Tạo dựng mối quan hệ đồng nghiệp lâu dài

nghe nghiep dong nghiep viec lam tu duy

Trên thực tế chúng ta dành nhiều thời gian trong cuộc sống của mình bên cạnh đồng nghiệp hơn cả gia đình, vì vậy những mối quan hệ với các đồng nghiệp cũng rất quan trọng. Những người đồng nghiệp sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều. Để có thể có được mối quan hệ tốt đẹp với họ, hãy ủng hộ, động viên, giúp đỡ họ vào những lúc cần thiết.

Xây dựng và giữ mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp sẽ giúp cho cả bạn và đồng nghiệp cùng tiến bộ trong công việc. Đồng nghiệp cũ cũng có thể trở thành đầu mối liên lạc cho bạn trong công việc sau này. Một vài mẹo nhỏ để tạo dựng những một mối quan hệ tốt với đồng nghiệp:

Định hướng lâu dài

Hãy xác định rằng bạn và các đồng nghiệp của bạn sẽ làm việc với nhau trong thời gian dài, bạn sẽ có một cách ứng xử thận trọng và chân thành hơn.

sep nhan su dong nghiep
Tạo dựng mối quan hệ đồng nghiệp lâu dài

Cho dù bạn không có ý định làm việc lâu dài ở công ty đó nhưng hãy luôn định hướng như vậy, khi bạn không làm trong công ty nữa bạn và các đồng nghiệp cũ vẫn có thể là bạn tốt của nhau.

  • Đừng làm việc kiểu đến rồi đi như cơn gió mà không để lại gì, có thể những mối quan hệ này sẽ tốt cho công việc của bạn trong tương lai.

Chủ động giúp đỡ người khác

Hãy sẵn lòng giúp đỡ mọi người, kể cả những người giỏi hơn bạn vẫn luôn cần giúp đỡ ở một vài lĩnh vực nào đó. Một khi các đồng nghiệp của bạn nhận ra lòng tốt của bạn mọi người sẽ cởi mở và thân thiện với bạn hơn.

  • Sẽ rất tốt nếu bạn làm việc này một cách chủ động và tế nhị, mọi người sẽ không chỉ nghĩ rằng bạn là một nhân viên tốt mà còn rất “tâm lí” nữa.

Kiên nhẫn

Hãy tỏ ra kiên nhẫn với mọi người người, nhất là những người không thật sự nổi bật. Mỗi người có những khả năng khác nhau vì vậy bạn cần cho họ thời gian để thể hiện những ưu điểm của mình.

  • Một lúc nào đó đồng nghiệp sẽ nhận ra thiện chí của bạn, bằng cách này bạn có thể khiến các đồng nghiệp gắn kết với bạn và với nhau, công việc cũng sẽ nhờ đó mà thoải mái hơn.

Chân thành

Quan trọng nhất là bạn phải chân thành, hãy coi những mối quan hệ này như là một phần trong cuộc sống của bạn và đối xử tử tế với mọi người. Không có gì thuận lợi hơn là làm việc trong một môi trường thân thiện và đoàn kết.

  • Điều đó không những cho công việc mà còn khiến chính bản thân bạn yêu mến công việc hơn.

Tạo mối quan hệ tốt đẹp

viec lam ky nang van phong
Tạo dựng mối quan hệ đồng nghiệp lâu dài

Trong thế giới công việc, tình đồng nghiệp vô cùng quan trọng. Nhưng mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau lại rất phức tạp. Vậy làm thế nào để mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp trở nên tốt đẹp?

1. Không có đồng nghiệp không thể kết thân

Có rất nhiều lý do khiến bạn không có cảm tình với một đồng nghiệp như: nhìn không “thuận mắt”, nói chuyện không ăn ý hay một vài nguyên nhân khác. Nhưng nếu chỉ vì những nguyên nhân “cỏn con” đấy mà bạn tuyệt giao với họ thì đó là thiệt thòi lớn.

  • Trong công việc, nhiều người có năng lực nhưng lại không có “khiếu” ăn nói. Điều này làm cho nhiều đồng nghiệp cảm thấy không thể nói chuyện được với họ hoặc nói câu trước thì câu sau không biết nói gì…

Nhưng nếu thực sự hiểu được họ, bạn sẽ thấy họ thú vị. Có thể họ không khéo nói, không đẹp nhưng lại am hiểu những kiến thức về công việc. Chỉ cần mở lòng mình một chút, chủ động giao tiếp với họ thì bạn sẽ có thêm những đồng nghiệp mới, rất có thể sau này họ lại trở thành những người bạn tốt của bạn.

2. Chủ động hoà giải vấn đề

Nếu đồng nghiệp đắc tội với bạn hay ngược lại, nhưng không ai chịu “nhận lỗi” với ai thì mối quan hệ đó sẽ ngày càng căng thẳng và cả hai đều cảm thấy không thoải mái. Nếu cần thiết, bạn nên chủ động là người hoá giải vấn đề.

  • Làm được như vậy, rất có thể bạn và người đồng nghiệp kia sẽ hiểu nhau hơn và dễ dàng trở thành những đồng nghiệp tốt. Còn nếu bạn chủ động rồi mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề thì đồng nghiệp đó cũng hiểu được “thành tâm” của bạn, ít nhất bạn cũng bớt được một “địch thủ tiềm tàng”.

Rất ít người làm được điều này vì họ cho rằng như thế là… mất mặt. Nếu gạt bỏ được nỗi sợ “mất mặt” đó để chủ động “làm lành” với đối phương thì không những bạn nhận được sự tôn trọng của họ mà còn có ích cho công việc của bạn. Nếu tâm trạng không thoải mái thì bạn khó làm tốt công việc được.

3. Không phải đối thủ thì là đồng nghiệp¨

viec ngan hang

C14CMột số người thực hiện nguyên tắc sau: “Không phải là đồng nghiệp thì là đối thủ”. Nếu như vậy, số lượng “đối thủ” sẽ tăng lên và “đồng nghiệp” sẽ ít đi, và hệ quả kéo theo là sự cô độc.

  • Song, nếu bạn thực hiện theo nguyên tắc ngược lại: “Không phải là đối thủ thì là đồng nghiệp” thì đương nhiên kết quả cũng sẽ ngược lại: có nhiều đồng nghiệp và ít đối thủ hơn. ¨C15C¨C16C¨C31C¨C17CTính kiêu ngạo là một trong những trở ngại lớn nhất khi bạn muốn kết thân với đồng nghiệp.

Đây cũng là nguyên nhân làm cho tình cảm giữa bạn và đồng nghiệp có khoảng cách. Đừng tưởng mình là thạc sĩ , tiến sĩ hay chức vụ mình cao mà xem thường và coi khinh những nhân viên lao động chân tay như tạp vụ hay bảo vệ.

Nếu như bạn có thái độ như vậy với cấp dưới của mình thì không ai muốn kết thân với bạn cả, vì họ đều cho rằng bạn là người quá kiểu cách và kiêu căng. Và như vậy nếu sau này bạn gặp khó khăn, ít người sẵn lòng giúp đỡ bạn. ¨C18C¨C19CNếu muốn có được những đồng nghiệp tốt thì trước hết bạn phải là một đồng nghiệp tốt của họ.

  • Đừng đòi hỏi họ phải đối xử với bạn như thế nào mà bạn phải xem lại thái độ của mình với đồng nghiệp. Chúc bạn sẽ luôn có những đồng nghiệp tốt!

Kỹ năng nghề nghiệp:

Bạn tự hỏi rằng làm thế nào để có được mối quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp? Một cách cư xử quan tâm sẽ cho thấy bạn muốn có một tình bạn tốt với mọi người và đang cố gắng để tạo được mối quan hệ này.

  • Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. Thường thì chúng ta rất khó bộc lộ những suy nghĩ và cảm xúc của mình, thậm chí có khi còn làm cho mối quan hệ trong công việc diễn tiến theo chiều hướng xấu. Bạn có thể làm một số cách sau để có được mối quan hệ tốt với những đồng nghiệp của mình:

– Khuyến khích người khác bày tỏ ý kiến của họ. Giao tiếp thoải mái và lành mạnh là bước đầu tiến đến một mối quan hệ tốt.

Những Cách để Bạn Yêu Công Việc Hơn
Những Cách để Bạn Yêu Công Việc Hơn

– Biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của mọi người.

– Khen ngợi và giúp đỡ nhau một cách chân thành. Nếu bạn biết cách làm nổi bật điểm mạnh của bạn lẫn người khác, họ sẽ cảm thấy bạn là một người bạn đặc biệt và luôn luôn mong muốn kết bạn với bạn.

– Tránh việc đánh đố người khác.

– Đừng lặp lại những sai lầm. Hãy rút ra kinh nghiệm cho bản thân mỗi khi mắc lỗi. Bởi vì không có thời gian cho bạn nắm bắt được những cơ hội. Cần quan sát cử chỉ của người đối diện. Biết được ý nghĩa của những hành động này sẽ giúp bạn hiểu họ hơn.

– Thường xuyên cập nhật tin tức. Đọc và học hỏi thật nhiều.

– Ai cũng có những điểm yếu. Mỗi khi tranh cãi về một vấn đề nào đó mà bạn cứ tỏ vẻ “chuyện bé xé ra to”, mối quan hệ của bạn sẽ dễ dàng xấu đi.

– Hãy cùng mọi người làm điều gì đó thú vị, hào hứng, chẳng hạn như cùng đi ăn uống… Điều này sẽ mang lại sự vui tươi, giúp cho mối quan hệ của bạn và mọi người càng thân mật hơn.

– Phái nữ thường lãng mạn và thích nhận được những bó hoa xinh xinh hay những điều bất ngờ.

– Nên làm cho đồng nghiệp nam nhận thấy rằng nam giới đóng một vai trò quan trọng đối với nữ giới, bằng cách tham khảo, hỏi thăm ý kiến của họ về một vấn đề gì đó.

– Quan tâm đến sở thích và sẻ chia với người khác về những điều trong cuộc sống và hãy là một người biết rộng lượng.

– Ghen tị, ích kỉ, nhỏ mọn sẽ làm cho mối quan hệ của bạn không tốt đẹp.

Mối quan hệ đồng nghiệp là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả và bền vững. Việc xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp không chỉ giúp nâng cao hiệu suất công việc mà còn tạo sự gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình làm việc.

  • Để duy trì mối quan hệ đồng nghiệp lâu dài, cần có sự kết hợp giữa thái độ, kỹ năng giao tiếp và tinh thần hợp tác.

Tôn trọng và lắng nghe là nền tảng quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ bền vững với đồng nghiệp. Khi giao tiếp, thể hiện sự lắng nghe bằng cách chú ý đến lời nói của người khác, không ngắt lời và thể hiện sự đồng cảm.

Tránh phán xét hoặc đưa ra ý kiến mang tính cá nhân một cách vội vàng để duy trì sự tôn trọng và thiện chí trong mọi cuộc trò chuyện. Sự chân thành trong giao tiếp giúp xây dựng lòng tin và tạo cảm giác an toàn trong môi trường làm việc.

  • Hợp tác và hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc là yếu tố giúp duy trì mối quan hệ lâu dài. Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và giúp đỡ khi cần thiết sẽ tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người có thể cùng nhau phát triển.

Khi xảy ra bất đồng quan điểm, thay vì tranh cãi hoặc đối đầu, nên tìm cách giải quyết một cách xây dựng, tôn trọng ý kiến của nhau và hướng đến giải pháp chung.

Những Cách để Bạn Yêu Công Việc Hơn
Những Cách để Bạn Yêu Công Việc Hơn

Duy trì sự chuyên nghiệp trong công việc giúp tạo dựng niềm tin và sự tôn trọng từ đồng nghiệp. Hoàn thành công việc đúng thời hạn, giữ lời hứa và đảm bảo chất lượng công việc giúp xây dựng hình ảnh cá nhân đáng tin cậy.

  • Tránh tham gia vào những cuộc trò chuyện tiêu cực hoặc đồn đoán không cần thiết để giữ môi trường làm việc lành mạnh.

Tạo sự kết nối ngoài công việc cũng là cách giúp mối quan hệ đồng nghiệp trở nên thân thiết hơn. Tham gia vào các hoạt động chung như teambuilding, sinh hoạt ngoại khóa hoặc đơn giản là dành thời gian trò chuyện, chia sẻ về sở thích và cuộc sống cá nhân giúp tạo sự gắn kết tự nhiên.

Sự quan tâm chân thành đến đồng nghiệp sẽ giúp củng cố mối quan hệ, tạo ra một không gian làm việc vui vẻ và thoải mái.

  • Kiên trì và thấu hiểu là yếu tố giúp duy trì mối quan hệ đồng nghiệp lâu dài. Mỗi người đều có tính cách và cách làm việc khác nhau, việc điều chỉnh bản thân để thích nghi và thấu hiểu người khác giúp giảm bớt căng thẳng và xung đột.

Khi có vấn đề xảy ra, thái độ bình tĩnh, tìm kiếm giải pháp thay vì đổ lỗi sẽ giúp duy trì sự hài hòa và phát triển bền vững trong môi trường làm việc. Một mối quan hệ đồng nghiệp tốt không chỉ giúp công việc hiệu quả hơn mà còn mang lại động lực, niềm vui và cảm giác gắn bó với tổ chức.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận