùi.

Hoa sữa có kích thước khá nhỏ, dạng cái phếu, màu trắng, vàng hoặc hồng. Khi nở, những bông hoa sữa tỏa ra mùi hương đặc trưng, rất thơm và nồng, ngửi nhiều thì khá khó chịu.

Quả hoa sữa có dạng thỏi dài, kích thước khoảng 30cm, bên trong chưa nhiều hạt nhỏ.
Về đặc tính sống, cây hoa sữa có tốc độ sinh trưởng nhanh và khả năng thích nghi cực tốt, bởi vậy bạn có thể trồng trong nhiều loại đất hay môi trường sống khác nhau.

Cây có thể được nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành, chiết cành.

Ý nghĩa cây hoa sữa

Ý nghĩa cây hoa sữa

Riêng với người Hà Nội, hoa sữa được xem như một nét văn hóa, mỗi khi hoa sữa nở là dấu hiệu thu về, thời tiết se lạnh hòa quyện cùng hương thơm nồng nàn của hoa sữa sẽ ghi đậm dấu ấn trong lòng bạn.

Ý nghĩa cây hoa sữa và kinh nghiệm chăm sóc đúng cách

Hoa sữa là dấu hiệu báo thu về, những chùm hoa nhỏ xinh với hương thơm ngây ngất từ lâu đã là một nét văn hóa của người Hà Nội.

Đặc điểm cây hoa sữa

Nên xem: Hoa lan càng cua – cách trồng và chăm sóc giúp hoa nở đều.
Hoa sữa có tên khoa học là Alstonia scholaris, đây là một loài thân gỗ thuộc Chi Hoa sữa (Alstonia), Họ Dừa cạn (Apocynaceae).

Cây phân bổ chủ yếu ở châu Úc và các quốc gia Đông, Nam Á. Tại Việt Nam, cây còn được gọi với tên cây Mò cua.

Cây hoa sữa

Cây hoa sữa là loài thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 10 – 20m, thậm chí có thể cao tới 40m trong điều kiện môi trường phù hợp. Ngược lại thì những cây được trồng làm cảnh chỉ giới hạn chiều cao dưới 10m.

Vỏ cây hoa sữa có màu xám, về già sẽ có các đường nứt nẻ. Bên trong vỏ là lớp nhựa cây màu trắng sữa.

Cây phân nhiều cành nhánh vớn tán rộng. Lá cây có hình bầu dục, nhọn về 2 đầu, dài từ 10 – 20cm, mọc nhiều ở đầu cành, phát triển theo đốt, cứ mỗi đốt sẽ có khoảng 5 – 8 lá mọc vòng xoắn.

Bề mặt lá dày và nhẵn, màu xanh thẫm phía trên, phía dưới màu hơi xám, mép nguyên.

Điểm nổi bật nhất của cây hoa sữa chính là hoa. Hoa của cây có dạng lưỡng tính, cuống dài 3 – 5cm, phía trên là các bông hoa mọc thành từng chùm.

Hoa sữa có kích thước khá nhỏ, dạng cái phếu, màu trắng, vàng hoặc hồng. Khi nở, những bông hoa sữa tỏa ra mùi hương đặc trưng, rất thơm và nồng, ngửi nhiều thì khá khó chịu.

Hoa sữa khá nhỏ và mọc thành chùm

Hoa sữa khá nhỏ và mọc thành chùm

Quả hoa sữa có dạng thỏi dài, kích thước khoảng 30cm, bên trong chưa nhiều hạt nhỏ.

Về đặc tính sống, cây hoa sữa có tốc độ sinh trưởng nhanh và khả năng thích nghi cực tốt, bởi vậy bạn có thể trồng trong nhiều loại đất hay môi trường sống khác nhau. Cây có thể được nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành, chiết cành.

Ý nghĩa cây hoa sữa

Riêng với người Hà Nội, hoa sữa được xem như một nét văn hóa, mỗi khi hoa sữa nở là dấu hiệu thu về, thời tiết se lạnh hòa quyện cùng hương thơm nồng nàn của hoa sữa sẽ ghi đậm dấu ấn trong lòng bạn.

Trong tình cảm, hoa sữa được gắn liền với mối tình đơn phương thầm lặng. Hoa sữa là biểu tượng của tình yêu nồng thắm, không vụ lợi, là lời hứa suốt kiếp của những cặp đôi yêu nhau.

Vẻ đẹp và mùi hương hoa sữa còn là niềm cảm hứng bất tận cho những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ sáng tác những tác phẩm đầy thơ mộng, ý nghĩa.

Công dụng của cây hoa sữa

Nhờ dáng cao, tán rộng, lại có vẻ đẹp độc đáo và hương thơm quyến rũ, không khó hiểu khi cây hoa sữa được ưa chuộng làm cây cảnh công trình.

Bạn có thể bắt gặp cây hoa sữa cũng như Cây Nguyệt Quế trong phong thủy ở bất cứ khu vực công cộng nào, từ dọc đường phố, vỉa hè, công viên, khu đô thị, khu nghỉ dưỡng hay khuôn viên biệt thự, sân vườn,…

Gỗ cây hoa sữa còn có giá trị kinh tế khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Không chỉ có tác dụng làm cảnh, cây hoa sữa từ lâu còn được biết đến như một phương thuốc quý.

Theo nhiều ghi chép Đông y, bộ phận vỏ thân hoa sữa có thể chế biến theo nhiều cách, dùng kháng khuẩn và trị nhiều bệnh như đau răng, lở loét, kém ăn, tiêu chảy,…

Hoa sữa còn được sử dụng như một biện pháp kích thích ăn uống, tăng sữa cho phụ nữ mới sinh.

Dù vậy mùi hương hoa sữa cũng mang tới không ít phiền toái. Khi mật độ hoa sữa được trồng quá dày, mùi hương hoa sữa sẽ tạo ra mùi hắc, gây dị ứng, đặc biệt là những người đang gặp các vấn đề về hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng…

Cách trồng và chăm sóc cây hoa sữa

Cách trồng và chăm sóc cây hoa sữa

Nhờ có sức sống mãnh liệt và khả năng thích nghi cực tốt mà quá trình trồng và chăm sóc cây hoa sữa khá đơn giản.

Chuẩn bị đất trồng

Bạn có thể chuẩn bị đất gì cũng được, không quá cằn cỗi, sau đó trộn thêm ít xơ dừa, phân chuồng để tăng độ tơi xốp, dinh dưỡng. Bầu đất cũng cần có lỗ thoát nước để tránh úng rễ.

Đất và vai trò đối với cây cảnh

Trước khi đi vào tìm hiểu các loại đất trồng cây cảnh chúng ta hãy tìm hiểu xem đất tốt cho cây cảnh sẽ như thế nào và nó có ý nghĩa gì đối với cây. Đất được xem là nền móng giúp cây mọc, trụ vững và là nguồn dinh dưỡng tuyệt với nuôi cây.

Đất bao gồm: mùn, cát, sét, nước, bụi… Tỷ lệ các thành phần này có trong đất phải có sự cân đối. Nếu trong đất có chưa quá nhiều lượng cát, bụi sẽ khiến cây dễ chết khô lúc thiếu nước và thức ăn. Nếu đất có nhiều sét thì sẽ khó để cày bừa. Nếu bề mặt đất bị khô thành lớp cứng sẽ khiến mầm cây khó khăn khi mọc xuyên qua nó. Thành phần quan trọng nhất trong đất là mùn.

Mùn được hình thành bởi sự tác động của vi sinh vật có trong đất, chúng biến những rễ chết, lá rụng trở thành thức ăn cho cây. Mùn có vai trò như chất hồ giúp gắn kết các thành phần trong đất, tạo độ xốp và giữ nước, dễ cày đất. Ngược lại, nếu lượng mùn trong đất quá ít sẽ khiến đất chặt, khó khăn khi cày bừa, chứa ít không khí, khả năng thấm nước kém, dễ bị mất nước và bay hơi nhanh.

Bên cạnh đó, nước cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong đất. Nước là môi trường tạo điều kiện tiến hành các phản ứng hóa học bên trong đất. Hòa tan những chất dinh dưỡng giảm độc bởi muối mặn và muối chua, nước rất cần cho quy trình khoáng hóa chất hữu cơ, là kho dự trữ thức ăn của cây.

Đất trồng cây cảnh tốt chính là đất có độ phì nhiêu cao, có khả năng bổ sung cho cây lượng nước và các chất dinh dưỡng cần thiết đồng thời không chứa chất độc hại cho cây cảnh. Tiếp đó, đất tốt sẽ có độ xốp cao giúp duy trì sự hô hấp cho rễ cây và vi sinh vật, có độ pH phù hợp với cây cảnh

Như vậy đất trồng cây cảnh không chỉ có vai trò làm nền tảng cho cây mọc, cung cấp chất dinh dưỡng và nước. Ngoài ra nó còn được xem là “vật thể sống” vì là môi trường đủ điều kiện cho sinh vật và vi sinh vật phát triển.

Những yếu tố tác động đến các loại đất trồng cây cảnh

Những yếu tố tác động đến các loại đất trồng cây cảnh

Độ giữ nước: đất trồng cây cần đảm bảo đủ khả năng giữ và nhả lượng nước vừa đủ để bộ phận rễ cây giữ được độ ẩm trong những lần tưới cây trong ngày.

Độ thoát nước: lượng nước tưới dư phải được thoát khỏi đất trồng cây cảnh ngay tức khắc. Các loại đất trồng cây cảnh thoát nước yếu sẽ khiến cho độ giữu nước cao, thiếu thoáng khí dễ gây đọng nhiều muối kim loại và cây sẽ bị úng, héo.

Độ thông thoáng: độ lớn các hạt vật liệu sử dụng cho đất trồng cây cảnh cần đủ to để có các khe hở li ti, khe hở ấy giữ vai trò tạo khoảng không cho rễ thở. Bộ rễ khỏe là khi chúng được cung cấp đủ dưỡng khí.

Đặc điểm nào của đất phù hợp cho cây cảnh

Một bộ rễ khỏe mạnh phụ thuộc vào các yếu tố mang tính kỹ thuật tương tác trong đất trồng cây:
Chất thô: đất cát, thịt, sét…
Chất làm thoáng, xốp: chất mùn, phân bón hữu cơ, hạt thô…

Chất dinh dưỡng có trong các loại đất trồng cây cảnh gồm các thành phần đa lượng như N, P, K hay độ phì nhiêu gia tăng do lượng chất mùn, xơ. Hàm lượng trung, vi lượng đa dạng như Cr, Mg, Zn, Fe, Bo, Cu… Đặc biệt nếu bạn chọn loại đất thịt đã qua canh tác để trồng cây thì lượng hoocmon sinh trưởng tốt, phong phú lượng vi sinh vật giúp cây phát triển tốt.

Chú ý: hiện nay có rất nhiều người vẫn nhầm lẫn rằng đất phù sa sẽ tốt cho việc trồng cây nhưng đó là quan niệm sai vì những nguyên nhân sau:
Đất phù sa là đất mới, có nhiều cát pha, hạt đất quá mịn khiến rễ cây bị ngạt, phát triển chậm.
Đất bị khô nếu tưới vào sẽ rất lâu để thấm sâu xuống đất.
Đất bị ướt rất lâu sẽ khiến đất trồng thoáng, rễ bị ngạt. Bên cạnh đó, do lượng cát nhiều sẽ làm đất trồng nhanh bị nóng, ít chất mùn khiến vi sinh vật kém phát triển dẫn đến độ phì nhiêu của đất giảm.

Các loại đất trồng cây cảnh hiện nay

Đất trồng cây cảnh hữu cơ

Đất hữu cơ là lựa chọn tốt cho các loại đất trồng cây cảnh. Đây là loại đất được tạo thành bởi nhiều thứ như đá nhỏ, lá khô, vỏ cây, than bùn… tạo nên đất trồng cây cảnh rất thích hợp cho việc trồng cây cảnh.

Thời gian mới trồng cây đất hữu có có vai trò rất tốt nhưng về thời gian lâu dài lại không được lựa chọn bởi vì:

Nếu như là loại lá cây khô, trong giai đoạn đầu khi tưới độ bóng của lá làm nước bị trôi đi không giữ được nước cho cây. Giai đoạn sau lá mủn ra sẽ khiến việc thoát nước thêm khó khăn.

Loại than bùn có tính giữ nước cao nên vào những ngày không có nắng dễ rơi vào hiện tượng mất nước. Còn vào những ngày mưa kéo dài, than bùn sẽ rơi vào tình trạng thừa nước, có hại cho cây.

Loại vỏ cây: đây cũng là chất liệu có khả năng giữ nước tốt và cũng dễ thoát nước. Đây được xem là chất liệu hữu cơ tuyệt vời cho cây.

Đất trồng cây cảnh vô cơ

Các loại đất trồng cây cảnh cần có những yếu tố gì?

Đất vô cơ là hỗn hợp đất trồng vì có tỷ lệ hữu cơ cực nhỏ hoặc không có. Đất vô cơ là những loại như: xỉ than, đất sét nung, đá nham thạch… Những loại đá vô cơ này có thể sử dụng cho cây cảnh lâu dài.

Đất vô cơ có ưu điểm là cấu trúc dạng hạt lâu dài mà không bị rã ra thành bột, bùn.
Đất sét nung: sau khoảng thời gian từ 1 – 2 năm đất trồng cây cảnh loại này có thể bị nhũn và mềm ra. Vì thế sau khoảng thời gian đó, bạn cần phải tiến hành cải tạo đất trồng cây cảnh.

Đất sét nung cứng: Sử dụng tỷ lệ 100% đất sét nung cứng và đá sạn giúp tăng độ thoát nước (có thể trộn thêm 10 -20% vỏ cây mục) để đất trồng cây tăng độ giữu ẩm duy trì khả năng thoát nước của đất.

Đất trồng cây cảnh hỗn hợp sạch

Đây là loại đất trồng cây cảnh được chọn lựa nhiều nhất vì nhiều ưu điểm như sau: hàm lượng chất dinh dưỡng được bổ sung đầy đủ cho cây, tăng cao khả năng trao đổi chất và hấp thụ cho cây cảnh.

Loại đất này được qua xử lý làm sạch mầm bệnh, đặc biệt an toàn cho người và cây cảnh, đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển mạnh cho cây cảnh.

Nhân giống

Để tăng khả năng sống sót, chúng ta nên nhân giống hoa sữa bằng phương pháp giâm cành. Cách thực hiện khá đơn giản, chọn cành bánh tẻ, mập mạp sau đó cắt 1 đoạn khoảng 15 – 20cm, tỉa bớt lá.

Nhúng cành vào dung dịch kích rễ và cắm vào bầu đất chuẩn bị từ trước, tưới nước và che chắn đều đặn, chỉ sau 2 tuần là cành sẽ bén rễ và sinh trưởng như cây mới.

Trồng cây

Trồng cây

Sau khi cây phát triển đạt từ 40cm trở lên thì ta có thể tách bầu và trồng ra đất. Cần đào hố lớn hơn bầu đất, đào trước 1 tuần để khử độc, bón lót bằng phân chuồng.

Sau khi đào hỗ, xé vỏ bầu rồi đặt bầu đất vào trong hố, giữ cây thẳng đứng sau đó lấp đất lại, nén hơi chặt và tưới đẫm nước. Nếu trồng cây có kích thước lớn hơn 1.5m thì cần dựng rào và cọc để neo giữ, tránh tình trạng cây bị gãy đổ.

Tưới nước

Cây hoa sữa chỉ cần tưới khi còn nhỏ, tốt nhất là tưới 2 – 3 lần mỗi tuần. Khi tưới cần đủ làm ẩm đất nhưng không được quá nhiều sẽ khiến cây bị úng rễ.

Khi cây đã lớn thì có thể không cần tưới, hoặc tưới 1 tuần 1 lần vào lúc thời tiết nắng nóng là đủ.

Bón phân

Tương tự như tưới nước, nhu cầu dinh dưỡng của cây hoa sữa không cao, bởi vậy bạn chỉ cần bón phân khoảng 4 tháng 1 lần. Khi cây đã trưởng thành, rễ đâm sâu thì không cần bón nữa.

Ánh sáng

Là một cây công trình, không khó hiểu khi bạn cần đảm bảo đủ không gian và ánh sáng cho cây hoa sữa. Khi trồng cây, cần chọn nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng thì cây mới mọc cao và tán rộng và sinh trưởng tốt được.

Phòng trừ sâu bệnh

Dịch mủ trong thân lá cây hoa sữa có khả năng xua đuổi côn trùng, sâu bệnh nên hầu như câu hoa sữa không gặp các vấn đề về động vật gây hại. Thi thoảng bạn chỉ cần dọn cỏ, loại bỏ lá hư úa là đủ.

Sự tích cây hoa sữa về mối tình đơn phương

Sự tích cây hoa sữa về mối tình đơn phương

Ở một ngôi làng nọ có người con gái yêu thầm chàng trai hàng xóm bên cạnh. Cô yêu anh nhưng không dám thổ lộ mà chỉ tâm tình với cái cây trước cửa nhà – loài cây không bao giờ ra hoa.

Nhưng rồi một ngày gió lạnh, cô bỗng nhận được tin rằng người mình yêu thầm đã đính hôn với một người con gái khác. Đau đớn và buồn tủi cho tình đơn phương của mình, cô gái đã lìa bỏ trần thế. Linh hồn cô nương náu ở trong thân cây trước nhà.

Vậy là từ đó cứ mỗi độ thu về là loài cây này lại nở rộ hoa thành từng chùm bông trắng tinh khiết. Những bông hoa tinh khôi với mùi hương hấp dẫn này chính là những tâm tình mà cô gái kia muốn gửi tới người yêu của mình. Loài cây này chính là cây hoa sữa mà ngày nay chúng ta thường gọi. Hương thơm man mác của hoa sữa gợi nhắc về chuyện tình yêu thầm kín dang dở, vừa buồn thương lại vừa đẹp.

Sự tích hoa sữa trong thơ ca

Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa
Có một người con gái mang tên là Hoa Sữa.
Nàng đẹp dịu dàng, mong manh như hơi thở.
Mái tóc xanh mềm, đôi mắt tựa sao xanh…

Nàng đau đớn như vỡ nát con tim.
Nước mắt thành sông, nỗi đau dài thành suối.
Ân hận, xót xa khi đã yêu ngu muội.
Cũng bởi quá yêu nên hóa địa ngục tù đày..

Bao năm dài cho đến mãi hôm nay.
Chàng vẫn không về khiến cho nàng gục ngã.
Nàng hóa thân thành một loài hoa lạ
Nở trắng hết mình khi mỗi độ thu sang…

Lá vẫn biếc xanh như mái tóc của nàng.
Đôi mắt hóa thành ngàn ngôi sao xanh lấp lánh.
Nàng vẫn tỏa hương, mùi hương càng nồng đượm
Như muốn níu kéo, kiếm tìm bóng dáng một người thương…

Cây cau đuôi chồn loại cây được nhiều người trồng

Cứ mỗi độ cuối thu cây lại trút xuống đường.
Hàng ngàn, hàng triệu vì sao xanh rơi rụng.
Như những giọt nước mắt nàng ngày đêm thương nhớ.
Một mối tình đã đứt gánh dở dang…

Để Hà Nội cứ mỗi độ thu sang.
Bao góc phố lại nồng nàn hoa sữa.
Và người ta lại truyền tai nhau một câu chuyện kể.
Rằng: Ngày xửa….Ngày xưa…

Biểu tượng của hoa sữa

Hoa Sữa được ngợi ca như một bà hoàng vừa có hương vừa có sắc. Mùi Hoa sữa thơm nồng, phảng phất, thổi vào tâm hồn những người yêu hoa nói riêng và những trái tim Hà Nội một niềm thổn thức vô bờ.

Đặc trưng của mùa thu Hà Nội

Nếu có ai hỏi bạn, mùa hoa nào là mùa hoa đặc trưng của Hà Nội. Mùa hoa khiến người ta xao xuyến không quên. Bạn có nghĩ ngay đến mùa hoa sữa – Hoa của mùa thu Hà Nội, với những nỗi nhớ rất riêng. Hương thơm của chúng bay xa cũng là thời điểm người ta chào đón mùa Thu nồng nàn, quyến rũ.

Thu Hà Nội thường man mác buồn, nỗi buồn phả vào gió, phả vào hương hoa sữa, phả vào tâm can người xa xứ. Mùa thu Hà Nội đã thành thói quen, mùi hoa sữa nồng nàn, ngọt ngào trong tim mỗi người.

blank
Author: SÀI GÒN LIST
Sài Gòn List cùng cộng đồng chia sẻ những nội dung tích cực trong cuộc sống, làm việc trên nền tảng online marketing, làm dịch vụ sáng tạo nội dung, bài viết, hình ảnh, video clip, xây dựng phát triển thương hiệu cá nhân doanh nghiệp... Hợp tác phát triển Seeding, Review post, Guest post...
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận