Nhũng sai lầm các bà mẹ khi nấu cháo cho con, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và phát triển của các bé. Cháo là thức ăn chính hàng ngày của các bé, tô cháo được chế biến ngon, bắt mắt sẽ khiến bé háo hức thèm ăn và do vậy sẽ rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé.
Nhưng có rất nhiều mẹ mắc sai lầm khi nấu cháo cho con, đôi khi làm chậm sự phát triển cũng như gây hại cho sức khỏe của con.
Nấu cháo bằng nước xương hầm
Nên cho trẻ ăn cả xác lẫn nước để đề phòng suy dinh dưỡng vì thiếu chất. Rất nhiều bà mẹ ngày nào cũng hầm xương để nấu cháo cho con ăn vì nghĩ rằng nước những chất bổ sẽ tan trong nước và bé hấp thu đầy đủ các chất này.
- Thực tế: Việc hầm xương chỉ có tác dụng cho vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Do vậy, nên cho trẻ ăn cả xác lẫn nước để đề phòng suy dinh dưỡng vì thiếu chất.
Với trẻ trên 8 tháng tuổi làm quen với đạm, mẹ có thể bắt đầu ninh xương nấu cháo, giúp bé cảm thấy ngọt nước, ngon miệng hơn. Thay vì ninh xương ống vì xương ống nhiều mỡ, mẹ có thể mua xương hom, xương sườn lợn, xương chân gà hoặc xương cá, vỏ tôm… Khi ninh nên để mở vung, hớt bọt và lọc váng mỡ thật kỹ.
- Khi nấu cháo bằng nước xương mẹ vẫn phải nấu cho bé ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm… và một tuần mẹ chỉ nên ninh xương nấu cháo cho con từ 1-2 lần để bé không chán ăn.
Và mẹ nhớ nên bé ăn uống đa dạng, đổi món thường xuyên là cách tốt nhất để bé nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng mà không bị ngán.
Cho thêm ngũ cốc vào cháo
Một số mẹ vì muốn tăng phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con nên đã không ngần ngại bỏ thêm ngũ cốc vào cháo.
Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm bởi ngũ cốc tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ. Khi thêm ngũ cốc vào trong bột hay cháo của trẻ thì vô tình mẹ đã khiến con bị khó tiêu.
Cho bé ăn đồ nghiền nhuyễn quá lâu
Nhiều mẹ lạm dụng máy xay sinh tố trong khi chế biến đồ ăn cho con nên nhiều trẻ lớn 3-4 tuổi, mọc đầy đủ răng rồi vẫn phải ăn đồ nghiền nhuyễn vì cứ ăn lợn cợn là bị nôn ói.
- Vì vậy, trẻ không có phản xạ nhai, dịch vị không được kích thích nên không cảm nhận mùi vị thức ăn, không có cảm giác ăn uống là một việc thú vị, lâu ngày bé rất dễ biếng ăn.
Để tránh điều này, bạn nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ. Khi trẻ 6 tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt dần, 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 12 tháng thì tập ăn với cháo nấu còn hạt và các thức ăn mềm như phở, bún…, 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm.
- Mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ nôn ói nhưng sau đó trẻ sẽ quen dần.
Nên chuyển đổi dần dần để trẻ dễ thích nghi. “Cai máy xay sinh tố” bằng cách xay thô dần (thời gian xay ngắn lại), sau đó ăn cháo nấu đánh qua rây inox có lỗ hơi to, chuyển dần với cháo hạt, cháo đặc, cơm nhão chan canh, rồi cơm hạt… Nên chuyển đổi dần dần để trẻ dễ thích nghi.
Cho bé ăn quá nhiều khoai tây, cà rốt
Khoai tây rất giàu carbohydrate, nên nó rất dễ tiêu và tạo thuận lợi cho hệ thống tiêu hóa còn cà rốt có nhiều vitamin A nên rất tốt cho mắt của bé, nhưng khoai tây, cà rốt chỉ đại diện cho nhóm bột đường. Ăn nhiều khoai tây bé sẽ thừa tinh bột mà thiếu vitamin còn ăn nhiều cà rốt bé dễ bị vàng da.
- Tốt nhất, bạn nên hạn chế dùng quá nhiều hai loại củ này và bổ sung vào thức ăn của trẻ nhiều loại rau xanh.
Dùng cháo dinh dưỡng “vỉa hè”
Một số phụ huynh bận rộn thường mua cháo dinh dưỡng chế biến sẵn bán ngoài vỉa hè cho con ăn. Ngoài ra, một số người thích mua cháo dinh dưỡng chỉ vì nghiện món này chứ không phải họ không có thời gian chế biến.
Nhiều trẻ ăn cháo dinh dưỡng mua ngoài đường thường không tăng cân do cháo loãng không đủ chất. Một số trẻ phải đến bệnh viện vì nôn và tiêu chảy do cháo không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn nên hạn chế việc con ăn cháo không rõ nguồn gốc.
Nếu buộc phải dùng, nên bổ sung thêm dầu ăn, trứng vào cháo trước khi cho bé ăn và cũng không nên thường xuyên mua cho bé.
Cho trẻ ăn quá mặn
Các nhà nghiên cứu cho biết, trẻ em ăn quá nhiều muối trong khẩu phần ăn hàng ngày và khuyến cáo các nhà sản xuất cung cấp những loại thực phẩm lành mạnh hơn.
- Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo rằng việc ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và cũng là nguyên nhân dẫn đến sức khỏe không tốt khi còn nhỏ.
Có một sự thật nếu không tìm hiểu kỹ, mình cược rằng nhiều mẹ sẽ không biết, trẻ nhỏ có cảm giác vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều lần. Vì vậy, khi nêm nếm thức ăn cho trẻ, mẹ cần nêm nhạt hơn “lưỡi” của mẹ một chút, nếu mẹ nêm vừa miệng mình thì có lẽ là quá mặn hoặc quá ngọt so với trẻ.
- Và không nên cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn sẵn như khoai tây chiên giòn, bim bim, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp,…để tránh việc bé bị nạp quá nhiều muối vào cơ thể.
Không cho dầu ăn vào cháo của bé
Nấu cháo cho con ăn, các bà mẹ nên cho vào trong cháo từ 1 đến 2 thìa dầu/ mỡ.
Suy nghĩ cho dầu ăn vào cháo sẽ khiến con bị đau bụng là suy nghĩ sai lầm bởi lẽ dầu ăn cung cấp nhiều năng lượng và hỗ trợ cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng khác. Chính vì thế, khi nấu cháo cho con ăn, các bà mẹ nên cho vào trong cháo từ 1 đến 2 thìa dầu/ mỡ.
- Dầu ăn (bao gồm dầu thực vật hoặc dầu cá) được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo (cùng những sản phẩm khác như mỡ, bơ …).
Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể. Chính vì vậy, không nên bỏ sót chất dinh dưỡng quý giá này trong khẩu phần ăn của trẻ.
- Việc giúp trẻ ăn ngon miệng là một thách thức đối với nhiều bậc cha mẹ, đặc biệt khi trẻ biếng ăn hoặc kén chọn thực phẩm. Để kích thích trẻ ăn uống tốt hơn, cần áp dụng các biện pháp phù hợp dựa trên yếu tố tâm lý, chế độ dinh dưỡng và cách chế biến món ăn sao cho hấp dẫn.
Một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ ăn ngon là tạo môi trường ăn uống thoải mái, không ép buộc và không tạo áp lực. Trẻ nhỏ thường có xu hướng phản ứng tiêu cực khi bị bắt ép ăn, điều này có thể dẫn đến tâm lý sợ hãi bữa ăn.
- Để khuyến khích trẻ hợp tác, cha mẹ nên duy trì không khí vui vẻ, cho trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa ăn để kích thích sự tò mò và hứng thú với thực phẩm. Việc tạo một thói quen ăn uống đúng giờ, không để trẻ ăn vặt quá nhiều trước bữa chính cũng giúp trẻ cảm thấy đói và sẵn sàng thưởng thức món ăn.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quyết định trong việc giúp trẻ ăn ngon và phát triển khỏe mạnh. Bữa ăn cần cân đối đầy đủ các nhóm thực phẩm như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Việc thay đổi thực đơn đa dạng với nhiều màu sắc và kết cấu khác nhau giúp kích thích vị giác của trẻ.
- Một số thực phẩm như sữa chua, trái cây tươi, hạt dinh dưỡng hoặc trứng có thể giúp tăng cường cảm giác thèm ăn tự nhiên. Nếu trẻ có dấu hiệu thiếu vitamin hoặc khoáng chất, có thể bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ để hỗ trợ cải thiện sự thèm ăn.
Cách chế biến món ăn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hứng thú cho trẻ khi ăn. Thức ăn nên được trình bày bắt mắt với hình dạng thú vị như nhân vật hoạt hình hoặc các hình ngộ nghĩnh để kích thích sự tò mò của trẻ.
- Sử dụng gia vị tự nhiên để tăng hương vị mà không làm mất đi giá trị dinh dưỡng của thực phẩm cũng là một cách giúp trẻ ăn ngon hơn. Đối với trẻ nhỏ, thức ăn cần có độ mềm phù hợp để dễ nhai và tiêu hóa.
Tạo thói quen ăn uống lành mạnh bằng cách cho trẻ ăn cùng gia đình, quan sát và học hỏi từ cha mẹ cũng là một phương pháp hiệu quả. Khi trẻ thấy người lớn ăn uống ngon miệng, trẻ có xu hướng bắt chước và thích nghi dễ dàng hơn.
- Việc hạn chế thiết bị điện tử trong bữa ăn giúp trẻ tập trung vào thức ăn, cảm nhận được mùi vị tốt hơn thay vì bị phân tâm. Nếu trẻ vẫn biếng ăn trong thời gian dài, có thể xem xét các yếu tố sức khỏe liên quan như vấn đề tiêu hóa, thiếu men tiêu hóa hoặc rối loạn vị giác để có giải pháp phù hợp.
Kết hợp tất cả các biện pháp trên sẽ giúp cải thiện khẩu vị của trẻ một cách tự nhiên, giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn và phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.