Các công việc chăm sóc cây xương rồng tai thỏ và cách bài trí xương rồng phong thuỷ

Các công việc chăm sóc cây xương rồng tai thỏ và cách bài trí xương rồng phong thuỷ

Hình dáng của giống cây này là hình oval, thân có màu xanh đậm rất bắt mắt. Từ một thân chính chúng sẽ mọc các nhánh ra nhưng thông thường chỉ là hai nhánh giống đôi tai thỏ. Một vài cây cũng sẽ mọc nhiều nhánh hơn như khá ít.

Các công việc chăm sóc cây xương rồng tai thỏ và cách bài trí xương rồng phong thuỷ

Xung quanh cây đều có những tần gai nhỏ mộc xếp san sát nhau theo từng hàng. Lượng nước mà cây giữ lại dồn cả ở thân cây, lượng nước này đủ lớn để cây chống chịu với thời tiết khắc nghiệt. Chiều cao của cây có thể từ vài chục cm cho đến vài mét.

Hình dáng của giống cây này là hình oval

Hiện nay hoa xương rồng tai thỏ có hai màu chủ đạo là vàng và đỏ, ngoài ra cũng có một vài màu hoa khác nhưng khá hiếm. Khi được sống trong môi trường mát thì cây vẫn giữ nguyên lá chứ không hề biến thành gai như ở những nơi nóng. Giống cây này chịu ngập kém nhưng bù lại khả năng sống trong môi trường khắc nghiệt, ít nước lại rất tốt.

Ý nghĩa

Ý nghĩa

Cây xương rồng nói chung và xương rồng tai thỏ nói riêng đều khiến người ta nhớ ngay đến hình ảnh đầy gai góc và mạnh mẽ. Chính vì thế cây xương rồng còn đại diện cho những người kiên cường, không ngại gian khó với khả năng chịu được cực kỳ đáng nể, và hơn hết luôn vươn lên trong cuộc sống dù có khó khăn nghiệt ngã thế nào.

Trong tiếng Tây Ban Nha xương rồng còn có nghĩa là đến và mang em đi. Đây như đại diện cho những người phụ nữ kiên cường, giàu tình cảm. Tuy vậy họ không hề yếu đuối khi thể hiện tình cảm ấy ra bên ngoài. Những người phụ nữ ấy đối với tình yêu của mình luôn nồng nàn, cháy bỏng nhưng lại rất âm thầm, lặng lẽ.

Đặc điểm chung của giống xương rồng là phát triển ở nơi hoang mạc, hoặc bán hoang mạc với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, không cần quá nhiều nước và phân bóng. Sau đó giống cây này được thuần hóa để trồng làm cảnh, chỉnh vì thế cách chăm sóc và trồng chúng cũng không quá khó khăn.

Chọn chậu và đất trồng

Chậu trồng cây xương rồng tai thỏ thì nên gấp đôi bề rộng của nhánh cây to nhất, như vậy cây sẽ đủ không gian phát triển. Khi trồng chậu cần đục lỗ ở dưới đáy để tránh ngập úng cho cây.

Đất trồng cần đảm bảo tơi xốp, nhiều mùn, thoáng khí và thoát nước tốt. Không trồng trên đất nhiều ẩm lại đặc quánh. Có thể trộn hỡn hợp đất, đá và sỏi với nhau đều được.

Chọn chậu và đất trồng

Cần tiêu diệt sâu bọ cũng như những mầm mống sâu bệnh trong đất rồi mới gieo hạt. Hoặc có thể dùng đất dinh dưỡng cho dễ sử dụng.

Lựa hạt giống

Hạt giống tốt sẽ quyết định cây của bạn mọc lên có tốt không, đồng thời cũng giúp nó dễ thích nghi với môi trường xung quanh hơn. Bạn nên chọn mua hạt giống tại các cửa hạt uy tín để đảm bảo chất lượng.

Thực hiện trồng

Cách trồng cây xương rồng tai thỏ có 2 cách là dùng hạt giống hoặc dùng cây con. Thường thì người ta hay dùng hạt giống hơn.

Chuẩn bị đất trồng thích hợp rồi san phẳng sau đó rắc đều các hạt lên đất, không để các hạt đẻ lên nhau. Sau đó rải thêm một lớp sỏi mỏng lên chỗ vừa gieo hạt để giúp duy trì nhiệt độ ổn định cho đất.

Tưới phun sương nơi vừa gieo hạt thật nhẹ để đất đủ ẩm cho hạt nảy mầm.

Dùng túi nilon bao kín miệng chậu lại rồi cứ 2 đến 3 ngày đều đặn tưới nước cho chậu là được. Chăm sóc đúng cách thì chừng 10 ngày sau hạt sẽ nảy mầm.

Ý nghĩa cây xương rồng phong thủy

Ý nghĩa cây xương rồng phong thủy

Nhắc tới loại cây gai góc này, người ta nghĩ ngay đến sự cứng rắn, mạnh mẽ và sức chịu đựng. Cây xương rồng trong phong thủy là một loại cây có ý nghĩa rất quan trọng ảnh hưởng nhiều đến gia chủ.

Cây xương rồng có trừ tà không?

Thân cây phát triển theo hướng đi lên trên, cũng giống như xương của con rồng. Điều đó có ý nghĩa đem đến sức mạnh vươn lên trong bão táp phong ba và hóa giải hình sát mạnh mẽ bên ngoài. Chính vì thế, nó là một trong các cây có tác dụng hóa hung cao. Vì vậy, tuyệt đối bạn không nên trưng bày xương rồng phong thuỷ ngay trong nhà hay phòng làm việc vì sẽ mang lại những điều không may mắn cho gia chủ.

Tuy nhiên, các bạn trẻ hiện nay do không am hiểu về kiến thức phong thủy nên thường đặt những chậu xương rồng cảnh nhỏ xinh mang đầy đủ hình dáng và chủng loại trong nhà hoặc trên bàn làm việc. Theo các chuyên gia phong thủy, điều này là tối kỵ mà bạn nên biết để tránh mang những điều xui xẻo đến cho bản thân.

Nguyên nhân chủ yếu cũng bởi vì cây xương rồng là cây nhiều gai nhọn. Những mũi nhọn của nó chĩa vào người thì sẽ tạo ra khí xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe của gia chủ. Chưa kể việc tập trung quá nhiều gai nhọn đó ở trên một thân cây khiến nó luôn bị bao bọc bởi sát khí.

Xương rồng phong thuỷ nở hoa mang đến may mắn

Đôi khi, xương rồng ra hoa rất đẹp. Nếu trồng xương rồng mà nở hoa thì đó được coi là điềm lành vì hoa của chúng mang năng lượng tốt, một tin vui mừng cho gia chủ sắp đến, công việc thuận buồm xuôi gió, vợ chồng trẻ có tin mừng. Tuy nhiên, điều đó vẫn không đủ sức để át đi năng lượng xấu của những chiếc gai nhọn làm cho hao tổn, thất thoát tiền của một cách vô lý.

Cây xương rồng trong tình yêu có ý nghĩa như thế nào?

Với đặc tính của xương rồng là loài cây sống tốt nơi hoang mạc khô cằn nhất. Cho nên có thể nói đây là loài cây có sức sống và nghị lực vô cùng phi thường. Đặc biệt là lúc xương rồng nở hoa. Hoa xương rồng biểu thị cho một thành quả sau bao nỗ lực trước sự khó khăn của thiên nhiên.

Tình yêu cũng vậy, luôn mạnh mẽ, yêu thương và vượt bao khó khăn thử thách để rồi đơm hoa kết trái. Cho nên xương rồng luôn được giới trẻ xem là một biểu tượng cao quý cho tình yêu đẹp với sức sống mạnh mẽ, vĩnh cửu.

Xương rồng nên đặt ở đâu tốt nhất?

Xương rồng nên đặt ở đâu tốt nhất?

Thuyết phong thủy cũng quan niệm “hình nào khí nấy”. Vì vậy, nếu một cây xương rồng đâm chồi nảy lộc, xanh tốt, khoẻ khoắn, dáng vươn cao sẽ tạo nên nhiều sinh khí tốt cho chủ nhân của nó. Đồng thời ngược lại nếu cây có dáng ủ rũ, gai góc, xù xì sẽ theo chiều hướng xấu đi, sẽ tạo nên sát khí, ám khí. Vì vậy, khuyến cáo nếu ai bày cây xương rồng trong văn phòng công ty, công ty sẽ khó khăn trên con đường phát triển để đi tới thành công, người đứng đầu cũng không sáng suốt, thường bệnh tật và tài sản công ty dễ mất mát.

Nếu bạn là một người yêu xương rồng thì chỉ nên đặt cây ở ngoài cửa, có vai trò như những người vệ sĩ luôn bảo vệ bạn khỏi những năng lượng xấu, ngăn cản không cho chúng xâm nhập vào nhà bạn và cơ thể bạn.

Trồng xương rồng ở những khu vực ngoài nhà sinh sống như hàng rào sẽ chống lại những sát khí chiếu vào nhà như để trấn lại góc nhọn, ma quỷ hoặc các loại mũi tên sắt nhọn từ hàng rào của những người hàng xóm…

Chăm sóc cây xương rồng tai thỏ

Chăm sóc cây xương rồng tai thỏ

Trồng cây nào cũng thế, công đoạn trồng trọt chăm sóc cây cảnh là một trong những giai đoạn ảnh hưởng đến sự phát triện của cây. bạn cần duy trì các chế độ như ánh sáng, nhiệt độ và cả nước tưới để cây phát triển tốt nhất nhé!

Nhiệt độ độ và ánh sáng

Có thể nói xương rồng tai thỏ có thể chịu được nhiệt ở cả nơi có nhiệt độ cao và nơi có nhiệt độ thấp mà vẫn không ảnh hưởng quá nhiều đến mức độ sinh trưởng.

Dải chịu nhiệt của xương rồng tai thỏ là từ 10 đến 50 độ C. Nhưng để cây phát triển tốt thì cần duy trì nhiệt độ từ 15 đến 28 độ là được. Nếu cao quá hay thấp quá thì đều cảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

Xương rồng nói chung và xương rồng tai thỏ nói riêng đều là giống cây ưa sáng, chính vì thế ánh sáng là yếu tố quyết định xem cây sinh trưởng thế nào. Bạn nên để cây ở nơi có nhiều ánh sáng mà tốt nhất có ánh sáng trực tiếp chiếu tới. Nếu để trong phòng thì cách ngày mang cây ra phơi nắng một lần là được.

Lưu ý thêm: Khi trời đổ mưa hoặc vào mùa mưa thì tốt nhất bạn không nên để cây bên ngoài, vì độ ẩm quá cao sẽ rất dễ khiến cây bị chết. Lúc này hãy mang cây vào trong nhà hoặc dùng bạt che lại.

Giữ ẩm cho đất (nước tưới)

Đặc điểm của giống cây xương rồng là chịu hạn tốt, nhưng lại không thể chịu được ngập úng. Chính vì thế mà lượng nước tưới cho cây cũng không cần quá nhiều.

Đều đặn mỗi tuần bạn kiểm tra đất rồi tưới cho nó 1 lần. Mỗi lần khoảng 30 hoặc 40ml nước là được. Lượng nước có thể nhiều hoặc ít hơn tùy vào kích thước chậu. Nếu trời mát và có mưa thì không cần tưới cho cây để đảm bảo cây không thừa nước.

Giữ ẩm cho đất (nước tưới)

Bệnh hại

Trồng bất cứ cây nào cũng thế rất khó tránh khỏi việc cây trồng bị sâu bệnh và cây xương rồi tai thỏ cũng vậy. Khi thấy cây có những dấu hiệu bệnh thì cần phải nhanh chóng có biện pháp xử lý để đảm bảo cây không bị nặng thêm.

Cây xương rồng tai thỏ hay gặp phải các loại bệnh dưới đây. Bạn căn cứ vào các dấu hiệu của bệnh và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.

Bệnh thường xuyên gặp nhất là bệnh thối gốc, sau đó là các bệnh đốm than hoặc là bị rệp sáp tấn công.

Chữa bệnh – công dụng ít người biết của cây xương rồng

Thường thì chúng ta chỉ biết cây xương rồng với vai trò là cây cảnh hay hàng rào, nhiều người hẳn sẽ ngạc nhiên với công dụng chữa bệnh của nó. Mỗi bộ phận của loại cây gai góc này đều ẩn chứa những hoạt chất đặc biệt có lợi:

Thân của cây xương rồng chứa các hoạt tính hóa học như triterpenoid: taraxerol, taraxerone, friedelan-3a-ol, friedelan-3b-ol, epifriedelanol, các acid citric, tartaric và fumaric. Trong nhựa cây xương rồng có chứa euphorbol, euphol, b-amyrin. cycloartenol. Rễ thì chứa taraxerol.

Xương rồng dùng để chữa bệnh rất phổ biến trên thế giới

Trong y học dân gian, cây xương rồng có vị đắng, tính hàn. Tuy tác dụng của cây xương rồng là chữa bệnh nhưng thân xương rồng vẫn có chất độc nếu không biết sử dụng. Công dụng của cây xương rồng trong dân gian là sát trùng, tiêu thũng, thông tiện. Lá của nó giúp thanh nhiệt, giải độc. Còn tác dụng của nhựa cây xương rồng là chống ngứa hay chữa đau bụng. Quả của cây còn có thể làm thuốc trị bệnh ho gà.

Ở một số nước như Ấn Độ, họ nghiền nát cây xương rồng tươi rồi đắp vào chỗ mụn nhọt để giảm sưng đau.

Ở Mexico, người ta lại dùng xương rồng để trị bệnh tiểu đường, hen suyễn, huyết áp và một số bệnh tiêu hóa và tăng nhãn áp.

Tại vùng Nam Âu, Bắc Phi, Nam Mỹ… quả của một số loại xương rồng có thể ăn được với vị ngon ngọt, giải khát.

Đặc biệt, dung dịch từ thân cây xương rồng có chứa thành phần kháng sinh. Vì vậy, nó có thể dùng để chữa các bệnh như mụn cóc, thấp khớp, bệnh ngoài da.

Những bài thuốc chữa bệnh với cây xương rồng

Những bài thuốc chữa bệnh với cây xương rồng

Bài thuốc trị gai cột sống bằng xương rồng: cây xương rồng bẹ mang rửa sạch và ngâm nước muối để khử tạp chất. Sau đó, nướng bẹ này đều 2 mặt trong khoảng 5 phút. Dùng khăn cuốn nó lại rồi đắp lên vùng lưng bị gai cột sống và đau nhức khoảng 10 phút rồi thay bẹ khác. Với công dụng là hút máu bầm và tăng tuần hoàn máu, xương rồng sẽ làm thuyên giảm đi bệnh đau lưng.

Chữa sốt, tiêu đờm: quả của cây xương rồng ép lấy nước, pha thêm mật ong và chia ra uống nhiều lần trong ngày. Vì xương rồng có tính mát, có khả năng giải nhiệt nên nước uống có thể hạ sốt khá hiệu quả.

Chữa mụn nhọt: Bạn lấy cành xương rồng bổ làm đôi, hơ trên lửa cho nóng sau đó áp miếng xương rồng đã hơ nóng vào mụn nhọt đang sưng đau.

Tiêu độc trong mụn, giảm sưng đau khó chịu: giã nát xương rồng đã cạo sạch gai với lá ớt, lá mồng tơi sau đó đắp lên vết mụn sẽ giúp hút mủ trong mụn, giảm đau nhức rất tốt.

Giúp hạ đường huyết: dùng 500g lá xương rồng nấu sôi, chia ra uống 2 – 3 lần trong ngày. Uống cho đến khi lượng đường trong máu bình ổn lại.

Chữa đau răng: cành xương rồng cạo bỏ gai, sau đó đem nướng đến khi miếng xương rồng nóng mềm rồi giã nát. Nhặt bỏ xơ và thêm ít muối vào trộn đều. Cuối cùng lấy xương rồng giã đắp vào chỗ răng đau và ngậm.

Tuy nhiên, không phải loài xương rồng nào cũng có công dụng làm thuốc chữa bệnh. Vì vậy, cần phải tìm hiểu rõ để lựa chọn đúng loại và sử dụng chúng đúng cách.

Hạn chế tác hại tia tử ngoại

Một công dụng của cây xương rồng nữa mà bạn nên biết đó là nó làm giảm tác hại của tia tử ngoại phát ra từ thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính… Chúng hấp thu một phần các tia này nên nó cũng thường được đặt gần các thiết bị điện tử.

Cây xương rồng làm thực phẩm

Ngoài công dụng chữa bệnh của cây xương rồng, còn có một công dụng khác khiến bạn ngạc nhiên về loài cây đầy gai nhọn này. Đó là cây xương rồng có thể làm thực phẩm.

Cây xương rồng làm thực phẩm

Tại các quốc gia châu Mỹ hay ở Mexico, người ta chế biến xương rồng như một món rau bình thường, chủ yếu là xương rồng nopal (xương rồng tai thỏ). Có thể dùng nó làm salad, làm gỏi hay món xương rồng xào ớt, thậm chí là sinh tố xương rồng… Nhưng không phải loài nào cũng có thể ăn được. Xương rồng làm thực phẩm chủ yếu là thuộc họ Opunitia – thân mỏng dẹt hình elip.

Nhân giống xương rồng tai thỏ dành riêng cho bạn

Nhân giống xương rồng tai thỏ cần phải có kỹ thuật thì cây mới phát triển và có được chậu xương rồng nhiều được.

Chuẩn bị đất

Đất trồng cho cây có thể dùng đất cát hay cát riêng cũng được. Những loại đất này đều thích hợp để cây phát triển tốt. Đất trồng cần được đảm bảo đủ tơi xốp và thoát nước tốt, thoáng khí.

Chú ý không được để đất trồng có muối, đất có nhiều chất dinh dưỡng là được. Không nên để đất quá khô hay quá ẩm. Nếu trồng đất có cát thì không nên để quá nhiều cát.

Nhân giống bằng hạt

Hạt giống cần tròn đền, không mốc hay có sâu bệnh rồi tiến hành gieo trồng như bên trên chúng mình đã hướng dẫn.

Áp dụng đúng kỹ thuật thì 10 ngày sau hạt sẽ nhú mầm. Lúc này mầm còn non nên bạn cần chăm sóc chu đáo để mầm khỏe mạnh và phát triển.

Nhân giống bằng phương pháp ghép cành

Chọn cành xương rồng khỏe mạng, không sâu bệnh, có khả năng chịu khắc nghiệt tốt rồi tách nhánh đó ra khỏi cây. Đợi vết cắt khô rồi thì cắm vào chậu hoặc nơi trồng có chuẩn bị sẵn đất là được.

Chừng 1 tháng sau bạn sẽ thấy cây ra rễ. Lưu ý khi cắm cành nên cắm sát ở mép chậu vì khu vực này thoáng khí rất tốt cho việc cây ra rễ.

Luôn duy trì nhiệt độ cho cây ở ngưỡng 25 độ để cây phát triển. Nơi đặt cây cần đảm bảo thoáng mát, không để ngoài nắng.

Hoa xương rồng bánh sinh nhật nhỏ xinh lạ mắt

Ngoài việc nuôi dưỡng và cung cấp đủ dưỡng chất cho cây sinh trưởng và phát triển tốt thì chúng ta nên lưu ý đến giai đoạn ra hoa của xương rồng bánh sinh nhật.

Hoa xương rồng bánh sinh nhật nhỏ xinh lạ mắt

Điều kiện tối thiểu đầu tiên nếu bạn muốn xương rồng nở hoa là bạn cần phải cung cấp đủ ánh sáng cho nó. Nếu những cây xương rồng sinh nhật bạn trồng không ra hoa thì nguyên nhân đầu tiên mà bạn nên nghĩ tới đó là nơi bạn trồng chưa cung cấp đủ ánh sáng thiết yếu cho cây. Nếu cây xương rồng bánh sinh nhật ở nhà của bạn đang được đặt ở một vị trí mát, nhất định bạn phải đưa nó ra ngoài, nơi mà có ánh sáng mặt trời tối thiểu nhất chiếu sáng được 4 giờ nắng mỗi ngày. Do đó, vị trí đặt cây xương rồng cũng vô cùng quan trọng.

Nếu bạn muốn cây trồng của mình xanh tốt nên quá tay bón quá nhiều đạm thì đó cũng là một nguyên nhân khiến cây không ra hoa được. Cần phải tưới nước nhưng không thể để nước ứ đọng ngập úng. Bón phân thì phải bón theo tỉ lệ lân nhiều để kích thích cây ra rễ, ra hoa. Tuy nhiên, xương rồng bánh sinh nhật chỉ có thể ra hoa khi đạt đến thời kỳ sinh sản, có loại cây chỉ mấy tháng đã ra hoa nhưng lại có loại lên tới vài năm, mấy chục năm. Nếu trước đó mà bạn lỡ tay bón phân lân quá nhiều thì cây cũng không thể ra hoa như ý của bạn được đâu nhé.

Cây xương rồng bánh sinh nhật thích hợp trồng chậu trang trí nội lẫn ngoại thất. Một chậu xương rồng bánh sinh nhật là sự lựa chọn hàng đầu dùng làm quà tặng gửi đến những người thương yêu. Vì chúng không chỉ nhỏ xinh mà xương rồng còn mang nhiều ý nghĩa.

Cảm ơn đã xem bài viết!

blank
Author: SÀI GÒN LIST
Sài Gòn List cùng cộng đồng chia sẻ những nội dung tích cực trong cuộc sống, làm việc trên nền tảng online marketing, làm dịch vụ sáng tạo nội dung, bài viết, hình ảnh, video clip, xây dựng phát triển thương hiệu cá nhân doanh nghiệp... Hợp tác phát triển Seeding, Review post, Guest post...
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận