Tinhte.vn là một diễn đàn review công nghệ lớn nhất Việt Nam, thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi tháng. Với hơn 2 triệu thành viên đăng ký, tinhte.vn là nơi trao đổi, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về công nghệ giữa các thành viên cũng như cộng đồng. Xem chi tiết Tinhte vn diễn đàn review công nghệ lớn nhất Việt Nam
Tag: Diễn đàn hrvn
Dự báo nghề hot những năm tiếp theo
Thế kỷ 21 là thế kỷ của chất xám và công nghệ thông tin. Chính vì sự bùng nổ của công nghệ thông tin dẫn đến “kho” việc làm ngày càng được mở rộng với nhiều ngành nghề hấp dẫn…
Dưới đây là một số ngành “hot” được nhiều người theo học như: phát triển trang web, phân tích hệ thống, quản trị hệ thống và an ninh mạng, chuyên gia phần mềm, phần cứng máy tính, bảo trì,…
Dự báo nghề hot những năm tiếp theo
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế
Bởi sức ảnh hưởng và vai trò quan trọng đối với đời sống con người, các công việc như các sĩ, y tá, điều dưỡng viên, trợ lí bác sĩ,… hay những nghề liên quan đến chăm sóc sức khỏe luôn chiếm vị trí độc tôn trong danh sách những viêc “không bao giờ hạ nhiệt”.
Đây không chỉ là ngành nghề kiếm sống đơn thuần mà nó còn có ý nghĩa xã hội sâu rộng. Càng ngày dân số càng có dấu hiệu già đi, số lượng người giảm khả năng lao động ngày một nhiều nhất là ở những nước phát triển.
Cùng với đó, môi trường ô nhiễm, bệnh tật nảy sinh,… điều này dẫn đến số lượng các bệnh viện mọc lên nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu con người. Cơ hội việc làm trong lĩnh vực y tế cũng vì thế mà tăng đáng kể.
Nghiên cứu sinh học
Công việc của một nhà nghiên cứu sinh học là áp dụng các khái niệm về sinh học, khoa học để nghiên cứu các vấn đề về di truyền học, khoa học y tế, dược phẩm, nghiên cứu protein,… để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là một ngành mà thị trường lao động chưa đáp ứng được hết nhu cầu, còn rất nhiều tiềm năng trong tương lai.
Kỹ sư nông nghiệp
Với tầm quan trọng của thực phầm “sạch” đối với cuộc sống, việc phát triển các sản phầm hữu cơ có chứa ít hoặc không có phân bón hóa học, thuốc trừ sâu là điều người tiêu dùng đang chờ đợi.
Chính xu hướng này đã thôi thúc những kĩ sư nông nghiệp không ngừng tìm tòi và phát triển các loại giống mới, các loại hình canh tác mới. Điều này khiến cho vai trò của các kỹ sư nông nghiệp trở nên quan trọng và cùng với đó là nhu cầu nhân lực của nghề ngày càng lớn.
Chế tạo robot y tế
Các chuyên gia áp dụng các kiến thức về robot trong lĩnh vực y tế để chế tạo các bộ phận nhân tạo (tay, chân giả), cải thiện công nghệ chuẩn đoán sao cho ít xâm hại đến cơ thể con người… ứng dụng robot vào y khoa cho cuộc sống tốt đẹp hơn…
Ngành chế tạo robot y tế vẫn đang trong giai đoạn phát triển, chính vì vậy nó rất cần chất xám của các nhà chê tạo tương lai. Nếu bạn yêu thích nghề này hãy học hỏi và theo đuổi ngay bây giờ.
Kinh doanh và tài chính
Mặc dù những năm qua kinh tế gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng, vấn đề tài chính trở thành vấn đề nan giải nhưng những ngành nghề liên quan đến nó không vì thế mà bị ảnh hưởng.
Các nghề như chuyên gia tính toán, chuyên gia đánh giá và định giá sản phẩm, bảo hiểm tài chính, phân tích tài chính, hoạch định tài chính, đầu tư kinh doanh (cá nhân), bán hàng…vẫn nằm trong top những nghề phát triển trong tương lai.
Các ngành liên quan tới giáo dục
Lĩnh vực này cung cấp cơ hội việc làm cho bạn không phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường vì giáo dục bao giờ cũng là lĩnh vực quan trọng hàng đầu của mọi quốc gia. Bạn có thể làm việc như một giáo sư, giáo viên cấp 1, cấp 2, cấp 3 hoặc giáo viên mầm non,…tất cả đều mang lại cho bạn một khoản thu nhập ổn định.
Truyền thông đa phương tiện
Các ngành như truyền thông, tổ chức sự kiện, quay phim, đọc tin, phóng viên, kĩ thuật viên, biên kịch,… đều đang trở thành những nghề được “săn đón” nhiều nhất và dự đoán sẽ không giảm nóng trong tương lai.
Những nghề liên quan đến truyền thông đa phương tiện không chỉ mang lại cho bạn cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa mà con giúp bạn trở nên năng động, tự tin và dư giả với một khoản thu nhập lý tưởng.
Cảm ơn đã xem bài viết!
8 điều cần lưu ý khi chúng ta có mối quan hệ hoặc làm việc chung cùng người Nhật
Những điều kiêng kỵ của người Nhật, không biết vì sao người Nhật lại có những kiêng kỵ những điều này, nhưng đây là sự thật khi bạn có tiếp súc thường xuyên với người Nhật mà bạn không lưu ý thì rất dể bị xem là không có ý thức…
8 điều cần lưu ý khi chúng ta có mối quan hệ hoặc làm việc chung cùng người Nhật
Làm việc và duy trì mối quan hệ với người Nhật có thể vừa bổ ích vừa thử thách. Điều quan trọng cần nhớ là có nhiều yếu tố văn hóa ở Nhật Bản ảnh hưởng đến cách họ kinh doanh và tương tác xã hội.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về 8 điểm chính cần lưu ý khi bạn có mối quan hệ hoặc làm việc với người Nhật. Chúng ta sẽ xem xét các chủ đề như tầm quan trọng của cách cư xử, cách sử dụng kính ngữ đúng cách, quy tắc xã giao, tầm quan trọng của chất lượng hơn số lượng, tôn trọng không gian cá nhân, thể hiện các dấu hiệu phi ngôn ngữ so với ngôn ngữ bằng lời nói, kỳ vọng về danh thiếp và đúng giờ. Hiểu và tính đến 8 điều này khi chúng ta có mối quan hệ hay làm việc với người Nhật sẽ giúp việc xây dựng mối quan hệ bền chặt trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Cái cách mà người Nhật và các nước phương tây hợp tác làm việc là tuyệt vời

- Con số 4 bị cho là con số không may bởi vì phát âm của nó giống với phát âm của chữ “Tử”(Shi=cái chết).Một số khách sạn thậm chí còn không có phòng số 4.
- Cắm đũa lên bát cơm Người Nhật không bao giờ cắm đũa lên thức ăn và đặt biệt là lên cơm vì chỉ trong đám tang người ta mới cắm đũa lên bát cơm và đặt lên bàn thờ.
- Không được dùng đũa để chuyền thức ăn vì trong đám tang người ta dùng đũa để chuyền những mảnh xương còn sót lại sau khi hỏa táng.
- Khi ngủ không được quay đầu về hướng Bắc Vì người ta thường đặt người chết nằm như vậy.
Nhanh chống hòa nhập và khẳng định bản thân của chính mình

- Xe tang Nếu bạn gặp một chiếc xe tang đi ngang qua,bạn phải giấu ngón tay cái của mình đi.
- Cắt móng tay ,móng chân vào ban đêm Nếu bạn cắt móng vào ban đêm thì khi cha mẹ bạn mất bạn sẽ không được ở bên cạnh họ.
- Sau khi ăn xong không được nằm ngay Người ta nói ăn xong mà nằm ngay thì sẽ bị biến thành con bò.
- Huýt sáo vào ban đêm Nếu huýt sáo ban đêm thì sẽ bị ông Xà đến thăm đó.
Tư duy là một yêu tố đặc biệt của người Nhật và nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến

Mấy cái này thì đúng là mê tín có hỏi người nhật thì cũng bó tay không giải thích nổi tại sao.Có một số cái giống của việt nam đấy chứ!như không được cắm đũa lên bát cơm và không được dùng đũa để chuyền thức ăn.Còn vấn đề về xe tang thì hơi ngược với việt nam,nếu gặp xe tang tức là may mắn vì nó sẽ lấy đi nỗi buồn của bạn.
Cảm ơn đã xem bài viết!
Phương pháp đàm phán của những bậc thầy
Những câu chuyện ảnh hưởng đến cách não xử lý thông tin. Để thuyết phục thành công trong đàm phán kinh doanh, do đó bạn cần kể các câu chuyện. Vậy làm thế nào để những câu chuyện có thể tác động tích cực đến người nghe, và đạt hiệu quả công việc?
Phương pháp đàm phán của những bậc thầy
Để trả lời cho câu hỏi trên, độc giả hãy cùng BEST tham khảo bài viết sau đây của tác giả Geil Browning trên tạp chí inc.com…
Mọi người hỏi tôi rằng tôi làm gì ở Emergenetics International, và tôi có thể dễ dàng nói rằng tôi làm chủ một Doanh nghiệp tư vấn nhân lực cung cấp các đánh giá cho phát triển nhân sự, tuyển dụng, và quản lý tài năng – cũng khá nhiều thông tin. Tuy nhiên, bạn cần phải nói thêm, nếu bạn muốn thu hút mọi người.
Tôi kể câu chuyện của tôi – về việc tôi lớn lên từ trong căn bếp, nghe mẹ và bà nội nói về chuyện lớp học. Ngày ấy, những cuộc nói chuyện của các thầy cô là về cái cách mà Susie giải những bài toán khó cùng những hành động trên lớp của Johnny, thực sự đã truyền cảm hứng cho tôi.
Cuối cùng tôi cũng đã trở thành một giáo viên, và gặp Johnny của chính tôi – một thằng bé thông minh 11 tuổi tên là Randy chuyên gây rối, với một bảng điểm tồi tệ. Có một sự bất đồng giữa trường học và những gì trong đầu Randy. Randy dễ kết giao, có nhận thức, và thường náo nhiệt. Thật không may tại thời điểm đó, nhà trường không thực sự phù hợp với một đứa trẻ như Randy, và không có sự nhìn nhận cho sự “khác biệt hóa”.
Randy khiến tôi thất vọng, nhưng chính hắn thúc đẩy tôi theo đuổi học vị tiến sĩ. Hắn làm cho tôi muốn tìm hiểu cái cách mà học sinh học. Việc đó dẫn tôi đến với nghiên cứu của Tiến sĩ Roger Sperry về tư duy não trái so với não phải, và tôi tin rằng tôi có thể làm một điều mới mẻ với thông tin mới này.
Song một điều thú vị đã xảy ra trên đường quay trở lại lớp học. CEO của một ngân hàng lớn đề nghị tôi nói về nghiên cứu của tôi để xem liệu nó có thể giúp nhóm làm việc rối loạn của ông ta hoạt động tốt hơn. Và một sáng kiến vụt lên trong đầu! Tôi phát hiện ra một khuynh hướng cho cả học tập và Kinh doanh và nó khuyến khích tôi tạo ra cách để mọi người thấy rõ họ là ai, họ nghĩ như thế nào, cư xử và giao tiếp – và ý nghĩa của tất cả những điều đó tại nơi làm việc.
Câu chuyện trên kể về Công ty tôi, và nó mang đến cho mọi người một lý do để quan tâm đến Công ty tư vấn của tôi, và liên quan đến mục đích. Kể chuyện có thể có vẻ giống như một cách tiếp cận mềm mại, nhưng có sức mạnh vượt ra khỏi từ ngữ. Những câu chuyện cá nhân hóa một doanh nghiệp và kết nối chúng ta với một thương hiệu.
Tôi may mắn khi năm nay Emergenetics International có mặt trong danh sách Inc 5000, và trưởng phòng tiếp thị của Công ty tham dự Hội nghị Inc 5000. Không còn là về bao nhiêu công ty điện toán đám mây nằm trong danh sách, hay tỷ lệ tăng trưởng của 100 công ty hàng đầu. Đó là những câu chuyện thực tế cuộc sống: Cuộc sống Tốt như thế nào. Nhà sáng lập Bert Jacobs đã xây dựng một doanh nghiệp kinh doanh bằng cách tổ chức một cuộc thi khắc bí ngô, hoặc CEO của GoPro Nicholas Woodman tìm thấy cảm hứng lướt sóng ngoài khơi bờ biển Fiji.

Những câu chuyện mang tới sự đồng thuận vì cách tổ chức hoạt động của não con người. Lưu ý rằng các nhà khoa học thần kinh nhận thức (và học sinh của Sperry), Michael Gazzaniga, đã nghiên cứu cách não xử lý câu chuyện của chúng ta – làm thế nào bán cầu não trái lấp chỗ thiếu sót cho bán cầu não phải. Não của chúng ta muốn sự tường thuật liên tục, lôi kéo chúng ta đến những câu chuyện. Chúng ta tự nhiên muốn lấp khoảng trống những thông tin mà chúng ta cần phải biết.
Điều đó có nghĩa rằng, bất kỳ câu chuyện nào bạn kể đều bị lược giảm thông qua khán giả khác nhau, và theo các cách đa dạng mà não của mỗi cá nhân muốn nhận thông tin. Chỉ có lôi cuốn trái tim thì câu chuyện mới không bị từ chối, như Gazzaniga lưu ý, cần tiếp cận cả não trái và não phải.
Sau đây là năm lời khuyên cho bạn
1. Nguyên tắc Đơn giản
Hãy suy nghĩ về Steve Jobs khi ra mắt iPad. Đó là cả về công nghệ (thiết bị) và cảm xúc (điệu bộ, phong thái, và tầm nhìn). Nhưng trên hết, đó là sự đơn giản.
2. Tổng thể
Lôi cuốn cả não trái và não phải. Tôi giữ vững cảm xúc của mạch chuyện – về cách Randy đã giúp tôi xác định sự nghiệp – bằng sự việc và dữ kiện. Xây dựng một hình ảnh mà cả hai bên của não có thể lấp đầy.
3. Tính tương tác là cốt yếu
Những khán giả của bạn có đầy đủ các khuynh hướng hành vi. Tâm trạng phấn khởi trên khuôn mặt của bạn có thể truyền cảm hứng cho một số người, cũng có thế làm tụt cảm xúc những người khác. Tùy từng đối tượng cụ thể của bạn, và điều chỉnh cách bạn thể hiện câu chuyện và khẳng định giá trị.
4. Tính xác thực, xác thực, và xác thực
Mỗi câu chuyện cần phải chân thật. Không phải tất cả mọi người có thể là một Bill Clinton hoặc Guy Kawasaki và ngay lập tức làm người nghe mê mẩn. Những gì bạn có thể làm là hiểu, nhận ra, và sử dụng những thế mạnh riêng của bạn. Nếu bạn giỏi phân tích, sử dụng nó làm lợi thế của bạn – nhưng hãy làm cho dữ liệu của bạn trở nên sống động. Tất nhiên, bạn cần sản phẩm và ý tưởng tuyệt vời để hỗ trợ, nhưng chắc chắn rằng câu chuyện của bạn chân thành kết nối với người mua bởi chính nó.
5. Câu chuyện lôi cuốn bằng Khởi đầu, Nội dung, và Kết thúc
Tôi gặp lại Randy vào năm ngoái. Doanh nghiệp anh ta đã điều hành trong 20 năm qua tăng trưởng như điên và anh ta đã tạo ra một trong những nơi tốt nhất để làm việc ở miền Trung Tây.
Với tôi, tôi như quay trở lại trường học. Emergenetics hiện đang tư vấn cho một trong những trường học lớn nhất ở Colorado.
Cảm ơn đã xem bài viết!
Rút ra những kinh nghiệm cho bạn từ những câu trả lời p/v dưới đây
Nhận được lời mời phỏng vấn của nhà tuyển dụng (NTD) nghĩa là bạn đã đặt được một chân vào các vòng cuối cùng của cuộc đua. Nhưng đây là phần cam go nhất mặc dù chỉ kéo dài khoảng nửa tiếng, thậm chí 15 phút…
Rút ra những kinh nghiệm cho bạn từ những câu trả lời p/v dưới đây
Vậy NTD thường hỏi ứng viên những câu hỏi nào và làm thế nào bạn có thể chiến thắng các đối thủ khác? Câu trả lời là: NTD chỉ thích các câu trả lời thông minh và gây ấn tượng nhất của ứng viên.

H: Hãy cho tôi biết về bạn
Cách trả lời thứ 1: Tôi có sáu năm kinh nghiệm làm việc ở nhiều ngành nghề khác nhau: từ tiếp thị, quảng cáo đến kinh doanh. Tôi còn làm việc trong ngành thương mại điện tử trong hai năm qua, và có nhiều kiến thức về thị trường. Tôi có khả năng phân tích và sử dụng máy tính thành thạo. Hơn nữa, tôi là người có tinh thần đồng đội và cầu tiến. Tôi biết phát triển bản thân mình qua những thử thách đã trải qua.

Đây là một cách trả lời hay. Bằng cách nhấn mạnh những thông tin cụ thể về khả năng, kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng, bạn mang đến cho nhà tuyển dụng một cái nhìn tổng thể về bản thân mình.
Ngoài ra câu trả lời trên không chỉ đề cập đến khả năng chuyên môn của bạn mà còn thể hiện bạn có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, là “kỹ năng mềm” được nhiều nhà tuyển dụng chú trọng ngày nay.
Cách làm cho buổi phỏng vấn có chiều hướng tốt hơn vui hơn

Cách trả lời thứ 2: Tôi có ưu thế làm việc trong lĩnh vực quan hệ công chúng và báo chí. Tôi từng làm việc ở nhiều công ty khác nhau và nhận được nhiều giải thưởng. Tôi làm việc chăm chỉ, và có thể chịu được áp lực cao. Tôi có kỹ năng giao tiếp khá tốt và có thể thiết lập mối quan hệ thân thiện với mọi người.
Đây không phải là câu trả lời hay. Hầu như các câu mô tả đều chung chung, không cụ thể. Nếu trình bày rõ ràng và cụ thể hơn, câu trả lời này có thể chứng minh được kinh nghiệm, khả năng và cá tính của bạn, nhờ đó sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng.
Vì vậy, bạn cần RÕ RÀNG, CỤ THỂ & THUYẾT PHỤC khi trả lời câu hỏi phỏng vấn

H: Tại sao bạn rời bỏ công việc hiện tại?
Cách trả lời thứ 1: Tôi ấp ủ nhiều mục tiêu hoài bão cho sự nghiệp của mình, nhưng không may công ty hiện tại không cho tôi cơ hội thăng tiến mà tôi mong đợi. Vì vậy, tôi đã bắt đầu tìm kiếm cho mình những cơ hội khác thay vì dành quá nhiều thời gian cho một công việc mà tôi không có cơ hội thăng tiến. Và quý công ty chính là nơi tôi tin mình có thể đạt được mục tiêu hằng ấp ủ của mình.
Đây là một cách trả lời hay. Câu trả lời này cho thấy bạn là người biết đặt ra kế hoạch và mục tiêu cho sự nghiệp và cuộc đời mình. Câu trả lời này cũng hết sức khéo léo không đề cập đến những khía cạnh tế nhị khác khiến một người quyết định rời bỏ công ty hiện tại như vấn đề lương bổng, sự quản lý tồi hay do mâu thuẫn với sếp.

Cách trả lời thứ 2: Công việc tôi từng làm chẳng có gì để phát triển cả. Tôi muốn tìm một công việc đem lại nguồn động lực, nguồn cảm hứng mới mà nhờ đó tôi có thể phát triển và được thử thách. Tôi muốn tìm kiếm sự thoải mái trong công việc, và tôi muốn cuộc sống của tôi cân bằng hơn bằng cách giảm bớt việc đi công tác.
Đây không phải là một câu trả lời hay. Cách trả lời này có vài điểm tiêu cực. Thứ nhất, nói rằng bạn đang chán và đang tìm một việc mới mang đến nguồn động lực mới có thể là một điều nguy hiểm. NTD có thể nghĩ rằng bạn rất khó vừa lòng, hoặc bạn sẽ bỏ đi một khi bạn đã nắm vững mọi việc. Thứ hai, hãy cẩn thận với cách nói “cân bằng hơn trong cuộc sống” của bạn đấy. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ khiến cho NTD nghĩ rằng bạn không sẵn sàng làm nhiều việc khi có yêu cầu.
H: Hãy cho tôi biết mức lương mong muốn của bạn?

Cách trả lời thứ 1: Thực sự là tôi cần thêm thông tin về công việc trước khi chúng ta bắt đầu bàn bạc về vấn đề lương bổng. Vì vậy, tôi muốn thảo luận vấn đề này vào các buổi phỏng vấn sắp tới. Nếu có thể, tôi muốn biết ngân sách của quý công ty dành cho vị trí này.
Đây là một cách trả lời hay. Trì hoãn việc thảo luận lương bổng cho tới khi bạn có thể nắm chắc là NTD sẽ tuyển chọn bạn vì khi đó bạn có đầy đủ tự tin để thương lượng lương. Bạn cũng cần tất cả những thông tin cần thiết trước khi quyết định. Đây không chỉ là vấn đề lương cơ bản mà là những yếu tố quan trọng khác như cổ phần, điều kiện làm việc linh hoạt và những lợi ích khác (tiền thưởng, lương tháng 13, cơ hội đào tạo và phát triển…)

Cách trả lời thứ 2: Tôi chắc rằng mức lương nào mà công ty đề nghị cũng đều công bằng cho một người có khả năng như tôi. Lương không phải là điều quan trọng nhất đối với tôi. Điều tôi cần tìm là cơ hội.

Đây không phải là câu trả lời hay. Rõ ràng câu trả lời này sẽ có lợi cho nhà tuyển dụng và bất lợi với bạn. Chẳng lẽ bạn không muốn được trả lương xứng đáng cho tài năng của mình hay sao?
Trả lời phỏng vấn còn đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế của bạn. Ví dụ, nếu bạn không muốn làm việc ngoài giờ, hãy nói rằng bạn chỉ có thể làm thêm một số giờ nhất định ngoài giờ làm việc chính thức. Điều đó khác với nói rằng bạn không sẵn sàng làm thêm giờ.
Cảm ơn đã xem bài viết!
Cách thể hiện những câu trả lời phỏng vấn thông minh nhất
Bạn có cảm thấy hồi hộp mỗi khi đi phỏng vấn xin việc làm không? Không nên quá căng thẳng, bạn sẽ trả lời tốt những câu hỏi khó nếu bạn biết người nghe mong đợi câu trả lời thế nào…
Sau đây là một số câu hỏi phỏng vấn xin việc làm mà các công ty trên toàn thế giới sử dụng rất nhiều lần trong các đợt tuyển nhân viên.
Cách thể hiện những câu trả lời phỏng vấn thông minh nhất
1. “Vì sao bạn lại bỏ công việc trước đây, công việc đang làm?”
Bất kể bạn ghét công ty đó như thế nào đi chăng nữa thì cũng không nên đưa ra những lời nhận xét tiêu cực về đồng nghiệp và công ty cũ. Đừng lo sợ khi trả lời rằng bạn nằm trong số nhân viên bị giảm biên chế.
Ngày nay, việc giảm thiểu nhân viên trong các doanh nghiệp là chuyện bình thường. Hãy tập trung vào việc vì sao bạn gửi đơn vào vị trí này, nó phù hợp với khả năng của bạn như thế nào.
2. “Bạn mong đợi có được vị trí nào trong 5 năm tới?”
Hãy tránh trả lời câu hỏi này bằng một bài diễn văn dài dòng đã học thuộc lòng sẵn ở nhà. Thay vào đó, hãy tỏ ra thành thật với những mục tiêu mà mình đề ra hoặc tìm kiếm trong con đường công danh.
3. “Bạn có cảm tưởng gì về công ty của chúng tôi?”
Bạn có thể chuẩn bị câu trả lời từ ở nhà. Bạn hãy tìm hiểu lịch sử của công ty và kiểm tra lại thông tin của mình bằng trang web của công ty hoặc nói chuyện với các nhân viên đang làm việc tại công ty. Hãy nói về sức mạnh của công ty và thậm chí cả những gì bạn dự đoán trong tương lai về sự lớn mạnh của công ty.
4. “Tại sao bạn nghĩ rằng chúng tôi nên thuê bạn?”
Không nên trả lời rằng: “Vì tôi là người phù hợp nhất cho công việc này” bởi vì câu trả lời đó quá chung chung. Thay vào đó, thể hiện một cách trôi chảy những kinh nghiệm công việc của mình có liên quan và phù hợp với vị trí này. Đưa ra cả những ví dụ cụ thể về kinh nghiệm trước đây của mình.
5. “Thế mạnh của bạn là gì?”
Đây không phải là lúc để khiêm tốn mà bạn phải biết đánh giá những kĩ năng của mình phù hợp với vị trí đang trống. Chẳng hạn như khi công việc yêu cầu bạn lãnh đạo một nhóm làm việc, hãy nói về những kĩ năng làm lãnh đạo mà bạn có trước đây. Chớ có nói về những thành tích đạt được trong thể thao. Sự phù hợp là một chìa khóa dẫn tới thành công trong trả lời phỏng vấn.
6. “Điểm yếu của bạn là gì?”
Bạn chỉ nên trả lời qua loa thôi. Hãy đưa ra một vài ví dụ về một vài khuyết điểm của bạn nhưng những lỗi này không ảnh hưởng gì tới công việc bạn đang nộp đơn. Đừng nói: “Tôi chẳng có điểm yếu nào cả” vì điều này là không đúng.
7. “Bạn muốn hỏi gì không?”
Tránh không nên hỏi về lương, lợi ích xã hội hay thời gian nghỉ phép. Bạn chỉ nên hỏi những vấn đề này sau khi đã trúng tuyển. Hãy hỏi những câu hỏi về kế hoạch và phương hướng phát triển của công ty. Cố gắng đưa ra những câu hỏi có liên quan tới một số vấn đề được thảo luận trong buổi phỏng vấn để chứng tỏ bạn rất quan tâm.
8. “Công việc trước của bạn như thế nào?”
Điều quan trọng nhất là bạn không nên để cho người phỏng vấn thấy rằng có mối quan hệ giữa các kỹ năng mà bạn đã sử dụng trong công việc trước đây với công việc mà họ sẽ thuê nhà. Thể hiện sự nhiệt tình của mình với công việc cũ kèm theo một số thành tích.
9. “Với kinh nghiệm của mình dường như công việc này quá dễ đối với bạn. Vì sao bạn lại đăng ký vào vị trí này?”
Nếu bạn quá tâng bốc kinh nghiệm của mình, sẽ dẫn tới câu hỏi vì sao bạn lại đăng ký cho vị trí này. Người phỏng vấn sẽ nghĩ rằng bạn sẽ chỉ làm công việc này mang tính thời vụ thôi và khi tìm được một công việc tốt hơn bạn sẽ chuyển đi. Nhiệm vụ của bạn là phải thuyết phục để họ tin rằng bạn rất thích vị trí làm việc này.
10. “Bạn mong có mức lương tối thiểu là bao nhiêu?”
Cách tốt nhất nói về mức lương là sau khi bạn biết rõ công việc yêu cầu những gì. Nhưng nếu như người phỏng vấn nhất định đòi bạn đưa ra một con số thì bạn nên làm một cuộc điều tra trước khi đi phỏng vấn. Hỏi những người làm ở vị trí tương đương để bạn có thể đưa ra con số gần đúng, chứng tỏ bạn rất biết giá trị sức lao động của mình.
Cảm ơn đã xem bài viết!
Nghề nhân sự đang là nghề hot nhất hiện nay
10 năm trước, “nghề nhân sự” vẫn còn là khái niệm lạ lẫm ở Viêt Nam vì bị gắn với khái niệm buồn tẻ của công việc hành chính sự vụ. Nhưng hiện nay, nghề này đang có xu hướng trở thành “hot”, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp.
Nghề nhân sự đang là nghề hot nhất hiện nay
Hiện nay, một sinh viên mới ra trường làm ngành nhân sự có thể dễ dàng tìm được việc làm với mức lương tối thiểu năm triệu đồng/tháng, cấp trưởng phòng được trả hơn 1.000 USD/tháng và các vị trí giám đốc nhân sự có thể có thu nhập từ 2.500 – 3.000 USD/tháng, thậm chí những tập đoàn lớn của nước ngoài đang trả lương 4.000 USD/tháng cho vị trí này tại Việt Nam. Điều này cho thấy, nghề nhân sự hiện đã xác lập được vị trí quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Tạo dựng sự nghiệp bằng nghề quản lý nhân sự
Theo một nghiên cứu tại các công ty được đánh giá là “thực hành nhân sự tốt” và phát triển bền vững ở khu vực Đông Nam Á, cứ khoảng 100 nhân viên thì có một nhân viên phụ trách công tác nhân sự. Nếu đem chỉ số này áp dụng tại TP.HCM, nơi có khoảng 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, với ước tính khoảng một triệu người lao động sẽ cần đến 10.000 nhân viên, chuyên viên nhân sự. Đây là nguồn cầu lớn cho ngành nhân sự và cơ hội việc làm rộng mở đối với những ai muốn theo nghề này.
Nghề của sự thành công nhưng luôn gặp nhiều khó khăn
Nghề nhân sự là “nghề tạo dựng và duy trì nguồn nhân lực mang lại lợi thế cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp”. Ngoài những công việc trọng tâm như có được người đủ năng lực, xây dựng chính sách lương thưởng và đãi ngộ thỏa đáng, đào tạo tay nghề và phát triển nhân viên…; nhân viên nhân sự còn không thể thiếu trong những dịp viếng thăm đồng nghiệp đau ốm, lắng nghe những tâm sự của nhân viên trong công việc để trình ban giám đốc trước khi đưa ra chính sách cải thiện.
Chưa kể, họ phải quan tâm đến cả những việc nhỏ nhất như thay mặt công ty tặng quà sinh nhật hoặc góp mặt vào những lễ tiệc hiếu hỷ của nhân viên… Tất cả những việc làm tuy nho nhỏ đó lại là chất keo kết dính nhân viên với công ty, giúp nhân viên có động lực làm việc tốt hơn và gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp.
Ngày nay, các nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp như tài chính, công nghệ, máy móc thiết bị đều có thể nhanh chóng bị đối thủ cạnh tranh đầu tư và vượt trội trong một thời gian ngắn, nhưng khi nguồn nhân lực đã phát triển đến mức độ chuyên nghiệp thì đối thủ cạnh tranh muốn bắt kịp phải đòi hỏi một thời gian tính bằng năm hoặc nhiều năm. Vì thế, những người giỏi nghề nhân sự sẽ giúp được cho doanh nghiệp đạt lợi thế cạnh tranh lâu dài này.
Nghề mà được mệnh danh làm làm dâu trăm họ
Phần lớn các bạn trẻ tìm hiểu về nghề nhân sự thường phân vân với các câu hỏi: Làm nghề nhân sự cần có tố chất gì? Em đang học ngành khác có thể làm nhân sự được không? Quản lý nhân sự có phải là nghề không? Làm sao để biết mình có phù hợp với nghề này không?…
Câu trả lời là: quản lý nhân sự thật sự là một nghề thú vị và bạn trẻ nào cũng có thể theo nghề nhân sự nếu thích làm việc với con người và giải quyết những vấn đề liên quan đến con người. Tố chất cần thiết của nghề nhân sự là tính điềm tĩnh, chín chắn, cẩn thận, tinh tế, biết lắng nghe, có mong muốn giúp con người phát triển khả năng của họ.
Ngoài những bạn trẻ theo học hệ chính quy ngành nhân sự tại một số trường đại học ở TP.HCM, các bạn trẻ học khối khoa học xã hội và nhân văn, ngành luật, ngành sư phạm hoặc khoa tâm lý… có thể chọn nghề nhân sự nếu bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng và công cụ thực hành qua các khóa đào tạo nghề nhân sự.

Mặt khác, học nhân sự không chỉ để làm chuyên viên quản lý nhân sự. Các kỹ năng “hiểu biết sâu sắc hơn về con người” của quản lý nhân sự còn giúp cho các bạn phát huy khả năng thích ứng, hòa nhập với đồng sự hay các môi trường làm việc nhiều áp lực. Nghề nhân sự, trong bối cảnh cạnh tranh nhân lực mang tính toàn cầu, thực sự là một nghề thú vị, ổn định, mới mẻ và đầy triển vọng tại Việt Nam.
Cảm ơn đã xem bài viết!
Để có thu nhập 1.000 USD trở lên trong nghề nhân sự, bạn phải trở thành Manager
Nếu như 10 năm trước, nghề nhân sự là một khái niệm lạ lẫm với người Việt Nam thì hiện nay, nghề này lại là một trong những nghề được trả lương “hot” vì giữ vai trò cốt yếu trong việc hiện thực hóa chiến lược kinh doanh của Công ty/Doanh nghiệp. Vì sao?
Để có thu nhập 1.000 USD trở lên trong nghề nhân sự, bạn phải trở thành Manager
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hằng, một Công ty đã có công nghệ, chiến thuật kinh doanh, tài chính sẵn sàng cho mọi hoạt động nhưng khi tiến hành, kết quả có thành công hay không lại phụ thuộc vào con người thực hiện quá trình đó. Chiến lược tốt, công nghệ tiên tiến bậc nhất, tài chính dồi dào mà chọn nhầm người triển khai thì kết quả vẫn không thành công như bạn mong đợi.
Nghề chọn nhân tài cho công ty
Vậy nguồn nhân lực đến từ đâu? Câu trả lời là đến từ phòng nhân sự giới thiệu cho công ty. Những ai có thể chọn nghề nhân sự? Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành quản trị nhân sự hoặc khối ngành xã hội học, khối ngành ngoại ngữ, sư phạm… đều có thể thành công trong nghề nhân sự. Vậy làm cách nào để bạn có thể vượt mức lương lên 1.000 USD? Bạn cần có những kiến thức, kỹ năng gì để với mức lương này, bạn phải trở thành một chuyên viên nhân sự cấp cao hay một HR Manager của nghề?
Tham dự hội thảo chuyên đề “Muốn có thu nhập từ 1.000 USD trở lên với nghề nhân sự, bạn phải trở thành Manager” trong phần thuyết giảng của Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hằng– Giám đốc điều hành Công ty SmartViet HR và website tuyển dụng yourwant.com.vn – Người đã có 12 năm kinh nghiệm trong ngành nhân sự, tư vấn tái cấu trúc nhân sự cho các tập đoàn, công ty đa quốc gia… Với kiến thức chuyên môn cùng kinh nghiệm lâu năm, diễn giả Bích Hằng sẽ tư vấn cho bạn những kiến thức cần thiết để xây dựng mục tiêu “Thu nhập 1.000 USD cho ngành nhân sự”.
Theo đuổi nghề khó khăn nghĩa bóng và cả nghĩa đen
Giúp bạn lập kế hoạch hành động để thực hiện được ước mơ từ 01 đến 02 năm thông qua ứng dụng các lĩnh vực khác nhau, bao gồm: Việc lập kế hoạch nhân lực, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn lực, phát triển con người, tiền lương và phúc lợi Luật lao động, luật bảo hiểm xã hội, luật về thuế thu nhập cá nhân… để có thể đưa ra những giải pháp về nhân sự thiết thực nhất, phù hợp nhất với tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và lúc đó bạn mới có thể đảm đương vai trò là người quản lý nguồn lực.
Như Thạc sĩ Nguyễn Bích Hằng đã từng chia sẻ, nhiều sinh viên mới ra trường hoặc đang làm trong ngành nhân sự với kinh nghiệm từ một đến ba năm thì có thể dễ dàng tìm việc với mức lương từ 200 USD – 500 USD. Thế nhưng, khi vào làm thì bạn chỉ có thể làm tốt công việc ở một bộ phận nhỏ trong phòng nhân sự mà thôi.
Bạn có thể rất giỏi trong khâu tuyển dụng nguồn nhân lực nhưng bạn lại không biết các kiến thức liên quan đến tiền lương và phúc lợi, đào tạo và phát triển nhân sự, các bộ luật liên quan. Hay bạn rất am hiểu về thực hiện tính lương và các chế độ phúc lợi cho nhân viên nhưng bạn không thể tuyển dụng hay đào tạo được nguồn nhân lực cho Công ty/Doanh nghiệp…
Vì vậy, bạn mãi chỉ ở vị trí một nhân viên làm việc trong phòng nhân sự và có thể phải mất 5 năm thì bạn mới hoàn thiện được các kỹ năng chuyên môn khác mà nghề nhân sự yêu cầu. Tuy nhiên, thời gian này là quá dài so với thị trường lao động như hiện nay nói chung và so với độ tuổi của con người nói riêng. Bạn không thể đợi 10 đến 15 năm sau bạn mới có đủ kinh nghiệm và kỹ năng để làm vị trí quản lý. Vì lúc đó bạn đã “già” so với yêu cầu tuyển dụng. Độ tuổi phù hợp nhất cho vị trí quản lý là từ 28 đến 35.
Một vấn đề khác mà Thạc sĩ Bích Hằng đề cập đến là hiện nay, các nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Công ty/Doanh nghiệp như: tài chính, công nghệ, máy móc thiết bị… đều có thể nhanh chóng bị đối thủ cạnh tranh đầu tư và vượt trội trong một thời gian rất ngắn. Chỉ có nguồn lực con người trong doanh nghiệp mới là lợi thế bền vững của công ty mà không phải doanh nghiệp nào muốn cũng có ngay.
Chính điều này đã thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực đủ mạnh và có thể phát triển đến mức chuyên nghiệp để các đối thủ cạnh tranh muốn bắt kịp phải có thời gian dài. Vì vậy, họ cần một nhà quản lý nhân sự giỏi, một chuyên viên nhân sự chuyên nghiệp để thay họ đào tạo, tuyển chọn, phát triển nguồn nhân lực cho công ty. Không những vậy, người quản lý nhân sự còn phải có các kế hoạch về chính sách, phúc lợi cho nhân viên Công ty/Doanh nghiệp… ra sao để có thể “giữ chân” những người tài và sử dụng nguồn chí phí hiệu quả mà không lãng phí.
Đàm phán lượng với người lao động
Yêu cầu này là cấp thiết và bắt buộc những người đang làm công tác nhân sự cần nắm bắt kịp thời để trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng chuyên môn một cách nhanh chóng nhất. Ở đây, có thể nhận thấy là họ rất cần một khoản đầu tư dài hạn, nghiêm túc và đây cũng chính là sự khác biệt của Công ty/Doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Không những cơ hội mở ra ngày càng nhiều mà đó còn là mức lương hấp dẫn với mọi người. Ước tính riêng thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động thì sẽ cần khoảng 1 triệu người lao động và 10.000 nhân viên, chuyên viên nhân sự.
Nghề làm dâu trăm họ trên làm khó dưới không hiểu
Vì vậy, các kiến thức rập khuôn như: Nhân sự là gì? Các khái niệm về quản lý nhân sự… mà bạn được học trong các trường Đại học – Cao đẳng sẽ không đáp ứng được các yêu cầu về kinh nghệm, kỹ năng và những tố chất cần thiết như: tính điềm tĩnh, chín chắn, cẩn thận, tinh tế, biết lắng nghe, có mong muốn giúp con người phát triển khả năng của họ…Khi bạn đã hội tủ những yếu tố này, mức lương 1.000 USD cho vị trí quản lý nhân sự là sự thật. Và thậm chí, ở các công ty đa quốc gia, họ còn có thể trả từ 2000 USD – 4000 USD cho vị trí này.
Với những lý do nêu trên, khi đến với hội thảo “Muốn có thu nhập từ 1.000 USD trở lên với nghề nhân sự, bạn phải trở thành Manager” lần này, bạn có cơ hội nắm bắt nhanh nhạy các vấn đề thuộc về chuyên ngành nhân sự nói chung và quản lý nhân sự nói riêng để bạn có thể lập kế hoạch thực hiện nguyện vọng 1000 USD/1 tháng đầu tiên trong cuộc đời bạn sao cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa.
Cảm ơn đã xem bài viết!
Những câu trả lời thuyết phục khi đi phỏng vấn
Trong buổi phỏng vấn, cách bạn trả lời các câu hỏi rất quan trọng, vì vậy bạn cần một cái đầu luôn tỉnh táo, nhanh nhạy với các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Dưới đây là 10 câu hỏi “hóc búa” mà nhà tuyển dụng thường hỏi cùng một số gợi ý giúp bạn “ghi điểm”:
Những câu trả lời thuyết phục khi đi phỏng vấn
1. Bạn có thể nói cho tôi biết một chút về bản thân biết được không?
Đây là cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng giao tiếp của mình để nói về cuộc sống, công việc của mình một cách hợp lý, tránh huyên thuyên.
Ví dụ: Nếu bạn tốt nghiệp ngành Kỹ thuật nhưng lại xin làm việc ở một hiệu sách, bạn có thể trả lời rằng: “Tôi là người yêu thích văn học, mặc dù tôi tốt nghiệp trường Kỹ thuật nhưng tôi cũng có kiến thức về các nhà văn cổ điển và đương đại. Tôi tuy không là người đọc sách thường xuyên nhưng tôi lại là người dễ gần và có duyên khi tiếp xúc với người mới”.
2. Tại sao công ty nên chọn bạn mà không phải bất kỳ ai khác?
Đây là cơ hội bạn cho họ thấy những lợi ích bạn có thể đem lại cho công ty khi bạn được tuyển dụng. Hãy nói về những lợi ích, ảnh hưởng của bạn đối với công ty chứ không phải những khả năng đặc trưng của bạn.
Ví dụ: “Tôi có những ý tưởng mới lạ, cải thiện bộ mặt công ty bằng cách tăng hiệu quả của bộ phận lễ tân, sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để tạo ấn tượng và sự tin tưởng với khách hàng”.
3. Theo bạn nghĩ đâu là khiếm khuyết lớn nhất của mình?
Nếu bạn thiếu kỹ năng, điều kiện nào đó mà nhà tuyển dụng đưa ra thì đây là lúc bạn tự tin nói về nó. Bạn có thể nói: “Tôi chưa có kinh nghiệm trong việc trực tiếp bán hàng nhưng với bằng marketing này của mình, tôi tin mình sẽ học hỏi một cách nhanh chóng”.
4. Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại của mình?
Bạn không nên nói bất cứ điều gì không tốt về sếp, đồng nghiệp hay những quy cách làm việc của công ty cũ. Đó là điều tối kỵ. Bạn nên trả lời rằng: Bạn muốn mở mang kiến thức về công việc của bạn hay muốn cọ sát với những thử thách mới.
5. Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình?
Câu trả lời ưng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là người được hỏi đưa ra được ví dụ minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trường hợp bạn bị ông chủ cũ khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó và kết thúc bằng câu: “Tôi nghĩ phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó ngày một tốt hơn.
6. Bạn thấy mình ở đâu sau khoảng thời gian 10 năm?
Mẹo ở đây là bạn không nên trả lời quá thông minh hay quá kém cỏi so với khả năng thực của mình. Bạn nên nói rằng: “Tôi hy vọng công việc này sẽ cho tôi một chỗ để có thể phát huy hết khả năng của mình”.
7. Bạn đã lập gia đình hay có ý định lập gia đình chưa?
Bạn không nên trả lời thẳng những câu hỏi này vì đôi khi nó sẽ quyết định bạn có được nhận hay không. Bạn nên lái sang một chủ đề khác: “Tôi nghĩ ông/bà đang băn khoăn liệu tôi có là nhân viên đáng tin cậy hay không? Tôi nghĩ bài giới thiệu của tôi là bằng chứng về khả năng làm việc của tôi và nếu ông/bà gọi về cơ quan cũ của tôi, họ cũng sẽ vui vẻ cho ông/bà biết về những gì tôi đã cống hiến cho công ty cũ”.
8. Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ?
Khi đó bạn nên hỏi ngược lại rằng: “Vậy tôi sẽ phải làm thêm khoảng bao nhiêu giờ?. Nếu làm thêm giờ tôi sẽ được trả lương theo số giờ đó phải không?”. Hoặc bạn có thể nói thẳng rằng: “Tôi không bận tâm đến việc làm thêm giờ nhưng tôi sợ nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, một yếu tố quan trọng để duy trì chất lượng làm việc”.
9. Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu?
Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn trước khi đi phỏng vấn để có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa hai bên và bạn chưa thể quyết định ngay lúc đó, bạn hãy đề nghị họ cho bạn suy nghĩ 1, 2 hôm và sau đó sẽ trả lời.
10. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Lúc này bạn có thể hỏi một số câu như: “Bạn có thể cho tôi biết những mục tiêu của công ty?”; “Bạn sẽ có được cơ hội thăng chức sau 3 năm làm việc phải không?”; “Nếu tôi được tuyển dụng thì làm sao để tôi hoà hợp với đồng nghiệp nhanh nhất?”… để họ thấy rằng bạn có ý muốn tìm hiểu về công ty.
Cảm ơn đã xem bài viết!
Những “bí mật” của phòng nhân sự?
Phòng nhân sự (HR) luôn là một bộ phận đầy quyền lực và có phần “bí hiểm” trong các công ty. Đã bao giờ bạn tự hỏi điều gì đang diễn ra phía sau cánh cửa đóng kín của phòng này?
Những bí mật của phòng nhân sự?
Thực chất, phòng nhân sự là người bảo vệ bạn hay là đại diện cho sếp của bạn? Dưới đây là 5 điều “bí mật” mà bạn nên biết về phòng nhân sự
1. Phòng nhân sự không là người bênh vực cho bạn

Trước hết, bạn cần hiểu rằng, chức năng của phòng nhân sự là phục vụ các nhu cầu của công ty. Vì vậy, sự trung thành và các trách nhiệm của phòng này là dành cho công ty.
Trong một số trường hợp, chức năng đó đồng nghĩa với việc bảo vệ người lao động trước những vị sếp tồi, vì mục đích cao nhất của chủ sử dụng lao động là giữ chân những nhân viên giỏi nhất, nhận diện và giải quyết những nhà quản lý có vấn đề, cũng như chấm dứt những vấn đề về luật pháp trước khi lan rộng.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, lợi ích cao nhất của nhà sử dụng lao động lại không trùng với lợi ích tốt nhất của người lao động. Khi đó, lợi ích cao nhất của chủ sử dụng lao động luôn chiến thắng. Việc đó hoàn toàn dễ hiểu, bởi đó là sứ mệnh được đặt ra cho phòng nhân sự.
2. Phòng nhân sự không bắt buộc phải giữ bí mật những gì mà bạn nói, cho dù bạn có đề nghị

Nhân viên phòng nhân sự không phải là bác sỹ hay mục sư, và bạn không nên tin là những gì mà bạn nói với họ sẽ được giữ bí mật. Nếu đại diện phòng nhân sự nghe được những thông tin mà họ cho là cần thiết phải được chia sẻ hoặc sử dụng để giải quyết vấn đề nào đó, nhiệm vụ bắt buộc của họ là phải làm như vậy. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, nếu không hành động, phòng nhân sự sẽ bị coi là cẩu thả về mặt nghề nghiệp, hoặc thậm chí là phạm luật.
Điều đó không có nghĩa là bạn không bao giờ có thể trao đổi với phòng nhân sự trong bí mật. Nhưng bạn nên đưa ra các điều kiện rõ ràng từ trước, và cần biết rõ rằng, phòng nhân sự vẫn sẽ được yêu cầu phải báo cáo một số vấn đề nhất định, chẳng hạn các hành vi quấy rối hoặc vi phạm pháp luật, cho dù họ đã nhất trí giữ bí mật với bạn trước khi nghe bạn trình bày.
3. Phòng nhân sự biết những chuyện mà họ không bao giờ nói với bạn

Chuyện công ty sắp có những điều chỉnh về chế độ phúc lợi và tiền lương, lý do một số phòng ban được phân bổ nguồn lực lớn hơn đơn vị của bạn, ai trong công ty có vị trí không thể lay chuyển, hay ai là người sắp mất việc… đều là những chuyện mà phòng nhân sự có thể biết nhưng họ không được phép tiết lộ với bạn. Nếu một nhân viên phòng nhân sự tỏ thái độ “kín như bưng” khi bạn hỏi chuyện gì đó, thì có lẽ họ không được phép chia sẻ điều bí mật đó.
Trong trường hợp bạn thường xuyên không hỏi được thông tin cần thiết từ phòng nhân sự, hãy cân nhắc gây áp lực với họ hoặc đưa ra đề nghị với một nhân viên khác của phòng này.
4. Công việc của phòng nhân sự là hỗ trợ các nhà quản lý trong công ty, không phải chỉ dẫn họ cách hoạt động

Một số công ty trao cho phòng nhân sự quyền lực lớn hơn bình thường, chẳng hạn cho phép họ quyền kiểm soát việc tuyển dụng nhân sự của các phòng ban khác hoặc đưa ra những quyết định về thăng chức.
Nhưng nhìn chung, nếu bạn là một nhà quản lý và phòng nhân sự đang gây ra những trở ngại cho công việc của bạn (chẳng hạn, gây khó dễ cho bạn trong vấn đề thuê nhân sự mới hoặc giải quyết những vấn đề về hiệu quả công việc của nhân viên), bạn cần phải tỏ thái độ kiên quyết. Theo đó, bạn có thể báo cáo lên cấp cao hơn có quyền ra lệnh đối với phòng nhân sự hoặc đi theo một quy trình khác.
5. Phòng nhân sự có thể tuyệt vời, hoặc cũng có thể đáng sợ

Phòng nhân sự của một số công ty có sự gắn bó mật thiết với văn hóa và các mục tiêu của công ty, đồng thời làm những công việc tuyệt vời, chẳng hạn đảm bảo việc các nhà quản lý được đào tạo tốt, chế độ phúc lợi tốt, lương phù hợp với chuẩn của ngành và các điều kiện thị trường và được tăng khi cần thiết, và hỗ trợ thay vì cản trở các nhà quản lý trong công ty.
Trong khi đó, cũng có những phòng nhân sự tập trung nhiều hơn vào chuyện tổ chức các bữa tiệc của công ty, “ngáng đường” khi các nhà quản lý muốn tuyển nhân sự mới, đưa ra phản hồi và giải quyết những vấn đề khó về nhan sự. Một phòng nhân sự tốt có thể giúp công ty hoàn thành nhiều việc hơn, trong khi một phòng nhân sự “không ra gì” sẽ chỉ gây cản trở cho công việc.
Tuy nhiên, đặc điểm của phòng nhân sự ở mỗi công ty một khác. Bởi thế, không nên cho rằng những gì đã diễn ra ở phòng nhân sự của công ty mà bạn từng làm việc sẽ lặp lại ở công ty mà bạn sắp sửa vào làm.
Cảm ơn đã xem bài viết!
Đăng tin tìm việc đăng tin ứng tuyển Diễn Đàn Nhân Sự HRVN Việt Nam
“Hội | Diễn đàn Quản trị Nhân sự Việt Nam là cộng đồng dành riêng cho các trưởng, phó phòng Nhân sự, Hành chính nhân sự, Tổ chức hành chính, Tổ chức lao động … tại các doanh nghiệp giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, các vấn đề, cách xử lý trong công việc Nhân sự” Xem chi tiết Đăng tin tìm việc đăng tin ứng tuyển Diễn Đàn Nhân Sự HRVN Việt Nam